Thực trạng của EWEC

Một phần của tài liệu Hành lang kinh tế Đông - Tây thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 55)

NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA EWEC

2.2. Thực trạng của EWEC

EWEC đi qua 13 tỉnh của bốn nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar là một trong năm hành lang kinh tế thuộc GMS. Với sự tài trợ của ADB và Chính phủ Nhật Bản, hạ tầng giao thông trên hành lang đã đƣợc nâng cấp nhƣ Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), đƣờng hầm đèo Hải Vân, đƣờng Quốc lộ 9. Năm 2006, cầu Quốc tế Lào - Thái Lan thứ hai qua sông Mekong đƣợc khánh thành chính thức nối liền 7 tỉnh Đông Bắc Thái Lan, tỉnh Savanakhet (Lào) và 3 tỉnh miền trung của Việt Nam.

Bên cạnh phát triển hạ tầng giao thông, các nƣớc có hành lang đi qua rất chú trọng thúc đẩy hợp tác về “hạ tầng mềm” nhƣ: đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo thuận lợi qua lại biên giới, hợp tác du lịch, phát triển nguồn nhân lực, thu hút đầu tƣ… Khoảng cách địa lý nhanh chóng đƣợc rút ngắn nhờ giao

thông thuận lợi và nhất là cải cách thủ tục hành chính thông thoáng tại các cửa khẩu quốc tế đã tạo cơ hội vàng cho tất cả 13 tỉnh, thành phố và doanh nghiệp nằm trên trục EWEC đi qua. Tất cả nhằm mục đích khai thác và biến hành lang giao thông thành hành lang kinh tế gắn liền mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

EWEC đa dạng về địa hình, khí hậu, có đồng bằng ven biển Mawlamyine (Myanmar); miền đất thấp và nhiều đồi núi phía Nam Bắc Thái Lan; vùng đồng bằng ẩm ƣớt, rừng và cây bụi Savannakhet; vùng đồi núi trung du miền Trung Việt Nam. Hoạt động thƣơng mại của EWEC tập trung vào 6 thành phố lớn: Mawlamyine, Phitsanulok, Khon Kaen, Savannakhet, Huế, Đà Nẵng và một số thành phố nhỏ khác. Đồng thời, EWEC còn giao cắt với một số tuyến đƣờng huyết mạch Bắc - Nam nhƣ: Yangon - Dawei (Myanmar), Chiang Mai - Bangkok (Thái Lan), Đƣờng 13 (Lào) và Quốc lộ 1A (Việt Nam). EWEC có điều kiện thuận lợi để phát triển thƣơng mại theo hƣớng Bắc hoặc hƣớng Nam đến các trung tâm thƣơng mại lớn nhƣ Bangkok, thành phố Hồ Chí Minh. Các địa phƣơng dọc hành lang đa số đều tƣơng đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cƣ và xa cách về mặt địa lý. Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sự phát triển của công nghiệp còn hạn chế.

EWEC đƣợc triển khai, các nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar cũng nhƣ khối ASEAN đều thu đƣợc nhiều lợi ích và từ lợi ích cục bộ này sẽ góp phần vào lợi ích chung của châu Á - Thái Bình Dƣơng và toàn thế giới. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu, EWEC chẳng những khuyến khích việc gia tăng hợp tác giữa những ngƣời dân tại bốn quốc gia nằm dọc theo con sông Mekong trong lĩnh vực kinh tế, mà còn giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thông liên lạc bằng đƣờng bộ giữa các nƣớc trong khu vực bởi lộ trình nối liền khu vực Đông - Tây đã đƣợc rút ngắn. Nếu dùng đƣờng bộ thì xa lộ nối liên thành phố Mawlamyine (Myanmar) và Đà Nẵng của Việt

Nam chỉ dài khoảng 1.000 km. Trong khi nếu dùng đƣờng biển Malacca thì lộ trình này dài đến 4.000km, nghĩa là gần gấp 4 lần đƣờng bộ.

Về chính trị: EWEC đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa nhất là làm cho các nƣớc trong ASEAN nói chung và bốn nƣớc nằm trên hành lang có thêm điều kiện hiểu biết nhau về đất nƣớc, con ngƣời… để thấy cần phải đoàn kết, giúp đỡ cùng phát triển, cùng chung sống hòa bình, hòa nhập. Các nƣớc trong EWEC sẽ dần dần là một khối chính trị bền vững, góp phần vào sự bền vững chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Về kinh tế: EWEC hƣớng tới đối tƣợng chính là con ngƣời, nhân dân sinh sống trong khu vực của hành lang. EWEC giúp giao thông thuận tiện, giảm cƣớc chi phí vận chuyển hàng hóa trong vùng hành lang đi qua. Theo đó, EWEC giảm bớt sự chênh lệch thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa các nƣớc… EWEC sẽ tạo điều kiện “đánh thức” những tiềm năng kinh tế thiên nhiên, tạo điều kiện cho những ngƣời làm chủ tiềm năng hiện có của đất nƣớc mình phát triển để đem lại cho bản thân mình một đời sống kinh tế tốt hơn…

