Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở Việt Nam (Trang 40 - 51)

8. Cấu trúc luận vă n

2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mầm non

Theo bảng “Các tiêu chí và chỉ số chất lượng của hệ thống giáo dục mầm non”, tiêu chí “Người dạy – Giáo viên mầm non” được cụ thể hoá thành 3 chỉ số chất lượng như sau: (1) Tỉ lệ giáo viên/ lớp, (2) Tỉ lệ giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo đạt chuẩn và trên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, (3) Tỉ lệ giáo viên đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp (3 lĩnh vực: Đạo đức, tư cách; Kiến thức chuyên môn, Kỹ năng sư phạm) [14]. Song, các chỉ số này còn mang tính vĩ mô và chưa thể hiện được tính cụ thể trong yêu cầu đánh giá chất lượng giáo viên.

Tại các quốc gia trên thế giới, các tiêu chí đánh giá giáo viên được cụ thể hoá và hợp thức hoá trong các luật về chuẩn chuyên môn. Các tiêu chí xác định chất lượng giáo viên mầm non được xây dựng thành chuẩn và được sử dụng ngay trong văn bản pháp lý về luật cấp phép hành nghề đối với những người tham gia làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non. [22]

Học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, và dựa vào điều kiện cụ thể của giáo viên tại các cơ sở GDMN khu vực TP tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất hệ thống 8 tiêu chí sau đây:

Tiêu chí #1: Kiến thức cơ bản

Giáo viên mm non phi nm vng được nhng kiến thc cơ bn mang tính cht bao quát và toàn din.

Chỉ số thực hiện:

1. Kết hợp nội dung kiến thức cơ bản với các hoạt động trong lớp học 2. Luôn học hỏi về mọi vấn đề. Bổ sung và làm giàu việc học của mình từ các nguồn thông tin khác nhau ngoài lĩnh vực giáo dục

3. Thể hiện các kĩ năng giao tế xã hội và liên cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau.

4. Sử dụng hiệu quả các kĩ thuật giao tiếp truyền thông

Các chỉ số kiến thức

1. Am hiểu những khái niệm nền tảng về mĩ thuật, ngôn ngữ, toán học, khoa học, công nghệ và các nghiên cứu xã hội.

2. Hiểu biết tầm quan trọng của việc kết nối các hoạt động trong lớp học và kiến thức căn bản.

3. Hiểu rõ những kĩ năng liên hệ liên cá nhân và các tương tác xã hội căn bản. 4. Biết các kĩ thuật giao tiếp hiệu quả

Tiêu chí #2: Kiến thức về các giai đoạn phát triển ở trẻ thơ

Giáo viên mm non phi nm vng được kiến thc v s sinh trưởng đin hình/không đin hình trong tng giai đon phát trin ca tr, cũng như các kiến thc nhm to điu kin cho tr thơ sinh trưởng và phát trin lành mnh.

Chỉ số thực hiện

1. Sử dụng các kiến thức về sự khác biệt giữa từng em bé trong từng giai đoạn phát triển và tiếp cận với việc học để tạo và hoàn thiện môi trường học hỏi cho phù hợp với những nhu cầu cá nhân của tất cả trẻ thơ trong nhóm.

2. Sử dụng các kiến thức về sự phát triển của trẻ để chuẩn bị cho bước phát triển kế tiếp của từng em bé trong nhóm.

3. Thể hiện sự hiểu biết về các hệ quả phát triển trong hành vi và sự thể hiện của trẻ do các sự kiện trong đời sống cũng như những nhân tố gây căng thẳng gây ra.

4. Nhận biết các dấu hiệu của sự tổn thương về tâm lý, ngược đãi, và bỏ mặc trẻ thơ.

5. Nhận biết những dấu hiệu phát triển điển hình/không điển hình trong sự sinh trưởng về thể chất, hành vi và biểu hiện của trẻ.

6. Đặt ra được các mục tiêu phản ánh những dấu hiệu trông đợi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

7. Báo cáo cho những người có thẩm quyền về những dấu hiệu ngược đãi về cảm xúc, thể chất và tình dục hoặc bỏ bê trẻ thơ.

Chỉ số kiến thức

1. Hiểu được tiến trình phát triển ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ thơ từ sơ sinh cho đến 8 tuổi.

2. Biết được những khác biệt trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ thơ, làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu cá nhân của những trẻ phát triển điển hình/ không điển hình trong một tổ chức giáo dục toàn diện.

3. Hiểu được rằng những sự kiện trong đời và những nhân tố gây ra căng thẳng có thể ngăn cản trẻ thơđạt được sự phát triển tốt nhất.

Tiêu chí #3: Nền tảng của giáo dục và học hành.

Giáo viên mm non hiu rõ lch s, triết lý ca các hc thuyết v

dy hc như mt nn tng để lên kế hoch cho nhng chương trình hc phù hp vi s phát trin ca tng em bé trong nhóm tr.

Chỉ số thực hiện

1. Áp dụng các tri thức nền tảng về lịch sử, lý thuyết và triết học cũng như những nghiên cứu đương thời để luyện tập.

2. Thảo luận và chia sẻ với đồng nghiệp những thông tin về những học thuyết và triết lý đương đại cũng như những ứng dụng thực tiễn của chúng.

3. Sửa chữa, bổ sung những phương diện khác nhau của chương trình giảng dạy và chương trình mẫu cho môi trường giáo dục mầm non theo cách phù hợp với sự phá triển của mọi trẻ thơ.

Chỉ số kiến thức

1. Hiểu rõ những học thuyết về việc học tập và; biết cách sử dụng kiến thức này trong việc lên kế hoạch giáo án để đảm bảo mục tiêu chương trình học cho tất cả mọi trẻ thơ.

2. Biết lịch sử, triết lý và các học thuyết về giáo dục có ảnh hưởng đến cách thực hành và việc sắp xếp

3. Hiểu những học thuyết giáo dục và học cũng như các quan điểm và các trào lưu triết lí định hình giáo dục, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của chúng trong hoàn cảnh đương đại.

4. Hiểu được những nghiên cứu và học thuyết có ảnh hưởng thế nào với sự thực hành hiện tại.

5. Hiểu những nghiên cứu đương thời về các học thuyết và triết lý về việc học của trