4.2.1. Sứ mệnh của công ty
4.2.1.1. Phạm vi kinh doanh
Công ty hoạt động trong lịch vực nuôi trồng, thu mua, chế biến và kinh doanh thủy hải sản. Những mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là: mực các loại, tôm các loại và cá các loại, gia vị có nguồn gốc từ thủy hải sản. Công ty kinh doanh cả trên hai thị trường: nội địa và xuất khẩu. Trong tổng doanh thu của công ty
Đối với thị trường xuất khẩu, các thị trường truyền thống mà công ty đã gầy dựng được trong suốt nhiều năm qua đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Về lâu dài, mục tiêu của công ty là đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Bảng biểu 2: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Công ty APT năm 2010 STT Thị trường Giá trị xuất khẩu (VND) Tỷ trọng (%) 1 EU 40,618,777,708 25% 2 Hoa Kỳ 24,371,266,625 15% 3 LB Nga 32,495,022,166 20% 4 Đông Á* 35,744,524,383 22% 5 Khác 29,245,519,950 18% Tổng cộng 162,475,110,831 100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch (Công ty APT). (*) Thị trường Đông Á của công ty bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và Singapore.
4.2.1.2. Năng lực cốt lõi
Thế mạnh của Công ty là đã xây dựng được một quy trình sản xuất kinh doanh khép kín. Công ty đã thành lập các xí nghiệp, nhà máy sản xuất, nuôi trồng, thu mua, chế biến ngay tại các vùng nguyên liệu nên luôn chủđộng được đơn hàng, không phụ
thuộc vào nguồn cung cấp nên tạo được uy tín cao đối với các bạn hàng truyền thống. Mặt khác do sản xuất khép kín nên chi phí sản xuất thấp, loại bỏđược các khâu chi phí trung gian nên giá thành sản phẩm rất cạnh tranh.
EU, 25% , Hoa Kỳ 15% , LB Nga 20% , *Đông Á 22% Khác, 18%
4.2.2. Cấu trúc ngành nghề và các đối thủ cạnh tranh của công ty
Trong ngành thủy hải sản của Việt Nam hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia hoạt động và có tính cạnh tranh cao, lành mạnh. Không như một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có nguồn vốn kinh doanh lớn hoặc mang yếu tố lịch sử để lại như ngành năng lượng, nhiên liệu, viễn thông, thông tin liên lạc,… thường sẽ có một
đến hai doanh nghiệp đóng vai trò là doanh nghiệp dẫn dắt, doanh nghiệp định hướng dẫn đến sự độc quyền nhất định nào đó trong ngành nghề, lĩnh vực đó. Do đặc thù ngành nghề gắn liền với hoạt động nuôi trồng, đánh bắt và gắn liền với đặc điểm địa lý vùng miền nên gần như không có bất kỳ một doanh nghiệp nào thực sựđủ mạnh để chi phối, độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề này.
Trên phạm vi cả nước hiện nay có khoảng hơn 300 doanh nghiệp lớn nhỏ tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy hải sản. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chế biến và xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu cũng khá khiêm tốn và chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam. Một số công ty có thế mạnh trong lĩnh vực này là:
- Công ty CP XNK Thủy Sản An Giang (AGRIFISH) - Công ty CP Nam Việt (Navico)
- Công ty TNHH MTV Nông Súc Sản XNK Cần Thơ (CATACO) - Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp)
- Công ty CP XNK Thủy Sản miền Trung SEAPRODEX DANANG - Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cửu Long An Giang.