Về văn hóa: EWEC đi qua một trong những “cái nôi” của văn hóa loài ngƣời với nhiều di sản đã đƣợc UNESCO công nhận. Với những màu sắc lễ hội dân gian, âm nhạc, ca múa độc đáo, với những loại hình di sản kiến trúc, di sản vật thể và phi vật thể phong phú sẽ làm giàu thêm hiểu biết lẫn nhau cho nhân dân 4 nƣớc. Bên cạnh đó, thu hút bạn bè, khách du lịch, nhà nghiên cứu khoa học thế giới.

Về an ninh cộng đồng: Các bộ trƣởng quốc phòng ASEAN, trong đó có 4 nƣớc tham gia EWEC đã nhóm họp với nhau, thống nhất về chiến lƣợc chống khủng bố, chống buôn lậu, hợp tác trong truy bắt tội phạm… và các nguy cơ mất an ninh khác. Với EWEC, các bên sẽ có thêm điều kiện giúp đỡ nhau nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Và cũng không thể không bỏ qua “tầm nhìn” khi có tình hình bất ổn nào đó nhƣ bị xâm lƣợc từ bên ngoài. EWEC góp phần bảo đảm an ninh khu vực.

Ngoài những vai trò quan trọng trên, do EWEC còn “nằm” trong dự án GMS nên còn có sự tham gia của Nhật Bản, Trung Quốc… và với “tính khả thi cao”, EWEC còn đƣợc sự quan tâm của nhân dân các nƣớc trong vùng và sự đồng tình của cộng đồng quốc tế. Trƣớc hết là của các nƣớc đối tác nhƣ Hàn Quốc và EU trong khuôn khổ các chƣơng trình hợp tác kinh tế chung.

EWEC đã và đang tạo điều kiện cho Myanmar xây dựng thành phố cảng Mawlamyine thành một thành phố cảng trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam - Nhật Bản - Đài Loan sang châu Âu… tới Tak, Sukhothai, Kalasin, Phitsanulok, Khon Kaen, Yasothon, Mukdahan (Thái Lan), Savannakhet (Lào) và Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (Việt Nam) cũng nhận đƣợc nhiều lợi ích về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa…

Sự ra đời của EWEC sẽ đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lƣợng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn nhỏ dọc hành lang. Đồng thời, thúc đẩy thƣơng mại xuyên biên giới; thu hút đầu tƣ từ các nguồn địa phƣơng, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia. Ngoài ra, EWEC còn mở cửa cho hàng hoá của Lào, Thái Lan và Trung Quốc thâm nhập vào các thị trƣờng đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Hơn nữa, hành lang còn là môi trƣờng để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Việt Nam và Lào. EWEC cũng đã mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phƣơng thành viên.

Các địa phƣơng thuộc EWEC có nền nông nghiệp chiếm 20 - 50% tỷ trọng nền kinh tế. Phần lớn sản lƣợng nông nghiệp của các địa phƣơng này cũng từ các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp nhƣ chế biến thực phẩm,

nƣớc giải khát, thuỷ hải sản, lâm sản..., tuỳ theo đặc điểm của từng địa phƣơng khác nhau. Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của EWEC. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cƣ. Thái Lan có nền công nghiệp phát triển nhất, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu... Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế đƣợc hƣởng ƣu đãi theo hệ thống Ƣu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trƣờng EU, có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất. Myanmar phát triển các ngành lâm, thủy sản. Đà Nẵng có nền công nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP công nghiệp toàn quốc, đây là khu vực phát triển công nghiệp khá nhất so với các nƣớc trong EWEC với các ngành chính nhƣ may mặc, chế biến hải sản, xi măng...

Trao đổi thƣơng mại giữa các nƣớc trong khu vực EWEC thời gian qua tăng đáng kể (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Lào, Thái Lan và Myanmar tăng trung bình 33%/năm kể từ khi các quốc gia gia nhập EWEC). Hàng hoá buôn bán dọc biên giới hành lang phản ánh lợi thế so sánh của mỗi nƣớc, đồng thời đóng vai trò hàng hoá quá cảnh để thâm nhập vào các thị trƣờng khác. Các mặt hàng đƣợc trao đổi chủ yếu là: rau, quả, gỗ, gia súc, hàng dệt may... Về đầu tƣ, nhìn chung lƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài vào các tỉnh, thành dọc theo tuyến EWEC đều vào loại thấp nhất so với các tỉnh, thành khác ở quốc gia đó.

