Đội xa chuyên vận tải hàng hóa

Một phần của tài liệu Hành lang kinh tế Đông - Tây thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 88)

hàng hóa

350 Liên Chiểu 2010-2015 Vốn doanh

nghiệp 6. Hiện đại hóa hệ thống

thiết bị phục vụ hải quan 50 Hải quan Đà Nẵng (Khu công nghiệp Hòa Khánh) 2010-2015 Ngân sách

7. Trung tâm thƣơng mại

ASEAN (5-8.000m2) 800 Hải Châu hoặc Sơn Trà 2015-2020 ADB, JBIC hoặc FDI Tổng cộng 1.880

Nguồn: Tham luận của UBND thành phố Đà Nẵng tại Diễn đàn Hợp tác EWEC, tháng 6/2010, tr.19.

Thứ hai, hoàn thiện việc liên kết kinh tế giữa các tỉnh

Hoàn thiện liên kết kinh tế là tất yếu nếu không khu vực này sẽ không phát triển và không thể phát huy vai trò của cơ sở hạ tầng. Cụ thể: Một là, Cần

phải nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải liên kết kinh tế, chỉ có liên kết mới có thể phát triển. Liên kết là tự nguyện và vì lợi ích của chính mình vì khi có một dự án đầu tƣ nào đó thì không có nghĩa dự án đó chỉ đem lại lợi ích cho nơi đó mà những hiệu ứng của nó với các vùng xung quanh cũng có và nhiều trƣờng hợp rất lớn. Hai là, cần phải tiến hành phân công lao động giữa hai khu vực và các tỉnh một cách rõ ràng trên cơ sở những lợi thế để tránh tình trạng cạnh tranh hiện nay. Cần điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu kinh tế theo đặc thù của mình trên cơ sở quy hoạch chung. Ba là, phải thiết lập cho đƣợc một cơ chế liên kết chặt chẽ. Cơ chế hợp tác liên kết kinh tế giữa các thành viên trong ASEAN cần đƣợc thúc đẩy. Tăng cƣờng cơ chế đối thoại và trao đổi thông tin thông qua các kênh khác nhau, các cơ quan chuyên trách, tổ chuyên môn hay các cuộc gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo các tỉnh thành và các cơ quan chức năng của hai khu vực. Trong điều kiện hiện nay Chính phủ và các bộ sẽ phải là ngƣời chủ trì cho các hoạt động liên kết này. Đồng thời cũng cần có cơ chế kiểm tra đánh giá việc thực hiện hoạt động liên kết.

Thứ ba, hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng

Các tỉnh thành khu vực cần tập trung vào hoàn thiện hệ thống giao thông đặc biệt là đƣờng bộ, trong đó tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế khó khăn hơn vì khối lƣợng lớn và khả năng nguồn lực cũng khó khăn hơn. Các dịch vụ trong các khu công nghiệp cũng cần phải đƣợc nâng cao chất lƣợng đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm hơn giúp cho doanh nghiệp thuận tiện và giảm chi phí kinh doanh. Bảo đảm cung cấp điện ổn định cho các doanh nghiệp cũng là điều cần thiết.

Việt Nam đã vƣơn lên trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình và hiện đang xây dựng chiến lƣợc 10 năm với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011-2015). Yếu tố chủ chốt cho sự thành công của miền Trung Việt Nam là làm thế nào để tận dụng một cách tốt nhất sự kết nối đã đƣợc cải

thiện. ASEAN đang xây dựng lộ trình cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế vào năm 2015, với cƣơng vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, Việt Nam cần có một chiến lƣợc vững vàng để biến sự “kết nối” khu vực thành “tính cạnh tranh” của cả tiểu vùng và phát huy hơn nữa tinh thần “cộng đồng”. Để đạt đƣợc mục tiêu “3C” (Connectivity, Competiviveness, Community - Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng) trong Chƣơng trình hợp tác kinh tế GMS, vai trò chủ chốt cho sự thành công của các chính quyền địa phƣơng dọc theo EWEC là rất lớn.

