Tính giá trị sử dụng đất

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)

8. Một số kiến nghị khác nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN tại TPHCM liên quan đến nội dung Nghị định

8.2Tính giá trị sử dụng đất

Hiện nay các DNNN đang nắm giữ trong tay một số lượng lớn đất đai, mặt bằng do được Nhà nước giao, hoặc cấp, không phải mua cũng chẳng phải thuê . Thậm chí có doanh nghiệp không sản xuất kinh doanh gì cả chỉ lấy mặt bằng cho thuê cũng đủ sống qua ngày . Đây là một đặc quyền và cũng là một bất hợp lý đang tồn tại ở các DNNN .

-

35 - 35 -

Theo pháp luật hiện hành ở nước ta , đất đai thuộc sở hữu toàn dân, không được mua bán, nhưng được chuyển nhượng quyền sử dụng đất và cho thuê . Thông qua việc chuyển nhượng , cho thuê trên thị trường đất vẫn có giá trị để mua bán, và Nhà nước cũng có bảng giá chuẩn cho từng khu đất cụ thể. Hiện nay, các doanh nghiệp muốn được nhà nước cấp quyền sử dụng đất phải đóng thuế sử dụng đất thường bằng 100% khung giá Nhà nước quy định coi như tiền “ mua đất “.

Đối với doanh nghiệp, đất đai là một tài sản đặc biệt, có giá trị rất lớn, thường ở các nước kinh tế thị trường phát triển giá trị của đất thường chiếm từ 20-30% vốn đầu tư, nhưng trong quá trình sử dụng để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, đất đai xem như không hao mòn.

Như vậy, khi cổ phần hoá DNNN yếu tố đất được tính như thế nào ? Trong nghị định 44 và Thông tư 104 của Bộ Tài chính cũng không thấy đề cập đến . UBND TP có quyết định số 5184/QĐ-UB- KT ngày 9/11/1996 qui định về đơn giá xây dựng để tính giá trị nhà xưởng và vật kiến trúc chứ cũng không nói gì đến đất. Khi khảo sát đơn vị đã CPH Bông Bạch Tuyết, họ nói đất đai cũng không thấy đề cập gì đến khi xác định giá trị doanh nghiệp và cũng không thấy hướng dẫn gì thêm. Như vậy hiện nay các công ty cổ phần từ các DNNN vẫn sử dụng đất như cũ, có nghĩa là không phải mua mà cũng chẳng phải thuê. Trong khi các công ty cổ phần mới thành lập thì phải mua hoặc thuê đất . Đây là một việc cần phải xem xét lại.

Khi CPH DNNN, nếu tính đủ yếu tố đất sẽ kéo giá trị doanh nghiệp lên rất cao, khi đó sẽ khó bán cổ phiếu. Chẳng hạn, XN Cơ Điện Lạnh (REE) nếu tính theo bảng giá đất mới, với diệt tích 40.000 m2 sẽ có giá trị khoảng 35 tỷ , trong khi tổng giá trị doanh nghiệp chỉ xác định là 16 tỷ.

Như vậy , tốt nhất là khi CPH doanh nghiệp nên thuê quyền sử dụng đất của Nhà nước giống như các thành phần kinh tế khác, tiền thuê đất trả hằng năm hạch toán vào chi phí. Sau này, trong các lần đại hội cổ đông sẽ quyết định tiếp tục thuê hay xin nhà nước chuyển nhượng quyền sử dụng đất, vì thực tế việc xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp cũng giống như xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hoá giá nhà, thường thì khung giá Nhà nước qui định thấp hơn giá thị trường, nên công ty vẫn có lợi khi xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, coi như khoản đầu tư bất động sản, vì sau này công ty có thể chuyển nhượng lại, liên doanh hoặc cho thuê lại theo luật định. Nếu đại hội cổ đông quyết định xin chuyển quyền sử dụng đất, thì có thể tiến hành thủ tục xin phát hành trái phiếu , cổ phiếu để huy động thêm vốn.

