Nên thành lập Ủy Ban quốc gia CPH DNNNN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương được thành lập theo Quyết định số 111/1998/QĐ –TTg ngày 29/06/1998 của Thủ tướng Chính phủ .Từ cơ cấu, đến nhiệm vụ , quyền hạn chủ yếu của của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp được qui định tại điều 2 của Quyết định này bao gồm “ nghiên cứu”,” Phối hợp “ , “ Theo dõi, sơ kết, tổng kết, và báo cáo “ … Thì Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương và các cấp dưới nó thiên về giấy tờ hơn là thực hiện, tính chuyên trách và quyền hạn còn thấp, chưa tương xứng với một chủ trương lớn và nhiều khó khăn như CPH. Chúng ta điều biết thủ tục để cổ phần hoá một doanh nghiệp hiện nay cũng rất nhiêu khê, từ khâu lựa chọn DN đưa vào CPH, đến khâu lập đề án, thẩm định giá trị tài sản …liên quan đến quá nhiều cơ quan chức năng, ngành, Bộ … có những vấn đề phát sinh không ai giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời.

Sao chúng ta không tập trung tất cả những công việc trên cho một cơ quan duy nhất , vừa có thẩm quyền vừa có trách nhiệm thực hiện . Điều này cũng phù hợp với chủ trương cải cách hành chánh , “ một cửa một dấu “ hiện nay. Kinh nghiệm trên thế giới, để chỉ đạo trực tiếp và có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến cổ phần hoá ở các nước Đông Âu đều thành lập cơ quan mới, chuyên trách, có quyền lực rộng lớn, có thể quyết định mọi vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cơ quan này có tên gọi khác nhau như Bộ cải cách sở hữu ( Balan ), Ủy Ban tư nhân hoá ( ở Hungary ) , Hội đồng thác quản ( ở Đông Đức ) ….

Vì vậy , có người đề nghị nên thành lập Uûy ban Quốc gia CPH DNNN sẽ do một Phó Thủ tướng làm Chủ tịch ủy ban, một thứ trưởng Bộ Tài chính làm phó ban thường trực, các Bộ ngành có liên quan cử người làm ủy viên , gần giống như thành phần của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương cũng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng chính phủ . Ủy ban Quốc gia CPH DNNN cũng

-

25 - 25 -

phân cấp , cũng có các bộ phận giúp việc, đặc biệt là có quyền hạn giải quyết mọi vấn đề liên quan đến CPH , chỉ tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan khi cần thiết. Có như thế thì tiến độ CPH và những vấn đề phát sinh trong quá trình này mới được giải quyết nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)