EWEC có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa đa dạng. Có nhiều địa điểm du lịch, phong phú về loại hình: di tích lịch sử, văn hoá, sinh thái... Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn là du lịch đƣờng hàng không và tuyến du lịch đƣờng bộ Thái - Lào là tƣơng đối phát triển.

Các địa phƣơng trong hành lang, ngoại trừ những thành phố và thị trấn chính, đều có mật độ dân cƣ thƣa thớt, trình độ dân trí, khoa học công nghệ, tay nghề cũng nhƣ kỷ luật lao động thấp. Tỷ lệ nghèo đói cao, có một số lƣợng đáng kể dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới Thái Lan - Myanmar.

Về cơ sở hạ tầng, nòng cốt của hành lang là tuyến đƣờng bộ từ Mawlamyine đến Đà Nẵng, hoàn thành vào năm 2005. Đây là tập hợp các giao điểm của các trục Bắc Nam, gồm: Yangon - Mandalay, Chiang Mai - Bangkok, Vientiane - Savannakhet, Hà Nội - TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của EWEC còn yếu, đƣờng thuỷ, hàng không, điện nƣớc, các dịch vụ viễn thông đều còn hạn chế. Các tỉnh thành thuộc hành lang kinh tế đều có các cơ sở công nghiệp và khu thƣơng mại tự do, nhƣng hầu hết đều chƣa đƣợc sử dụng có hiệu quả do vị trí không thuận lợi và thiếu quy hoạch đầy đủ. EWEC ra đời chính là sợi dây liên kết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lƣu văn hoá xã hội giữa các quốc gia Đông Nam Á nói chung và các địa phƣơng nói riêng.

Trên lãnh thổ Việt Nam, EWEC đƣợc bắt đầu từ cửa khẩu Lao Bảo qua Đông Hà (Quảng Trị) và kết thúc tại cảng Tiên Sa - Đà Nẵng. Các công trình hạ tầng cơ sở trên tuyến hành lang này gồm Quốc lộ 9, Hầm Hải Vân, cảng Tiên Sa - Đà Nẵng. Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 có tổng chiều dài 83,5km với tổng mức đầu tƣ là 25 triệu USD sử dụng vốn vay của Ngân hang Phát triển châu Á (ADB). Trạm kiểm soát liên ngành tại Lao Bảo - Dansavan (Lào) đã hoàn thành vào đầu năm 2006. Dự án xây dựng hầm Hải Vân sử dụng vốn vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và khánh thành tháng 6/2005. Dự án xây dựng cảng Tiên Sa - Đà Nẵng và cầu Tuyên Sơn đã hoàn thành tháng 2/2004 với công suất giai đoạn 1 (1999 - 2004) là 2,5 triệu tấn/năm và giai đoạn 2 (2004 - 2010) 4 triệu tấn/năm.

Thái Lan hỗ trợ Myanmar nâng cấp tuyến đƣờng bộ từ cảng Mawlamyine đến biên giới Thái - Myanmar. Nhật Bản đang hỗ trợ Lào nâng cấp sân bay Savanakhet để trở thành sân bay quốc tế. Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Nhật Bản, cây cầu hữu nghị qua sông Mekong nối Mukdahan (Thái Lan) và Dansavan (Lào) đã hoàn thành cuối năm 2006, nối thông toàn bộ tuyến EWEC. Với việc hoàn thành cây cầu này, hạ tầng giao thông EWEC cơ bản đã hoàn thành, đƣa EWEC trở thành hành lang kinh tế đi vào hoạt động sớm nhất trong GMS.

Về thủ tục hải quan, triển khai Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển ngƣời và hàng hoá qua lại biên giới các nƣớc Tiểu vùng Mekong mở rộng (Hiệp định GMS), Việt Nam và Lào đã ký MOU về áp dụng mô hình kiểm tra “một cửa một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo - Dansavan (tháng 3/2005) và bắt đầu thực hiện vào ngày 30/6/2005. Hiện nay, Việt Nam và Lào đã tổ chức triển khai bƣớc 2 của mô hình kiểm tra “một cửa một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu này. Tuy nhiên, do những khó khăn về cơ sở vật chất từ phía Lào, hiện tại 2 nƣớc mới chỉ triển khai đối với hàng hoá, chƣa thực hiện đƣợc việc kiểm tra, kiểm dịch một cửa, một lần đối với ngƣời (kiểm dịch, xuất nhập cảnh).