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn (SEANAMICO) - Công ty CP Thủy Hải Sản Minh Phú (Cà Mau)
Như vậy, đứng trước cấu trúc ngành nghề và đối thủ cạnh tranh, có thể rút ra một số cơ hội và thách thức đối với công ty như sau:
Cơ hội (O – OPPORTUNITIES):
+ Có được một môi trường cạnh tranh hoàn hảo, không bị các thế lực độc quyền chi phối, lũng đoạn trên thị trường;
+ Được Nhà nước tạo điều kiện, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu;
Thách thức (T – THREATIES):
+ Chắc chắn áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt, không chỉ với các doanh nghiệp nội địa mà với cả các doanh nghiệp trong khu vực đối với thị trường xuất khẩu;
+ Giá nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng tạo áp lực về giá thành sản phẩm; + Yêu cầu của khách hàng ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã,…
4.2.3. Vị thế cạnh tranh của công ty hiện nay
Vị thế cạnh tranh của công ty và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiện trong các bảng biểu sau đây:
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
- Doanh thu của công ty có xu hướng gia tăng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế là quá thấp. Nguyên nhân lớn là hoạt động của công ty chủ yếu là xuất khẩu mà trong 3 năm qua tình hình kinh tế thế giới rất bất ổn do khủng hoảng kinh tế.
- Trong nhiều năm qua, chi phí giá thành nguyên liệu, nhiên liệu gia tăng liên tục cũng góp phần không nhỏ làm hoạt động của công ty không hiệu quả.
- Tốc độ vòng quay vốn chậm do tác động chung của khủng hoảng kinh tế đối với toàn bộ nền kinh tế.
- Vốn kinh doanh chủ yếu của công ty là vốn vay và trong các năm qua lãi suất vay là tương đối cao.
Như vậy để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, một số giải pháp cần thực hiện đó là xem xét lại chi phí giá thành sản phẩm, xử lý lại cơ cấu vốn vay cho công ty và đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn.
Bảng biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty APT trong những năm qua
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008
1 Doanh thu 269,125,184,719 221,665,586,941 220,577,242,792
2 Các khoản giảm trừ - - 33,170,875 3 Doanh thu thuần 269,125,184,719 221,665,586,941 220,544,071,917 4 Giá vốn hàng bán 245,193,504,240 207,370,999,127 189,593,548,625
5 Lợi nhuận gộp 23,931,680,479 14,294,587,814 30,950,523,292
6 Doanh thu hoạt động tài chính 505,023,659 231,408,305 212,220,831 7 Chi phí tài chính và lãi vay 10,206,389,445 7,838,199,758 5,018,828,094 8 Chi phí bán hàng 6,237,307,404 5,407,954,741 5,526,118,773 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 7,673,010,715 879,308,902 15,391,674,633
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 319,996,574 400,532,718 5,226,122,623
11 Thu nhập khác 2,807,042,596 2,107,069,400 1,668,946,161 12 Chi phí khác 2,078,059,258 2,469,171,315 3,426,440,629 13 Lợi nhuận khác 728,983,338 362,101,915 1,757,494,468
14 Lợi nhuận trước thuế 1,777,963,250 400,532,718 5,226,122,623
15 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 444,490,813 100,133,180 1,306,530,656
16 Lợi nhuận sau thuế 1,333,472,438 300,399,539 3,919,591,967
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty APT (Phòng Kế hoạch)
Về tình hình tài chính, cơ cấu vốn của công ty còn nhiều bất cập. Vốn vay chiếm 70% tổng vốn của công ty; tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu lên trên 2,5 lần. Như
vậy, công ty kinh doanh bằng vốn vay là chủ yếu sẽ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong trường hợp nguốn vốn vay bị gián đoạn hoặc hoạt động kinh doanh gặp khó khăn sẽ không có khả năng thanh toán nợ.
Trong cơ cấu nợ thì hầu như chỉ có nợ ngắn hạn. Cụ thể năm 2008 là 99,97%, 2009 là 99,67% và năm 2010 là 99,94%. Trong khi đó khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức thấp và đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh chỉ khoảng từ 40 – 60% tổng nợ ngắn hạn. Đây là vấn đề tiềm ẩn nhiều rủi ro và doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng đối mặt với những khoản nợ ngắn hạn đến kỳ phải trả. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sản xuất kinh doanh kém hiệu quả và công ty chưa có một chiến lược kinh doanh tốt để cải thiện.
