Qui định tiến độ cổ phần hoá từng doanh nghiệp cụ thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)

Hầu hết các hội nghị tổng kết về CPH đều đánh giá là “ không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không muốn làm “ . Thật vậy, từ khi có nghị định 44 và các thông tư hướng dẫn, cũng như sự làm việc có trách nhiệm của các cơ quan chức năng, thì tất cả những khó khăn, vướng mắc trong công tác CPH hiện nay hầu như được thoá gỡ và có cách giải quyết . Vấn đề còn lại là công tác chỉ đạo thực hiện. Trước hết cần quán triệt tư tưởng trong công tác chỉ đạo CPH là bắt buộc , chứ không phải để các doanh nghiệp tự nguyện nữa.

Trước đây thành phố đã có những gợi ý về tiến độ thực hiện cho từng doanh nghiệp, nhưng chưa có tác dụng. Nay theo công văn số 3444/CV-UB-KT ngày 20/08/99, UBND TP quy định rõ là giao trách nhiệm cho Giám đốc DNNN được chọn CPH phải thực hiện nhanh chóng việc xây dựng đề án CPH, và trong thời hạn 120 kể từ khi có quyết định thành lập Ban ĐM QL DN tại doanh nghiệp, Ban này phải hoàn tất hồ sơ trình Ban ĐM QL DN TP để thông qua và thực hiện việc bán cổ phần. Công văn này một lần nữa thể hiện sự quyết tâm của UBND TP trong việc đẩy mạnh tiến độ CPH. Nhưng nhìn những gì diễn ra trong thời gian qua, ta dễ dàng có nhận xét công văn này vẫn chưa đủ mạnh. Theo tôi vấn đề ở đây là cách chọn doanh nghiệp đưa vào danh sách CPH. Với tình hình hiện tại , CPH đối với các Giám đốc doanh nghiệp phần lớn là “ bị CPH” chứ không phải “ được CPH “, cho nên nếu thành phố không có những tiêu chuẩn, qui định cụ thể rõ ràng và có tính đồng loạt thì các Giám đốc DNNN chạy tìm ô dù để né tránh bị CPH là điều dễ xãy ra.

Nên chăng chúng ta có thể áp dụng các biện pháp mạnh như sau:

+ Đối với các DNNN loại III trong danh mục các loại DNNN ban hành kèn theo nghị định 44, tức là các DNNN mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, hay không tham gia cổ phần.

Đối với loại DNNN này, chúng ta nên tiến hành CPH hàng loạt với các thủ tục đơn giản hơn. Bởi vì chúng ta đã xác định đây là loại doanh nghiệp không giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân . Theo công văn 3444 của UBND TP, đối với các DNNN được chọn vào danh sách CPH, qui định thời hạn 120 cho Giám đốc phải xây dựng xong đề án CPH doanh nghiệp mình. Theo tôi nên qui định rõ như là một sắc lệnh buộc các Giám đốc trên phải xây dựng xong đề án CPH của doanh nghiệp mình

-

28 - 28 -

trong vòng 180 ngày, nếu không hoàn thành thì bị cách chức như nội dung lời phát biểu của Phó Chủ tịch UBND TP, kiêm Giám đốc Sở Công nghiệp Trần Ngọc Côn trên báo Tuổi Trẻ trước đây.

+ Đối với loại II, tức là loại doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt khi tiến hành CPH.

Đối với loại doanh nghiệp này, tất nhiên khi CPH ta phải tiến hành một cách thận trọng hơn, phải qui định việc chọn lựa doanh nghiệp đưa vào danh sách CPH, tuỳ theo từng doanh nghiệp cụ thể mà qui định tiến độ . Khẳng định rõ và thực hiện kiên quyết là nếu Giám đốc nào thực hiện đúng tiến độ thì giữ lại làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, nếu không thực hiện đúng tiến độ thì không cho làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, thậm chí không cho làm Tổng giám đốc .

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước của thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 31)