Giai đoạn từ 1981 đến năm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 25 - 28)

2. Giai đoạn 1981 đến năm 1993 thời kỳ đổi mới bước cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp

2.1.Giai đoạn từ 1981 đến năm

Đứng trước những thử thách khắc nghiệt của đời sống, Đảng ta đã đề ra một số giải pháp nhằm điều chỉnh chủ trương như: thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần, nới lỏng cơ chế quản lý tập trung trong các Hợp tác xã nông nghiệp, cho phép các hộ xã viên được mượn đất của Hợp tác xã để sản xuất ổn định mức nghĩa vụ giao nộp lương thực, sửa mức thuế, ổn định giá mua nông sản, bãi bỏ chế độ phân phối lương thực theo định mức, thừa nhận sự tồn tại của kinh tế gia đình xã viên như là một bộ phận hợp thành của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Tư tương cởi mở này đã tạo điều kiện

thuận lợi để cơ chế khoán hộ ngày càng mở rộng. Cơ chế khoán cho phép các hộ xãc viên được bỏ vốn, sức lao động đầu tư thâm canh trên ruộng đất tập thể và được phần vượt mức khoán mà Hợp tác xã quy định. Từ chế độ quản lý tập trung, phân phối thống nhất theo kiểu bình quân đến chỗ cho phép xã viên đầu tư sản xuất và được quyền hưởng trọn phần vượt khoán là một bước chuyển theo yêu cầu thực tế và sát hợp với đặc điểm và vai trò của Hợp tác xã trong nông nghiệp và mối quan hệ giữa kinh tế hộ gia đình và kinh tế hợp tác. Tư duy mới này đã thay đổi và phát triển hơn so với giai đoạn trước khi không hoà tan kinh tế gia đình trong kinh tế Hợp tác xã.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình thực tiễn ngày 13 tháng 1 năm 1981 chỉ thị 100 CT/TW của ban bí thư trung ương ra đời chính thức thừa quyết định chủ trương thực hiện chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động. Chỉ thị này nêu rõ mục đích của việc thực hiện cơ chế khoán mới trong các hợp tác xã nông nghiệp là nhằm đảm bảo phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, lôi cuốn được mọi người lao động hăng hái tham gia sản xuất, kích thích tăng năng suất lao động, sử dụng tốt đất đai, tư liệu sản xuất hiện có, áp dụng tiến bộ Kỹ thuật, tiết kiệm chi phí sản xuất, củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nông thôn nâng cao thu nhập xã viên tăng tích luỹ cho hợp tác xã, tăng khối lượng nông sản cho nhà nước với mục đích như vậy chỉ thị 100 có thể coi là cái mốc khởi đầu cho một quá trình đổi mới từng bước cơ chế quản lý nông nghiệp và cơ chế quản lý hợp tác xã ở nước ta. Sau hơn 4 năm thi hành chỉ thị 100 và hệ thống các chỉ thị tiếp đó của ban bí thư trung ương thì sản xuất nông nghiệp nước

ta có những bước tiến đáng kể. Từ 1981 tới năm 1985 sản lượng lương thực quy thóc tăng 27%, năng suất lúa tăng 23,8% diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng 62,1%, đàn bò tăng 33,2% đàn lợn tăng 22,1% tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp trong giai đoạn này cao hơn hẳn các giai đoạn trước. Tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 6%, thu nhập quốc dân trong nông nghiệp tăng 5,5% sản lượng lương thực tăng 5%, lương thực bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Đây là xu hướng mới lành mạnh không thể có được trong thời kỳ 1980 trở về trước.

Nhưng từ năm 1986 đến năm 1988 thì cơ chế khoán sản phẩm theo tinh thần chỉ thị 100 sau một thời gian phát huy tác dụng đã bộc lỗ rõ những hạn chế. Cơ chế khoán sản phẩm tuy đã tạo ra một động lực mới trong sản xuất nông nghiệp, làm thay đổi bước đầu cơ chế quản lý trong hợp tác xã, song về cơ bản mô hình hợp tác xã vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lý tập trung, phân phối thống nhất theo chế độ công điểm. Hợp tác xã nông nghiệp vẫn bị ràng trói trong tổng thể cơ chế tập trung, quan liêu của Nhà nước, thu nhập của hộ nông dân từ kinh tế tập thể vẫn thấp, mức khoán, Hợp tác xã giao cho xã viên không ổn định, nông dân tiếp tục phải đóng góp thêm nhiều khoản cho Hợp tác xã, lợi ích của người lao động bị vi phạm. Thực trạng này đã làm cho động lực vượt khoán vừa được tạo ra đã dần bị triệt tiêu, tình trạng nông dân nợ sản phẩm tăng lên xã viên trả bớt ruộng khoán, lương thực nhà nước huy động được ngày một giảm Năm 1987 do tác động của thiên tai những mặt yếu kém trong sản xuất nông nghiệp ngày càng bộc lộ rõ sản xuất lương thực giảm gần 1 triệu tấn, dần đến tình trạng nhân dân bị nạn đói

hoành hoành từ tháng 3 năm 1987 đến tháng 3 năm 1988 ảnh hướng đến đời sống hàng triệu người. Thực trạng này đỏi hỏi phải có những chủ trương, biện pháp tháo gỡ kịp thời.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 25 - 28)