Bảng biểu 4: Các chỉ số tài chính của Công ty trong 3 năm qua
(Tính từ bảng kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán)
TT Các chỉ số tài chính Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 1 Tỷ lệ nợ/vốn: D/A=Tổng nợ/tổng vốn 0.72 0.72 0.71 2 Tỷ lệ nợ/vốn CSH: D/E=Tổng nợ/Vốn CSH 2.59 2.53 2.53 3 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/Tổng nợ 0.9994 0.9967 0.9997 4 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn CR=TSLĐ/NNH 1.22 1.21 1.21 5 Khả năng thanh toán nhanh
QR=TSLĐ-TK/NNH 0.58 0.63 0.40 VÒNG QUAY TÀI SẢN 6 Vòng quay TS (Hiệu suất TS) A=DT/TTS 1.06 0.92 1.04 7 Vòng quay hàng tồn kho Vtk=GVHB/Gtk 2.08 2.06 1.57 8 Số ngày tồn kho bình quân: 365/Vtk 175.43 177.45 233.17 9 Kỳ thu tiền bình quân:
DSO=(KPT/DT)*365
124.52 127.97 73.61 10 Vòng quay các khoản phải thu
Lkpt=365/DSO 2.93 2.85 4.96 SUẤT SINH LỜI 11 Suất sinh lời trên tổng vốn: ROA=LR/Tổng vốn 0.0003 0.0002 0.0091 12 Lợi nhuận biên tế = LR/DT 0.0028 0.0002 0.0088 13 Suất sinh lời trên vốn CSH ROE=LR/VCSH 0.0107 0.0006 0.0324
Hiệu suất sử dụng tài sản quá thấp như vòng quay tổng tài sản chỉở mức một vòng quay: năm 2008 là 1,04; năm 2009 là 0,92 và năm 2010 là 1,06. Đây chính là nguyên nhân làm cho công ty vay nợ nhiều và kinh doanh không có lợi nhuận. Nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản thấp là do vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu quá lớn, kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho quá dài. Tức là do quản lý yếu kém làm quá trình sản xuất, chế biến thiếu đồng bộ, tiến độ giao hàng chậm và để cho khách hàng nợ quá lâu.
Hiệu quả kinh doanh của công ty thấp thể hiện ở một loạt các chỉ số như
ROA, ROE. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chưa đạt 1% (năm 2008 là 0,91%; năm 2009 là 0,02% và năm 2010 là 0,3%) thậm chí còn có xu hướng giảm thêm. Chính vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cũng rất thấp: năm 2008 là
3,24%, năm 2009 là 0,06% và năm 2010 là 1,07%. Những nguyên nhân dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả là do quản lý yếu kém dẫn đến:
- Nợ phải thu quá cao. Xu hướng nợ này không có dấu hiệu được cải thiện. - Hàng tồn kho quá nhiều và có xu hướng gia tăng
- Doanh thu có xu hướng tăng nhưng lợi nhuận lại giảm do giá thành cao, chi phí vay vốn tăng do lãi suất tăng và vay nợ nhiều
Rõ ràng, trong thời gian tới, công ty cần phải hoạch định một chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn và phải khắc phục được các yếu kém, hạn chế mang tính chủ
quan này.
4.2.4. Chương trình hành động chiến lược của công ty
Trong thời gian trước đây khi còn là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp về cơ bản dựa trên sự chỉ đạo và sự phân bổ theo kế hoạch của thành phố. Năm 1995, công ty được chuyển về thành công ty con của Tổng Công ty thương mại Sài Gòn SATRA và đến năm 2005, công ty đã thực hiện xong tiến trình cổ phần hóa. Từ khi chuyển sang công ty cổ phần, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trước yêu cầu của áp lực cạnh tranh và hoạt động có hiệu quả, công ty bắt đầu xác định kế hoạch phát triển trung và dài hạn, trong đó có xác định rõ chiến lược phát triển của công ty trong 5 năm và cụ thể hóa thành từng năm. Tuy nhiên, việc xây dựng một chiến lược mang tính toàn diện, bài bản thì đến nay công ty vẫn chưa tiến hành thực hiện được. Các mục tiêu, kế hoạch hoạt động của công ty được trình bày tản mác ở nhiều văn bản, văn kiện khác nhau nhưng có một may mắn là những nội dung trọng tâm trong chiến lược phát triển của công ty đều được đề cập đến.
