Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Trang 126 - 129)

II. Nghị luận văn học:

a) Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích:

Để 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ dưới xã hội cũ qua nhân vật Vủ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

Để 2: Phân tích diễn biến cốt truyện “Làng” của Kim Lân.

Đề 3: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

Để 4: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đề 5: Hình ảnh những thanh niên xung phong trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

Để 6: Suy nghĩ về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” của Nguyễn Du.

Đề 7: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long.

Để 8: Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.

*Yêu cầu cụ thể:

Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau: Yêu cầu:

- Viết bài nghị luận văn học: giải quyết một vấn đề trong tác phẩm. - Nội dung: Qua nhân vật Vũ Nương, làm rõ những suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ làm rõ vấn đề: Thân phận người phụ nữ.

- Biết kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự. Dàn ý:

- Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.

- Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương"”và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

Thân bài:

1.Vũ Nương - người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ:

- Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

+ Tư dung tốt đẹp - người con gái bình dân.

+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thủy.

+ Là người có lòng tự trọng.

- Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều đau khổ:

+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng. + Bị Trương Sinh đối xử phủ phàng: nghi ngờ không chung thủy, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được. 2. Suy nghĩ vể thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến:

- Con người không thể làm chủ được vận mệnh của mình.

- Xã hội phong kiến với bao luật lệ khắt khe gây ra bao đau khổ cho người phụ nữ.

- Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.

- Cảm thông và hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của họ.

Kết bài: Hiểu về một thời đã qua để thêm tin yêu hiện tại.

b) Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

Đề 1: Nêu cảm nghĩ về “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Đề 2: Trình bày hiểu biết của mình về bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

Đề 4: Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Đề 5: Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

Đề 6: Phân tích bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Để 7: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Để 8: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Để 9: Phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

Đề 10: Suy nghĩ về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc trong bài thơ “Mây và Sóng” của Ta –go.

*Yêu cầu cụ thể:

Giả sử đi vào đề 1, học sinh cần trình bày các yêu cầu sau:

Yêu cầu:

- Viết bài văn nghị luận bài thơ nhưng nghiêng về biểu cảm.

- Vấn để cần nghị luận (phân tích, cảm nhận) là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật . Phân tích cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của các khổ thơ.

- Những điều cảm nhận, phân tích phải đặt trong tương quan giữa các khổ với nhau và với toàn bài, đồng thời làm rõ tư tưởng

Lập dàn ý:

Mở bài:

Chiến tranh và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.

Thân bài:

1. Cảm nhận về thiên nhiên khi xe không kính:

- Lập luận và thái độ hiên ngang của người lính.

- Vẻ đẹp của các từ ngữ đời thường: không có, không phải, bom giật, bom rung, ừ thì, chưa cần . . .

2. Những khó khăn khi xe không có kính:

- Bụi - Mưa

3.Tư thế của người chiến sĩ: - Ung dung.

- Bất chấp, coi thường gian khổ (chưa cần sửa, chưa cần thay)

- Đoàn kết, gắn bó với đồng đội.

4.Thành công của tác giả viết về người lính: khát vọng - nhiệt tình yêu nước.

Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp

của toàn bài: người chiến sĩ lái xe ung dung, dũng cảm trong kháng chiến chống Mĩ.

Một phần của tài liệu TỔNG KẾT KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w