Các bộ, ngành trung ƣơng của bốn nƣớc có hành lang đi qua cần tiếp tục tăng cƣờng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải cách thể chế để tạo thuận lợi, thông thoáng về thủ tục cho ngƣời và hàng hóa qua lại trong EWEC. Các địa phƣơng cần tăng cƣờng phối hợp chính sách, không ngừng cải thiện môi trƣờng kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tƣ, thúc đẩy thƣơng mại, phát triển du lịch tạo sự liên kết giữa các địa phƣơng trong EWEC. Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hy vọng, các nhà tài trợ, đặc biệt ADB và JICA sẽ tiếp tục hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các địa phƣơng không chỉ trong phát triển cơ sở hạ tầng mà cả trong phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và hỗ trợ cải cách thể chế.

Tóm lại, bên cạnh những giải pháp đã và đang thực hiện nhằm cải thiện thƣơng mại giữa các quốc gia, để EWEC đạt hiệu quả hơn, chiến lƣợc và kế hoạch hành động EWEC mới đƣợc thành lập nhằm xác định thực tế hơn và ngày càng tập trung vào các sáng kiến để duy trì tăng trƣởng vì ngƣời nghèo. Chiến lƣợc và kế hoạch hành động EWEC sẽ cải thiện hiệu quả trên 3 phƣơng diện:

Thứ nhất, chuyển đổi tầm nhìn của hành lang cho sự phát triển kinh tế xã hội của tiểu vùng với trọng tâm là giảm nghèo dựa trên liên kết chặt chẽ các hành lang khác và các tuyến đƣờng giao thông.

Thứ hai, tập trung kế hoạch hành động vào các khu vực trọng điểm chiến lƣợc trong khu vực tƣ nhân, xã hội, môi trƣờng và phát triển giao thông vận tải.

Thứ ba, mở rộng phạm vi bao phủ từ khu vực tƣ nhân, phát triển xã hội và môi trƣờng trong khi vẫn duy trì thƣơng mại và đầu tƣ, nông nghiệp và công nghiệp, du lịch, cơ sở hạ tầng nhƣ là các khu vực phát triển cốt lõi.

Mọi chiến lƣợc, kế hoạch hành động, giải pháp, kiến nghị... đều nhằm mục đích phát huy hết tiềm năng vốn có của EWEC và hƣớng tới sự phát triển bền vững, thịnh vƣợng của EWEC cùng với sự phát triển các quốc gia thành viên.

Kết luận

Xây dựng EWEC là một sáng kiến của Việt Nam đƣợc các nƣớc Lào, Thái Lan, Myanmar hoan nghênh, ủng hộ tham gia; đƣợc Hiệp hội ASEAN tán thành, đƣợc các tổ chức quốc tế đồng tình, giúp đỡ. Sáng kiến này đƣợc ra đời vì lợi ích của cộng đồng, khu vực, vì sự an ninh, phồn vinh của các nƣớc tham gia EWEC, các quốc gia ASEAN cũng nhƣ các quốc gia trên thế giới để cùng nhau chung sống hòa bình, tiến tới giàu mạnh hơn.

Mặc dù đã có những thành tích đáng kể trong việc cải thiện sự “kết nối” trong EWEC của Tiểu vùng Mekong mở rộng, tuy nhiên, EWEC vẫn chƣa thể chuyển đổi EWEC từ một “hành lang giao thông” sang một “hành lang kinh tế” bằng cách phát huy hết tiềm năng của nó. Mƣời hai năm qua, EWEC đã có những thành tựu ban đầu rất đáng ghi nhận. Trên con đƣờng phát triển tiếp theo, trƣớc những khó khăn về suy thoái kinh tế toàn cầu, về biến đổi khí hậu, môi trƣờng… về những tác động khách quan và cùng với những khó khăn chủ quan… EWEC đang đứng trƣớc những thách thức mới.

