Giai đoạn từ năm 1988 tới năm

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 28 - 31)

2. Giai đoạn 1981 đến năm 1993 thời kỳ đổi mới bước cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp

2.2. Giai đoạn từ năm 1988 tới năm

Ngày 5 tháng 4 năm 1988 Bộ chính trị trung ương đảng đã họp để đánh giá tình hình và ra nghị quyết "về đổi mới trong quản lý kinh tế nông nghiệp" đó chính là nghị quyết số 10. Trong nghị quyết này Bộ chính trị đã đưa ra những quan điểm mới: Hợp tã xã là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản: hộ gia đình xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. Theo tư tưởng chi đạo này, cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp đã đổi mới trên 3 nội dung chủ yếu.

Về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có một bước điều chỉnh quan trọng: giao khoán ruộng đất ổn định, dài hạn trong khoảng 10 năm - 15 năm; chuyển nhượng, bán ,hoá giá trâu bò và những tài sản cố định mà hợp tác xã quản lý, sử dụng kém hiệu quả cho hộ xã viên.

Về quan hệ quản lý, khẳng định một bước vai trò tự chủ của hợp tác xã; thực hiện chế độ khoán hộ, hộ được quyền tự chủ đầu tư thâm canh phát triển sản xuất theo kế hoạch, định hướng của hợp tác xã.

Về quan hệ phân phối, xoá bỏ chế độ hạch toán và phân phối theo công điểm; xã viên chỉ có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước và đóng góp xây dựng quỹ của hợp tác xã. Các hoạt động dịch vụ sản xuất giữa hợp tác xã và xã viên đều thông qua quan hệ hàng hoá

tiền tệ. Hộ xã viên được quyền làm chủ về kinh tế; được hưởng trên dưới 40% sản lượng khoán.

Đồng thời với những nội dung đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã, nghị quyết 10 còn nhấn mạnh việc sử dụng và phát huy các thành phần kinh tế trong nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Từ đây Đảng ta đã đi đến hoàn thiện nhận thức về hợp tác xã. Hợp tác xã là đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất.

Kinh tế hợp tác xã có nhiều hình thức từ thấp tới cao. Mọi tổ chức sản xuất, kinh doanh do người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất đều là hợp tác xã.

Từ đây hộ gia đình xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán với hợp tã xã còn chủ động phát triển sản xuất, kinh doanh dưới nhiều hình thức, khuyến khích hộ gia đình xã viên làm giàu đồng thời có chính sách cụ thể giúp đỡ những hộ nghèo túng có thêm điều kiện để vươn lên làm ăn khá.

Hộ gia đình nông thôn từng bước được phục hồi chức năng một đơn vị kinh tế trọng yếu ở nông thôn, người nông dân, xã viên dần dần được phát huy vai trò chủ thể và chủ động trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Những thành tố lỗi thời của mô hình hợp tác xã, tập thể hoá đã từng bước được phủ định, những nhân tố ban đầu chuẩn bị cho một mô hình hợp tác xã mới đã hình thành. Việc giải phóng, phát huy vai trò hộ nông dân đã tạo ra phòng trào nông dân

tận dụng đất đai, phát triển vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, nuôi cá, nuôi tôm... xu thế xây dựng, phát triển kinh tế nông trại với nhiều hình thức, quy mô, cấp độ khác nhau đang xuất hiện.

Từ thực tiễn sản xuất và đời sống đã nảy sinh những nhân tố mới... Ở nhiều nơi, các hộ nông dân tự nguyện góp vốn, góp sức xây dựng các đơn vị kinh tế hợp tác mới rất đa dạng và phong phú như hợp tác cung ứng dịch vụ kỹ thuật, vật tư sản xuất, hợp tác cung ứng vốn, hợp tác chế biến, lưu thông tiêu thụ nông sản.

Trên cơ sở sản xuất phát triển, ở nhiều vùng nông thôn đã bắt đầu xây dựng nông thôn mới với những nội dung thiết thực, phù hợp khả năng, điều kiện từng nơi: góp vốn, góp sức mở mang giao thông nông thôn, kéo điện về làng, lập chợ, mở cửa hàng, về mặt xã hội, nông dân đã tự nguyện tổ chức các hình thức tương trợ hộ nghèo, thành lập các câu lạc bộ sản xuất giỏi để giúp đỡ kinh nghiệm cho các hộ làm ăn kém. Về chính trị thì chính quyền xã được củng cố, ngân sách xã được xây dựng, chính quyền chuyển mạnh sang chức năng quản lý Nhà nước ở thôn xã về hành chính luật pháp, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xã hội, chăm lo giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng.

Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi quan trọng, trong quá trình thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp vẫn còn nảy sinh nhiều vấn đề bức bách về kinh tế - xã hội phải giải quyết.

Vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết triệt để. Thời hạn sử dụng ruộng đất của người nhận khoán. Chính sách ruộng đất, luật

ruộng đất hiện hành chưa phù hợp với lòng dân và yêu cầu của cuộc sống, hiện tượng tranh chấp ruộng đất chưa được khắc phục, trái lại còn lây lan gay gắt ở nhiều vùng.

Có nhiều nơi hợp tác xã chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa hoặc lúng túng, bế tắc, vô phương hoạt động.

Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nông nghiệp chậm được đổi mới, có nhiều điểm không phù hợp, chính sách thuế không hợp lý, quản lý lưu thống phân phối kém hiệu quả, tiêu thụ ách tắc, thị trường rối loạn. Từ đó đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới một cách căn bản hình thức tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của hợp tác xã nông ngiệp.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w