Thay đổi chiến lược thâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ THAY đổi tại CÔNG TY cổ PHẦN HÙNG VƯƠNG (Trang 26 - 29)

5. Bố cục tiểu luận

3.2.3.1 Thay đổi chiến lược thâm nhập thị trường

Để thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường, Công ty CP Hùng Vương cần phải quan tâm và thực hiện các giải pháp sau:

 Hoàn thiện và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm tại các thị trường chính

- Hiện nay, thị trường chính của công ty CP Hùng Vương là Mỹ, Mexico và EU…là một trong những thị trường quan trọng của công ty. Những năm vừa qua, thì hoạt động xuất khẩu vào các thị trường này rất tốt và có xu hướng ngày càng tăng. Trong tương lai, công ty cần hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm từ khâu sản xuất, kho lạnh đến khâu xuất khẩu và phân phối đến các thị trường để khách hàng được biết đến thương hiệu của công ty nhiều hơn. Việc thành lập các chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Thị trường Mexico, Mỹ và EU còn có những lợi thế như: việc thanh toán đơn giản, đơn đặt hàng ổn định, không yêu cầu cao về các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và có các đối tác nhập khẩu lớn uy tín như Grupo SA hay Walmart, Superama... Với những lý do đó, có thể xác định đây chính là những thị trường trọng điểm của công ty CP Hùng Vương trong tương lai trong mục tiêu nhắm tới việc từng bước thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới.

 Xây dựng phát triển nhiều hình thức thanh toán, đặc biệt là hình thức L/C: Phương thức thanh toán cũng là một yếu tố quan trọng giúp mở rộng thị

trường, vì mỗi khách hàng chỉ phù hợp với một phương án thanh toán nào đó. Vì vậy, công ty cần phải xây dựng nhiều hình thức thanh toán để khách hàng lựa chọn. Công ty cần chú trọng đến hình thức thanh toán có sự tham gia của ngân hàng. Hiện nay, các hình thức thanh toán chủ yếu của công ty là: D/A, TT, D/P, còn việc thanh toán qua tín dụng chứng từ L/C còn hạn chế. Do đó, Công ty cần liên hệ với các ngân hàng để đặt vấn đề và thống nhất các thủ mục mua bán thông qua hình thức tín dụng chứng từ nhiều hơn để đẩy nhanh quá trình thanh toán có sự bảo lãnh của ngân hàng.

 Đẩy mạnh công tác chiêu thị tại các thị trường chính

- Đây là việc làm quan trọng nhất trong việc thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường. Việc đẩy mạnh chiến lược thâm nhập thị trường tiến hành bằng hai cách chủ yếu: một là sử dụng các công cụ xúc tiến bán hàng để thuyết phục khách hàng đẩy mạnh giá trị các đơn hàng hoặc tăng số lần đặt hàng của khách hàng quen thuộc qua đó tạo mối liên hệ vững chắc giữa công ty và khách hàng; hai là tìm cách để những khách hàng tiềm năng tại các thị trường mà doanh nghiệp đang có mặt sử dụng sản phẩm của công ty.

- Để thực hiện việc tăng thị phần hay nên tăng quy mô thị trường thì doanh nghiệp phải tiến hành cuộc khảo sát để tìm hiểu xem khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng tại các thị trường hiện nay của công ty cần gì. Do khách hàng của công ty chủ yếu là khách hàng công nghiệp nên cần tìm hiểu một số thông tin về: Công việc kinh doanh chính của khách hàng về:

 Sản phẩm của công ty có làm cho việc kinh doanh của khách hàng tốt hơn không.

 Khách hàng sẽ có lợi như thế nào, những lợi ích mà khách hàng thu được trong tương lai khi sử dụng sản phẩm của công ty. Khi đã có câu trả lời thoả đáng cho các câu hỏi trên, công ty mới xác định các biện pháp marketing cụ thể cần phải làm gì. Nếu không có thay đổi gì về sản phẩm thì công ty có thể thực hiện một số các biện pháp như:

 Thay đổi mẫu mã, điều chỉnh giá bán sản phẩm.

 Mở rộng kênh phân phối ở các thị trường.

 Đổi mới hình thức quảng cáo.

 Tăng cường khuyến mãi...

3.2.3.2 Thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm

Cải tiến dây chuyền sản xuất

- Công ty cần đặt ra kế hoạch cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời, tiếp tục nghiên cứu và đảm bảo sản xuất

đúng quy trình của các quy định về chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

- Tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ và bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các khâu nuôi, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Trong đó, tổ chức lại các hộ nuôi cá tra, cá basa theo mô hình quản lý cộng đồng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh tế tập thể như hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm giám sát việc tuân thủ và khuyến khích xây dựng mô hình liên kết giữa các bên trong chuỗi giá trị sản xuất cá tra, cá basa xuất khẩu.

Nghiên cứu cải tiến sản phẩm để sử dụng tối ưu hoá lượng nguyên liệu hao phí

- Công ty cần chú trọng sản xuất ra các sản phẩm ngày càng nhỏ gọn, tiêu hao ít nguyên vật liệu nhưng vẫn đảm bảo được các thông số kỹ thuật của sản phẩm và yêu cầu của khách hàng. Để đáp ứng yêu cầu thị trường và hạ giá thành thì doanh nghiệp phải phát huy công tác này, bên cạnh đó là việc ứng dụng những công nghệ mới để có thể hạ giá thành sản xuất.

- Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất, vì giá thành vật tư chiếm từ 60-70% giá thành sản phẩm. Áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi tiên tiến: giảm mật độ nuôi để giảm lượng thức ăn, cụ thể: chỉ duy trì mật độ nuôi trong giới hạn tối ưu, không vượt quá 30-40 cá giống/m2. Khi đó, năng suất có thể đạt 250-300 tấn cá/ha và công ty sẽ có các khoản lợi từ việc ít tốn tiêu hao thức ăn, tiết kiệm chi phí cá giống, hoá chất và xử lý môi trường ao nuôi.

Cải tiến công tác quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm:

 Cơ cấu lại tổ chức, phân công đúng người, đúng việc.

 Xây dựng một hệ thống nội qui phù hợp, phân công trách nhiệm khoa học, rõ ràng...

 Xây dựng qui chế lương, thưởng công bằng, phù hợp nhằm tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết và phát huy được sức mạnh của từng cá nhân.

 Quan tâm thực hiện đồng bộ sản xuất ở tất cả các khâu.

Trong tương lai, ngoài các sản phẩm chính chế biến từ cá tra, cá basa hiện có, công ty cần nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng khác như: các dạng fillet cá tra, cá basa tẩm bột; chả cá, há cảo, chả giò có nguồn gốc từ cá tra, cá basa; cá xiên que... Việc nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng này giúp công ty đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh của công ty hơn nữa trên thị trường thế giới.

Từng bước đẩy mạnh hoạt động marketing và thành lập bộ phận marketing

Hiện nay, hoạt động marketing của Công ty CP Hùng Vương chưa được quan tâm và phát triển. Vì vậy, trong tương lai, công ty cần chú trọng đẩy mạnh hoạt động marketing và thành lập bộ phận chuyên trách đảm trách công việc marketing cho công ty như sau:

Hình 3.1 – Mô hình đề xuất của bộ phận marketing cho Công ty CP Hùng Vương

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ THAY đổi tại CÔNG TY cổ PHẦN HÙNG VƯƠNG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w