Nhìn lại các giai đoạn hoạt động, phát triển của hợp tác xã nông nghiệp - ta có thể thấy:
Giai đoạn thứ nhất từ năm 1958 tới năm 1980 là thời kỳ thực hiện mô hình hợp tác xã tập thể hoá về quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp của Nhà nước theo cơ chế cấp phát giao nộp. Đó là thời kỳ áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội trực tiếp dựa trên một nền sản xuất tiểu nông lạc hậu vừa thoát khỏi phương thức sản xuất phong kiến. Trong hai thập kỷ này Đảng ta đã dành nhiều công sức và tâm lực để củng cố, hoàn thiện hợp tác xã. Nhưng do nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ về kinh tế hợp tác xã và kinh tế hộ gia đình. Hộ nông dân nào cũng mong muốn một xã hội tốt đẹp, kinh tế phát triển nhưng do bị hoà tan, phủ nhận vai trò kinh tế hộ làm cho hộ nông dân làm việc không hết sức, hết mình, không tự nguyện, tự giác dẫn tới sản xuất bị ngưng trệ, đình đốn, đời sống của người dân ngày càng sa sút.
Giai đoạn thứ hai từ năm 1981 tới năm 1993 đây là giai đoạn nhận thức lại, tổng kết thực tiễn phát hiện quy luật khách quan và tìm tòi giải pháp. Đây còn là thời kỳ sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến rõ nét. Ở thời kỳ này Đảng ta đã có sự phát triển mới về lý luận, đưa ra những quan điểm chỉ đạo phù hợp với cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong nông thôn.
Giai đoạn thứ ba từ năm 1993 trở lại đây. Đây là thời kỳ phát triển cao của hợp tác xã, các hợp tác xã hoạt động theo luật từ đó
tạo sự tin tưởng đối với hộ nông dân. Thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển. Tuy vậy loại hợp tác xã đổi mới có kết quả mới chiếm khoảng 18,5% tổng số hợp tác xã. Từ đó cần phải có những giải pháp thích hợp để hợp tác xã hoạt động có hiệu quả cao hơn.