Qua các tài liệu, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy chiến lược kinh doanh của công ty thể hiện trên một sốđiểm như sau:
- Xác định được sản phẩm chủ lực của công ty là thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu (cá, mực, tôm)
- Định hướng phát triển thêm nhiều ngành nghề như: phát triển và mở rộng về
quy mô xí nghiệp nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa sản xuất các sản phẩm gia vị gắn với thủy hải sản (nước mắm, các loại mắm cá,…)
Về hạn chế trong chiến lược kinh doanh của công ty là:
- Chưa thể hiện được khoảng thời gian và mục tiêu cụ thể của chiến lược kinh doanh là gì
- Chưa nêu lên được các cơ sởđể xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh. - Chiến lược cũng chưa thể hiện được thị trường mục tiêu và chiến lược phát triển thị trường nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Chiến lược kinh doanh của công ty chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa xây dựng được chiến lược chức năng mang tính giải pháp như chiến lược marketing, chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược về tài chính, … nhằm cụ thể hóa chiến lược chung của công ty. Chủ yếu đưa ra các kế hoạch chi tiêu kinh doanh trong ngắn hạn (kế
hoạch từng năm).
4.2.5. Kế hoạch hành động chiến lược
Nhưđã trình bày ở trên, công ty chưa thực sự quan tâm và xây dựng một chiến lược kinh doanh hẳn hòi mà chỉ là kế hoạch sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn theo từng năm tài chính. Do đó, các giải pháp thực hiện vẫn chỉ nhằm hoàn thành kế hoạch
đề ra, chưa cụ thể và cũng chưa đầy đủ. Các giải pháp mà công ty đề ra và thực hiện xoay quanh hai nội dung, đó là:
Công tác điều hành sản xuất kinh doanh:
- Hoàn thiện, tinh giản bộ máy tổ chức nhân sự, cắt giảm lao động làm việc không hiệu quả, tuyển dụng thêm một số kỹ sư, công nhân kỹ thuật, cán bộ
nghiệp vụ có trình độ chuyên môn cao.
- Phân công, phân nhiệm nhiệm vụ, chức năng cụ thể cho từng phòng ban, xí nghiệp và tăng cường trách nhiệm cá nhân, tăng tính chủ động trong quá trình xử lý công việc.
- Sử dụng các giải pháp tài chính linh hoạt và phát hành thêm cổ phiếu để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng
- Nâng cấp nhà xưởng, trang bị các dây chuyền chế biến đáp ứng tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu,…
Công tác động viên người lao động:
- Đào tạo, nâng cao trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động
- Tìm nguồn tăng thu nhập và xây dựng chếđộ khen thưởng hợp lý cho người lao
động;
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật;
Nhìn chung, kế hoạch và giải pháp thực hiện có những nét nổi bật là chú trọng công tác tổ chức nhân sự, đầu tư nâng cấp nhà xưởng và công nghệ chế biến. Tuy nhiên một số giải pháp quan trọng khác lại chưa được quan tâm đúng mức đó là nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giá thành, hoạt động bán hàng,… Như
vây, các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh cũng rất chung chung, chưa đầy
đủ, chủ yếu là việc thực hiện các vấn đề liên quan đến người lao động nhưđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và thực hiện các chếđộ, quyền lợi cho người lao động theo quy định.
CHƯƠNG 5
ĐÁNH GIÁ CÁC CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH THỦY HẢI SẢN SÀI GÒN
5.1. SỰ GẮN KẾT GIỮA SỨ MỆNH VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY LƯỢC CỦA CÔNG TY
Như đã trình bày ở chương 4, sứ mệnh của công ty trong tương lai đó là sản xuất kinh doanh thủy hải sản không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới. Trong kế hoạch hướng đến năm 2015 và 2020, công ty đặt ra mục tiêu quan trọng là phấn đấu trở thành một trong năm doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản hàng đầu của Việt Nam.
Thực chất trong quá khứ những năm thập niên 1980, công ty là một trong những doanh nghiệp rất có thế lực và nổi tiếng của Tp Hồ Chí Minh và khu vực phía