Tuy nhiên, trên cơ sở hợp tác chân thành, với xu thế hòa hợp, hòa nhập của thời đại, với sự nỗ lực, trí tuệ của từng thành viên EWEC, với sự giúp đỡ của quốc tế, tin rằng EWEC sẽ thu đƣợc những thành tựu lớn, đi tiếp đoạn đƣờng lịch sử trƣớc mắt. EWEC sẽ là một con đƣờng không chỉ nối điểm đầu và điểm cuối, mà phải nối cả hai điểm bất kỳ trên tuyến đƣờng. Nói cách khác, nỗ lực phát triển hơn nữa sự liên kết kinh tế giữa các vùng dọc theo EWEC rất cần thiết để EWEC phát huy hiệu quả và đạt đƣợc các mục tiêu dự kiến ban đầu, đem lại lợi ích cho ngƣời dân nghèo sống ở các vùng hẻo lánh ở bốn quốc gia EWEC đi qua.

Trung Quốc đã và đang xây dựng Hành lang kinh tế Nam Bắc nối liền Côn Minh (Vân Nam) với Bangkok (Thái Lan) và nêu lên ý tƣởng chiến lƣợc

“một trục hai cánh”. Chiến lƣợc này tạo sự liên kết theo chiều dọc giữa Trung Quốc với Đông Nam Á (hay còn gọi là “hợp tung”) trên thực tế không phải là để “phá” sự liên kết theo chiều ngang thông qua EWEC do Nhật Bản và ADB khởi xƣớng (đƣợc coi là “liên hoành”). Điều này thể hiện sự quan tâm và coi trọng EWEC của Trung Quốc ngày càng rõ nét. Trung Quốc rất khôn khéo khi đặt sự quan tâm đó trong khuôn khổ hợp tác GMS. Đây là “tƣơng kế tựu kế” hết sức khéo léo của Trung Quốc, tạo nên cục diện cùng tồn tại, cùng cạnh tranh, cùng hợp tác, cùng phát triển giữa Trung Quốc, Nhật Bản với các bên liên quan. Tuy nhiên, trong cục diện này, “lợi thế” cạnh tranh đang có chiều hƣớng thiên về Trung Quốc.

Để có thể tận dụng và khai thác những cơ hội, giảm thiểu những thách thức do EWEC tạo ra, Việt Nam cũng nhƣ Lào, Thái Lan, Myanmar cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các bộ, ngành ở trung ƣơng với địa phƣơng; giữa các địa phƣơng với nhau; giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp với các học giả... Tất cả nhằm tạo “hợp lực” vì một mục tiêu chung là phát triển bền vững đất nƣớc, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, địa phƣơng, giữa các quốc gia...

Trong bài phát biểu của mình tại Diễn đàn EWEC tại Quảng Trị, tháng 6/2010, ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ: “Chúng ta hy vọng và tin tƣởng vào một tƣơng lai không xa nữa, khi sự trao đổi thƣơng mại tấp nập từ Mawlamyine đến Đà Nẵng, từ Bắc Thái Lan đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; khi lƣợng khách du lịch quốc tế lớn sẽ đổ về khu vực này để đến thăm vƣơng quốc Phật giáo, xứ Chùa Vàng, đất nƣớc Triệu Voi hay Việt Nam, với vẻ đẹp tiềm ẩn; khi ngày càng có nhiều hơn nữa những dự án hợp tác kinh tế đƣợc thỏa thuận và ký kết giữa các doanh nghiệp Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam… Hy vọng rằng, với quyết tâm và nỗ lực của tất cả chúng ta, EWEC sẽ thực sự trở thành một hình mẫu thành công trong hợp tác kinh tế giữa các nƣớc thuộc GMS.”

Một phần của tài liệu Hành lang kinh tế Đông - Tây thực trạng và giải pháp (Trang 82 - 88)