Giới thiệu bài(2)

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly lop 4.doc - Tài nguyên - Trung tâm Thông tin - Thư viện điện tử (Trang 55 - 56)

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bản đồ dân cư Việt Nam.

1: Giới thiệu bài(2)

Hoạt động1: Thiên nhiên đẹp với nhiều kiến trúc cổ (7-10)

- GV treo bản đồ hành chính Việt Nam.

- Y/c HS tìm trên bản đồ kí hiệu và tên thành phố Huế?

- Xác định xem thành phố của em đang sống?

- Nhận xét hướng mà các em có thể đi đến Huế?

- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?

- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào thông ra biển Đông?

- Quan sát lược đồ, ảnh và với kiến thức của mình, em hãy kể tên các công trình kiến trúc lâu năm của Huế?

- Vì sao Huế được gọi là cố đô?

- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. - GV chốt: chính các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan và du lịch. - HS quan sát bản đồ và tìm. - Vài em HS nhắc lại. - Hs suy nghĩ trả lời

- Huế nằm ở bên bờ sông Hương.

- Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn (trong đó có núi Ngự Bình) và có cửa biển Thuận An thông ra biển Đông.

- Các công trình kiến trúc lâu năm là: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén…

- Huế là cố đô vì được các vua nhà Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ, được xây từ lâu)

- Vài HS dựa vào lược đồ đọc tên các công trình kiến trúc lâu năm.

- HS quan sát ảnh và bổ sung vào danh sách nêu trên.

Hoạt động 2: Huế - TP du lịch(10-12P)

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 2.

- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua thành phố, các khu vườn xum xuê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; thêm

- HS trả lời câu hỏi ở mục 2, cần nêu được:

+ Tên các địa điểm du lịch dọc theo sông Hương: lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Ngọ Môn (thăm Thành Nội), cầu Tràng Tiền, chợ Đông Ba…

nét đặc sắc về văn hoá: ca múa cung đình (điệu hò dân gian được cải biên phục vụ cho vua chúa trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật thể); làng nghề (nghề đúc đồng, nghề thêu, nghề kim hoàn); văn hoá ẩm thực (bánh, thức ăn chay).

+ GV nêu bài học.

Một phần của tài liệu Giao an Dia ly lop 4.doc - Tài nguyên - Trung tâm Thông tin - Thư viện điện tử (Trang 55 - 56)