Giai đoạn từ năm 1993 đến nay.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 31 - 33)

Vào năm 1993 luật đất đai được ban hành. Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình. Từ nay hộ gia đình chính thức trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Tự chủ trong việc sử dụng tư liệu sản xuất. Từ đó hợp tác xã phải chủ động chuyển toàn bộ vốn thu hồi được đầu tư vào tổ chức kinh doanh ,vào các khâu, các lĩnh vực có hiệu quả hơn và có khả năng hỗ trợ cho các hộ chuyển sang sản xuất hàng hoá tốt hơn. Ở đây vai trò của kinh tế tập thể không bao trùm lên toàn bộ quá trình tái sản xuất theo kiểu góp ruộng làm chung như trước, mà chỉ hoạt động trên những khâu, những lĩnh vực đòi hỏi phải có sự liên kết hợp tác có hiệu quả. Nói cách khác phạm vi quản lý kinh doanh của hợp tác xã được thu hẹp lại, nhưng vai trò tác động, liên kết để tạo ra sức mạnh chung lên toàn bộ quá

trình sản xuất kinh doanh của các hộ lại mạnh hơn và hiệu quả hơn. Và như vậy kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ không những không mâu thuẫn mà lại trở thành điều kiện không thể thay thế lẫn nhau trong quá trình phát triển của từng chủ thể.

Tới ngày 30/3/1996. Luật hợp tác xã ra đời nhằm định hướng cho công cuộc chuyển đổi hợp tác xã từ kiểu cũ sang kiểu mới một cách có hiệu quả. Theo hướng này hoạt động của các hợp tác xã chuyển đổi chủ yếu là theo hướng làm dịch vụ kinh doanh phục vụ phát triẻen kinh tế xã viên và nông dân trên địa bàn. Những dịch vụ mà hợp tác xã thường đảm nhận là dịch vụ thuỷ nông, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, làm đất, tiêu thụ sản phẩm.

Với dịch vụ thuỷ lợi: các hợp tác xã thành lập các tổ, đội thuỷ nông dẫn nước từ kênh do xí nghiệp thuỷ nông quản lý đến từng thửa ruộng của xã viên. Các hợp tác xã đã xây dựng đơn giá dịch vụ thực hiện khoán chi tiết và giao trách nhiệm đến từng người làm dịch vụ. Nhờ vậy mà giá dịch vụ giảm hơn trước, chất lượng dịch vụ tăng.

Dịch vụ bảo vệ thực vật: phần lớn các hợp tác xã đảm nhiệm khâu dịch vụ này. Hợp tác xã tổ chức ra các đội bảo vệ thực vật kết hợp với trạm bảo vệ thực vật huyện làm nhiệm vụ dự tính, dự báo sâu bệnh. Hướng dẫn khuyến cáo tới các xã viên biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, hạn chế dùng thuốc sâu, các tổ đội này thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh và đề ra các phương án giải quyết có hiệu quả

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp việt nam (2) (Trang 31 - 33)