Bảng 2.1: So sánh thủ tục hải quan của các quốc gia EWEC và Singapore

Tiêu chí

Xuất khẩu Nhập khẩu

Thái Lan Lào Việt Nam Sing. Thái Lan Lào Việt Nam Sing. Số lƣợng (tờ khai) 7 9 6 4 9 10 8 4

Thời gian trung bình (ngày)

17 50 24 5 14 50 23 3

Chi phí

(USD/TEU)

615 1.750 669 416 786 1.930 881 367

Nguồn: Tham luận của UBND thành phố Đà Nẵng tại Diễn đàn Hợp tác EWEC, tháng 6/2010, tr. 16.

Về vấn đề giao thông đƣờng bộ, hàng năm mỗi nƣớc cấp phép cho 500 xe vận tải (hàng hoặc hành khách) chạy qua các nƣớc dọc theo EWEC. Đối với các xe du lịch, hiện tại Việt Nam, Lào và Thái Lan đã ký Hiệp định 3 bên về phƣơng tiện vận tải qua lại… trong đó các xe du lịch từ Việt Nam sẽ đƣợc phép chạy qua Lào, Thái Lan và ngƣợc lại. Tuy nhiên, trên tuyến EWEC, duy nhất đoạn từ Thái Lan sang Campuchia vẫn chƣa thực hiện đƣợc do vấn đề xung đột chính trị giữa 2 quốc gia.

Để tạo điều kiện cho EWEC sớm hoạt động, việc xây dựng đƣờng bộ cao tốc theo tiêu chuẩn quốc tế từ Quảng Trị (Việt Nam) đến cảng Mawlamyine (Myanmar) xuất phát từ Đà Nẵng qua Huế, Đông Hà, Lao Bảo (Việt Nam) đã đƣợc đẩy mạnh. Tiếp đó, dự án đang đƣợc cải tạo, xây dựng mới một cách khẩn trƣơng từ Dansavan, Xeno, Khon Kaen, Savanakhet (Lào) qua Kuchinarai, Kocla Sin, Tak, Mae Sot (Thái Lan) rồi Myawaddy,

Kawkarlik, Kawpelut và cuối cùng là cảng Mawlamyine (Myanmar).

Để mở rộng hoạt động, ảnh hƣởng và hiệu quả của EWEC, Hội nghị GMS họp ở Manila (Philippines) tháng 10/1998 đã đầu tƣ xây dựng nối hành lang này tới Côn Minh (Trung Quốc) với Rangoon (Myanmar), Hà Nội - Hải Phòng và với đƣờng cao tốc của Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan), Phnom Peng (Campuchia). Chƣơng trình có kế hoạch nối đƣờng cao tốc Đà Nẵng vào Quảng Ngãi - Thành phố Hồ Chí Minh; Đông Hà qua Đồng Hới - Hà Tĩnh - Vinh để đi Hà Nội. Từ Khon Kaen (Lào) dự kiến xây dựng “đƣờng nhánh” của EWEC đi Bangkok qua Nakhon Ratchasima, Sara Buri (Thái Lan). Từ Phitsanulok có đƣờng lên Chiang Mai, một điểm du lịch lớn qua Uttaradit - Lampang, xuống phía Nam cùng để về Bangkok qua Phichịt, Chai Nat (Thái Lan). Từ cảng Mawlamyine (Myanmar) qua các tỉnh nhƣ Thaton, Kyaiktha đi về phía Nam để đến Kawthaung rồi sang Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc). Hệ thống hành lang đƣờng bộ này cùng với các đƣờng nhánh hình thành nên một vòng tròn khép kín cho vùng Hoa Nam Trung Quốc và 4 nƣớc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar có ảnh hƣởng quan trọng đến việc giao thông trên bộ, trên biển với Malaysia - Indonesia - Singapore - Nhật Bản - Đài Loan - Trung Quốc…

Về vận tải biển, EWEC có thể bắt đầu từ cảng Chân Mây (Huế) hoặc Đà Nẵng (Việt Nam) để đến Hải Phòng, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản hoặc qua Singapore để đến Myanmar. Đƣờng bộ của EWEC sẽ giúp cho việc xây dựng, phát triển, trao đổi, buôn bán, kết nối năng lƣợng trong phạm vi bốn nƣớc và một số đối tác khác của chƣơng trình EWEC.

Bảng 2.2: Năng lượng điện của các quốc gia nằm trên tuyến EWEC

Thái Lan Lào Việt Nam

Khí Hydro 2.922(*) 621 2.875 Khí ga 7.966 Na 1.756 Nhiệt điện 6.246 Na 788 Diezen 71 9 383 Cộng 17.805 630 5.802 (

*) Đơn vị tính là Mêgaóat (Mgw). Na: Không có số liệu

Nguồn: ADB (2001), Preinvestment Study for the Greater Mekong Subregion, East-

West Economic Corridor, Volume 1, p. 29.

Một phần của tài liệu Hành lang kinh tế Đông - Tây thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)