Củng cố và hoàn thiện hoạt động của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp các cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)

Nếu như đề nghị thành lập Uûy ban CPH DNNN các cấp như trên là chưa hoặc không khả thi, thì việc củng cố và hoàn thiện hoạt động Ban Đổi mới quản lý hoạt động doanh nghiệp các cấp hiện nay là cần thiết.

Ban đổi mới quản lý DN của TP HCM gồm 2 tiểu ban :

- Tiểu ban sắp xếp doanh nghiệp - Tiểu ban cổ phần hoá chuyên trách.

Tổng cộng chỉ có khoảng 10 thành viên, trong đó có hai thành viên kiêm nhiệm.

Thiết nghĩ với một trọng trách như vậy , đồng thời tại một thành phố trọng điểm và phức tạp như TP HCM thì việc đầu tư cho công tác CPH của thành phố là chưa đúng mức. Có nên là tuyển chọn thêm các thành viên cho tiểu ban CPH những chuyên viên am hiểu tình hình DNNN tại TP HCM, am hiểu các thủ tục tiến hành CPH , và được phân công phụ trách một số doanh nghiệp cụ thể, theo dỏi, hướng dẫn từ khâu đầu đến khâu cuối như hướng dẫn lập biên bản kiểm kê tài sản, tự thẩm định nội bộ trước, xây dựng đề án điều lệ, rồi theo dõi suốt quá trình xét duyệt, tháo gỡ hoặc đề xuất cho các cơ quan chức năng giải quyết …. Cách phân công này xem ra sẽ hiệu quả hơn cách phân công theo công việc như hiện nay.

Đối với Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp các cấp trung gian như Sở, Tổng công ty thuộc thành phố , thường thì thành viên của các Ban này là kiêm nhiệm do một Phó Giám đốc Sở hoặc Phó Tổng GĐ phụ trách . Việc kiêm nhiệm này xuất phát từ việc xem đây là công việc có tính giai đoạn, không thường xuyên nên không cần thiết phải có chuyên trách, một phần do không có biên chế, không có kinh phí. Theo tôi đây là cấp có tầm vô cùng quan trọng quyết định tiến độ CPH. Thật vậy, Thành phố đâu có quản lý trực tiếp các doanh nghiệp, đâu có nắm sát tình hình SXKD, tài chính, nhân sự …và các vấn đề liên quan đến CPH bằng các đơn vị chủ quản trực tiếp này. Nhưng chính cấp này mới là cấp làm trì hoãn tiến độ CPH nhất. Giám đốc DNNN sau khi cổ phần hoá còn có thể làm Chủ tịch Hội đồng quản trị hay Giám đốc công ty cổ phần, chứ sau khi cổ phần hoá hết các đơn vị trực thuộc thì các vị thuộc cấp này,họ

-

26 - 26 -

còn quản lý ai ? ngay cả các thành viên trong tiểu ban CPH cũng chưa biết sẽ đi đâu ? Theo luật định các DNNN khi chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo Luật Công ty ( nay là Luật Doanh nghiệp ), như vậy không có cấp chủ quản. Nhưng trên thực tế, Công ty Bông Bạch Tuyết khi chuyển sang công ty cổ phần , trên tiêu đề của các văn bản vẫn còn ghi “ Sở Công Nghiệp TP “ như là một cấp chủ quản vì lý do … “ tế nhị “. Như vậy trong chừng mực nào đó, các cấp chủ quản vẫn chưa muốn từ bỏ vai trò của mình đối với các đơn vị trực thuộc. Điều đó cũng có nghĩa là họ chưa muốn các doanh nghiệp trực thuộc CPH.

Thiết nghĩ Thành phố nên cơ cấu một cán bộ chuyên trách của Thành phố là thành viên của tiểu ban CPH các Sở , Tổng Công ty. Giao chỉ tiêu số doanh nghiệp phải CPH trong một thời gian cụ thể như là một chỉ tiêu pháp lệnh đối với các Giám đốc Sở, Tổng giám đốc công ty. Có như thế , may ra các tiểu ban CPH mới hoạt động tích cực được.

Cuối cùng là hoàn thiện hoạt động Ban ĐM QL DN tại doanh nghiệp. Ban này được thành lập khi doanh nghiệp được chọn vào danh sách CPH và sẽ giải thể khi doanh nghiệp được chuyển thể thành công ty cổ phần và tiến hành xong đại hội cổ đông. Theo quy định hiện nay, Trưởng Ban ĐMQLDN của đơn vị là Giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng là phó ban, các thành viên do giám đốc chọn. Mô hình này trên thực tế cũng gặp phải những trở ngại mà tập trung do các nguyên nhân sau :

- Hoặc là các Giám đốc bận bịu với công việc sản xuất kinh doanh nên khó theo sâu sát và chỉ đạo thường xuyên công tác CPH tại doanh nghiệp.

- Hoặc là có Giám đốc chưa muốn CPH đơn vị mình với nhiều lý do, trong đó không loại trừ những Giám đốc thiếu năng lực , sợ sẽ mất quyền lợi và quyền hành khi đơn vị tiến hành CPH.

Nên chăng có những biện pháp tương tự như đối với Ban ĐMQLDN cấp Sở, Tổng Công ty :

- Ban ĐM QL DN cấp thành phố, hoặc cấp Sở, Tổng Công ty cử một cán bộ chuyên trách là thành viên của của Ban ĐMQLDN tại doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cử một ủy viên thường trực chịu trách nhiệm liên lạc và làm việc thường xuyên với Ban ĐMQLDN các cấp và các cơ quan khác.

- Qui định tiến độ và có biện pháp mạnh hơn , kể cả việc cách chức các Giám đốc cố tình trì hoãn CPH doanh nghiệp của mình.

Một vấn đề nữa cần nêu ở đây là nên có một chế độ tiền lương và tiền thưởng thích đáng đối với các thành viên trong Ban ĐMQLDN các cấp, gắn liền với số lượng và qui mô của các doanh nghiệp

-

27 - 27 -

CPH mà họ phụ trách, cũng như có một chính sách rõ ràng đối với họ sau khi họ hoàn thành trách nhiệm của mình, tức là giải thể Ban ĐM QL DN.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 30)