8.3 Tạo điều kiện cho người lao động tại doanh nghiệp mua cổ phần

-

36 - 36 -

Chế độ ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được qui định tại điều 14 Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Theo tôi còn có những khả năng khác để người lao động có thể mua thêm cổ phần tại doanh nghiệp của mình như sau :

8.3.1. Giải quyết trợ cấp thôi việc cho người lao động khi doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần và người lao động dùng tiền này để mua cổ phần.

Ở các DNNN có liên doanh với công ty nước ngoài như công ty P/S, khi người lao động chuyển sang làm việc cho liên doanh, thì mọi chế độ đối với công ty cũ đều được giải quyết dứt điểm, trong đó có cả trợ cấp thôi việc, để khi sang làm việc cho công ty liên doanh cũng giống như đi làm việc cho một công ty mới. Ơû đây khi chuyển sang công ty cổ phần, thì trợ cấp thôi việc theo tôi cũng nên tính như vậy.

Thông tư số 11/1998/TT-TBLĐXH qui định : thời gian làm việc tại công ty cổ phần thì do công ty cổ phần chi trả. Điều này không có gì thắc mắc. Nhưng khoản b, điều 2 thuộc mục II của thông tư này qui định “ Đối với thời gian mà người lao động đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc thì thời gian đó được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo qui định hiện hành. Nguồn chi trả, thủ tục thanh , quyết toán khoản trợ cấp thôi việc này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính “. Nhưng mãi đến nay, vấn đề này vẫn chưa được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể . Cho nên những người nào thôi việc trước khi CPH, thì doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc bình thường, nhưng sau khi CPH mà nghỉ việc ,thì không biết lấy tiền đâu mà trả trợ cấp thôi việc , đành phải chờ Bộ Tài chính hướng dẫn vậy !

Khi nêu ý kiến là nên trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chuyển sang công ty cổ phần bằng tiền bán doanh nghiệp, nhiều người cho rằng làm như vậy Nhà nước phải chi ra một số tiền quá lớn, Nhà nước không kham nổi. Luật Lao động đã qui định phải trả trợ cấp thôi việc, không trả trước cũng phải trả sau.Cho nên, nhân cơ hội CPH này, nhà nước nên lấy tiền bán doanh nghiệp mà chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động. Làm như vậy, ta vừa giải quyết chính sách đối với người lao động đúng theo luật định, mặt khác tạo điều kiện cho họ có tiền mua cổ phần của doanh nghiệp , đúng như mục tiêu CPH DNNN trong Nghị định 44 đề ra.

8.3.2. Cho người lao động không thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi cho người lao động nghèo, dùng cổ phần của mình mua lần đầu thế chấp với lãi suất thấp trong 5 năm để được vay 100 % để mua cổ phần lần hai với điều kiện tổng số cổ phần mua 2 lần không vượt quá số cổ phần ưu đãi mà họ được mua .

-

37 - 37 -

Người lao động nghèo trong doanh nghiệp được mua cổ phần theo giá ưu đãi được trả dần trong 10 năm không chiụ lãi suất. Còn đối với người lao động không được xét là nghèo nhưng thực tế họ cũng chẳng khá giả gì, thì làm sao họ có thể mua hết số cổ phần ưu đãi của mình? Thì nay nên chăng là cho họ dùng số cổ phần ưu đãi mà họ có khả năng mua lần đầu, đem thế chấp với lãi suất thấp trong 5 năm để được vay 100 % giá trị số cổ phần mua lần đầu, và dùng để mua cổ phần lần hai, sao cho tổng số cổ phần 2 lần mua không được vượt quá số cổ phần ưu đãi mà họ được mua.

Cách làm tương tự như thế này đã được thực hiện tại công ty Cơ Điện Lạnh . Khi đó người lao động có thể sở hữu gấp đôi số cổ phiếu mà họ có khả năng mua được.

8.3.3. Dùng Quỹ hổ trợ sắp xếp và CPH DNNN để hổ trợ cho người lao động mua cổ phần theo giá ưu đãi.

Việc thành lập Quỹ hổ trợ sắp xếp và CPH DNNN đã được đề cập khá lâu ngay từ khi có Nghị định 44 nhưng mãi đến ngày 30/08/1999, Thủ tướng chính phủ mới ra quyết định số 177/1999/QĐ – TTg quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ này với mục tiêu sử dụng là hổ trợ cho người lao động trong đào tạo và đào tạo lại, trợ cấp cho người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng, ưu tiên củng cố đầu tư cho các DNNN đã CPH theo phương án được duyệt.

Có nhiều đề nghị Quỹ hổ trợ này cũng nên dùng để hổ trợ tích cực cho người lao động trong những DN CPH muốn mua cổ phần nhưng không có tiền mua, cũng như hổ trợ lãi suất để cho họ vay mua cổ phần ưu đãi như đã nêu trên. Mặt khác, Quỹ hỗ trợ cũng nên được sử dụng để mua sỉ cổ phần ở những doanh nghiệp gặp khó khăn khi bán cổ phần không đủ số lượng cần thiết để tiến hành đại hội cổ đông.

8.3.4. Dùng 20% cổ tức của phần vốn Nhà nước tại công ty cổ phần (nếu có) để hổ trợ quỹ phúc lợi cho người lao động tại công ty cổ phần.

Đề nghị này được một số đại biểu đưa ra trong kỳ họp lần thứ 6 , khoá X của Quốc hội, các đại biểu này cho rằng khi so sánh ở các DNNN trước và sau khi tiến hành CPH, người lao động cảm thấy bị thiệt thòi hơn khi một số chính sách chế độ trước đây không còn nữa, nếu còn thì cũng phải do Đại hội cổ đông quyết định chứ không được Luật hoá. Điều này cũng làm nảy sinh tâm lý ngán ngại CPH doanh nghiệp của mình.

-

38 - 38 -

83.5 Có chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia hổ trợ cho CB.CNV vay mua cổ phần

Một số Ngân hàng thương mại tại TPHCM như Chi nhánh Gò Vấp Ngân hàng Sài gòn Thương tín, cũng đã tham gia bằng cách cho CBCNV các đơn vị trong diện CPH vay tính dụng để mua cổ phần , ở mức tối đa 10 triệu đồng trả dần trong 12 tháng đến 36 tháng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8.3.6 Dùng Quỹ Xoá đói giảm nghèo điạ phương cho vay mua cổ phần

Một mô hình mới xuất hiện ở các doanh nghiệp sử dụng lao động không đòi hỏi tay nghề cao, là Quỹ Xoá đói giảm nghèo điạ phương cho vay mua cổ phần, còn doanh nghiệp cổ phần hoá vừa có thêm cổ đông , vừa nhận thêm lao động giải quyết công ăn việc làm cho điạ phương. Quỹ Xoá đói giảm nghèo Quận Phú Nhận dự kiến cho vay 1 tỷ đồng cho 200 lao động diện đói nghèo của Quận để mua cổ phần của Công ty cổ phần May 30/4 , mỗi người 5 triệu trả dần trong 5 năm, mỗi năm 1 triệu . Công ty sẽ nhận đào tạo những người này trở thành thợ may.Theo mức cổ tức ( khoảng 12% ) và tiền thưởng cuối năm hiện nay của Công ty May 30/4, thì những người này có khả năng trả vốn vay mà không ảnh hưởng đến lương hàng tháng.

8.3.7 Dùng các quỹ dự trữ của doanh nghiệp để chia mua cổ phần

Trong doanh nghiệp hiện nay ngoài hai quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, thì những quỹ tiền mặt sau đây có thể vận dụng chia cho người lao động trong doanh nghiệp để mua cổ phần :

- Quỹ dự trữ tài chính

- Quỹ lương thừa : ở các doanh nghiệp làm ăn phát đạt hiện nay, thì quỹ lương được duyệt hàng năm không trả hết cho CB.CNV , mà để lại một phần xem như quỹ lương dự trữ. Quỹ này đôi khi rất lớn, và là nguồn tài trợ chủ yếu cho người lao động trong các DNNN đã cổ phần hoá trong thời gian vừa qua.

- Quỹ công đoàn : Công đoàn có thể có nhiều quỹ , tuỳ tình hình cụ thể mà có thể vận dụng chia cho người lao động mua cổ phần như kinh phí được trích sử dụng không hết, quỹ đời sống …

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 41)