Nâng cao kĩ năng làm văn tự sự:

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Trang 111 - 112)

1. Bài văn tự sự hay cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau:

a) Lôi cuốn người đọc b)Ý nghĩa câu chuyện kể phải sâu xa, thâm thúy. thâm thúy.

2. Tự sự kết hợp với miêu tả :

Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

3. Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:

- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật và làm cho nhân vật sinh động.

- Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục. . . của nhân vật.

4. Nghị luận trong văn bản tự sự:

- Trong văn bản tự sự để người đọc (nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, cùng lý lẽ, dẫn chứng.

- Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý.

- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp.

- Độc thoại là lời của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai nào đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Trang 111 - 112)