của các thương hiệu và sản phẩm của Vinamilk. * Hoạt động sản xuất
Vinamilk là Công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với thiết
bị máy móc hiện đại nhất hiện nay nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới
.Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm, với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang. Các loại sản phẩm
sữa của Vinamilk được chia thành các nhóm chính gồm: Sữa đặc; Sữa nước; Sữa bột; và Sữa chua.
Ngoài ra trong năm nay công ty còn đầu tư mua thêm các máy móc thiết bị nhằm năng công suất để đáp ứng nhu cầu tăng thêm sắp tới, công suất dự kiến của công ty như sau:
Bảng 17 - Kế hoạch nâng công suất của Vinamilk
Sản phẩm Công suất Hiện tại Nhà máy mới | Công suất dự
kiến
Sữa đặc Triệu hộp 307 109 416
Sữa nước Triệu lít 155 107 262
Sữa chua Triệu lít 53 7 60
Sữa bột Tân 19.000 - 19.000
Nguồn: Vinamilk, BVSC tổng hợp
VNM đặt mục tiêu năm 2012 doanh thu đạt Itỷ USD vì vậy hiện nay công ty đang triển khai các dự án đầu tư, tăng công suất của các nhà máy hiện tại
nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra.
Bảng 18- Các dự án đầu tư của Vinamilk
Dự án Chỉ Phí (tỷ đồng) Thời gian
Nhà máy nước giải khát Bình Dương 392 2009-2010
Nhà máy Dielac2 1.341 2010-2013
Nhà máy Mega 2.758 2011-2013
Nguôn: Công ty Chứng Khoán Miễn Nam
58
Nhà máy nước giải khát Bình Dương: vừa tung sản phẩm ra thị trường 6/2010, công ty dự kiến doanh thu kinh doanh nước giải khát đem lại trong năm
2010 khoảng 500 tỷ đồng, tuy nhiên do chậm trễ so với kế hoạch 2 tháng nên
công ty ước tính mảng kinh doanh này chỉ đóng góp khoảng 380 tỷ đồng trong năm nay.
Nhà máy Dielac2: với công suất gấp 3 - 4 lần hiện tại, dự kiến đem doanh
thu và lợi nhuận vào năm 2013 và phục vụ cho mục tiêu chiếm lĩnh thị trường
sữa bột Việt Nam ít nhất 35% trong 2 năm sắp tới.
Nhà máy Mega: đây là dự án có quy mô lớn, chủ yếu sản xuất sản phẩm
sữa nước, đang trong giai đoạn thiết kế, dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận vào năm 2013.
Có thể nói Vinamilk là công ty sữa có trang thiết bị hiên đại nhất của Việt
Nam. Với định hướng chiến lược đột phá công nghệ đúng đắn ngay từ đầu thì Vinamilk hoàn toàn có thể tự hào về dây chuyền máy móc sản xuất của mình. Đây là điểm mạnh và là lợi thế của công ty đáp ứng nhu cầu tăng công suất trong thời gian tới.
s* Phân tích hoạt động nghiên cứu và ứng dụng
Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định thị hiếu và xu hướng tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các nhân viên bán hàng trực tiếp, những người hiểu rõ thị hiếu người tiêu cùng thông qua việc tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Chăng hạn, sự am
hiểu về thị hiếu của trẻ em từ 6 đến 12 tuổi đã giúp công ty đưa ra thành công chiến lược tiếp thị mang tên Vinamilk Milk Kid vào tháng 5 năm 2007. Kết quả của chiến lược tiếp thị này là Vinamilk Milk Kid trở thành mặt hàng sữa bán
chạy nhất trong khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi vào tháng 12 năm 2007. Ngoài ra, Vinamilk còn có khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm trên quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng dòng sản phẩm cho
người tiêu dùng. Vinamilk có đội ngũ nghiên cứu và phát triên gồm 10 kỹ sư và
một nhân viên kỹ thuật. Các nhân sự làm công tác nghiên cứu phối hợp chặt chẽ
với bộ phận tiếp thị, bộ phận này liên tục cộng tác với các tổ chức nghiên cứu thị
Vinamilk tin tưởng rằng khả năng phát triển sản phẩm mới dựa trên thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng là yếu tố then chốt mang lại thành công, đồng thời sẽ tiếp tục giữ vai trò chủ đạo cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
Với nỗ lực nhằm đảm báo rằng sản phẩm của Vinamilk sánh vai với với
xu hướng tiêu thụ mới nhất, Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác
với các công ty nghiên cứu thị trường để tìm hiểu các xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng cũng như các phương tiện truyền thông có liên quan đến vẫn đề thực phẩm và thức uống.
s* Hoạt động đảm bảo chất lượng:
An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những chính sách chất lượng hàng đầu mà Vinamilk đặt ra trong hoạt động kinh doanh. Tất cả các nhà máy
của Vinamilk đều xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP về an toàn vệ sinh thực
phẩm, các nhà máy đã được các tổ chức quốc tế như SGS, BVQI đánh giá và cấp
giấy chứng nhận đạt hệ thống HACCP theo tiêu chuẩn RVA của Hà Lan. Vấn đề
an toàn vỆệ sinh thực phẩm được Công ty thực hiện nghiêm túc từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến khâu thành phẩm. Hiện tại công ty có 2 cơ quan kiểm tra
chất lượng riêng biệt là: phòng Quản lý Chất lượng tại Công ty và phòng Kiểm
tra Chất lượng tại nhà máy.
- Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu sữa bò tươi: tính đến nay, Vinamilk đã xây dựng hơn 70 trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu, với lượng sữa thu mua trên 260 tắn/ngày, chiếm hơn 80% lượng sữa tươi trong cả nước. Công ty đã
đầu tư hệ thống kiểm tra chất lượng sữa bò tươi và xây dựng một đội ngũ Kiểm
tra Chất lượng Sản phẩm (KCS) làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng ngay từ khâu đầu vào của nguyên liệu. Công ty ban hành các yêu cầu kỹ thuật trong đó nhấn mạnh đến các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các tính chất lý hóa, các nguyên vật liệu còn phải đáp ứng các yêu cầu của Bộ Y tế về chỉ tiêu hàm
lượng kim loại nặng, hàm lượng độc tố vi nắm, phụ gia thực phẩm, V.V.
- Trong quá trình sản xuất: tất cả các thông số chế biến đều phải đáp ứng các yêu cầu như trong phân tích mối nguy của hệ thống HACCP, các điểm kiểm soát quan trọng đều được nhân viên vận hành theo dõi và ghi báo cáo. Hồ sơ lưu các thông số phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử dụng của sản phẩm.
—_ Đối với thành phẩm: Phòng Kiểm tra Chất lượng của nhà máy sẽ kiểm tra từng lô hàng sản xuất theo thủ tục quy định. Khi kết quả kiểm tra đạt yêu cầu kết hợp với việc xem xét các thông số quá trình chế biến nhà máy mới kết luận cho
xuất hàng. Hồ sơ kiểm tra cho từng lô hàng phải được lưu trữ đến hết thời hạn sử
dụng của sản phẩm. Định kỳ mẫu các loại sản phẩm phải được gửi đến cơ quan
chức năng để phân tích để đánh giá mức độ phù hợp của hệ thống. Đây là điểm
mạnh của công ty chính mô hình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt như trên mà sản phẩm của công ty luôn đảm bảo uy tín về chất lượng hàng Việt Nam chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế .
s* Mô hình quản lý
Vinamilk thực hiện mô hình quản lý từ trên xuống, bộ máy tổ chức được
sắp xếp ít cấp bậc và hệ thống thông tin đa chiều, tính linh hoạt chưa cao.
Vinamilk đang từng bước cải thiện hệ thống quản lý của mình theo quan
điểm kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh
doanh bên vững
Tóm lại: Từ các phân tích môi trường nội bộ ở trên cho thấy Vinamilk có
vị thế khá vững mạnh về tài chính, vật chất, thiết bị máy móc hiện đại, công suất
cao , nguồn nhân sự vững mạnh từ cấp nhân viên dồi dào, năng động, sáng tạo đến cấp quản trị có năng lực lãnh đạo và có tầm nhìn chiến lược, hoạt động nghiên cứu đảm bảo chất lượng rất tốt, đây chính là những điểm mạnh, công ty cần phải tận dụng những điểm mạnh này để đưa ra chiên lược kinh doanh phù
hợp. Ngoài công ty Vinamilk còn phải đối mặt với những điểm yếu của mình
như: hoạt động marketing còn yếu chưa tương xứng với vị thế của công ty, chỉ phí quảng cáo cao, tràn lan, còn nhiều mục quảng cáo kém hiệu quả, lực lượng lao động thay đối không ổn định, trong khi nguồn lao động có tay nghề ngày càng khan hiếm và tiền lương lao động có xu hướng tăng, chế độ khen thưởng cho các hoạt động cải tiến còn khá thấp, tuy máy móc hiện đại nhưng năng suất chưa cao do sản xuất quá nhiều sản phẩm trên những dây chuyền cố định... Trong thời gian tới để khắc phục những điểm yếu này công ty củng cố lại hoạt động marketing, khuyến khích các hoạt nghiên cứu ứng dụng và sáng kiến mới.Các phân tích này có ý nghĩa rất quan trọng cung cấp thông tin làm cơ sở để xây dựng ma trận các yêu tô bên trong IEFE. Từng yêu tô này có vai trò và mức
độ quan trọng khác nhau đối với công ty, điều này được thê hiện qua bảng ma trận IFE dưới đây
‹.
s* Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Bảng 19 - Ma trận IFE
Sft Các yêu tô bên trong Mức độ quan | Phân Sô đêm | Tính chất
— trọng các yêu tô | lọai | quan trọng | Tác động
I1 | Chât lượng sản phâm tôt 0.1 4 0.4 +
2 | Khả năng tài chính mạnh 0.06 4 0.24 +
3 | Uy tín nhãn hiệu 01 4 0.4 +
4 | Công nghệ sản xuất hiện đại 0.07 4 0.28 +
5| Hệ thống phân phối mạnh 0.05 3 0.15 +
6 | Văn hoá tổ chức tốt 0.04 4 0.16 +
7 | Thừa hưởng kết quả nghiên 0.07 4 0.28 +
cứu phát triển sản phẩm tiên tiến từ nước ngoài
§ | Đội ngũ nhân viên trẻ, năng 0.05 3 0.15 +
động
9 | Công suất sản xuất đủ 0,04 2 0,08 +
10 | Chế độ khen thưởng sáng kiến 0.04 1 0.04 -
cải tiễn thấp -
11 | Tính linh hoạt của công ty yếu 0.04 2 0,08 -
12 | Lực lượng lao động thay đổi 0.04 2 0.08 -
13 | Giá thành sản phẩm cao 0.1 2 0.2 -
14 | Chi phí quảng cáo cao 0.09 1 0.09 -
15 | Năng suất không cao do sản 0.04 2 0.08 -
xuất quá nhiều sản phẩm trên những dây chuyền cố đinh
16 |Quy định của Vinamilk về 0.07 2 0.14 -
quảng cáo và giới thiệu sản phẩm quá nghiệm ngặt
Tổng số 1,00 3,01
Nhận xét: Với tổng số điểm quan trọng 3,01 so với mức trung bình 2,5
cho thấy Vinamilk có tiềm lực chưa thật sự mạnh. Bên cạnh những điểm mạnh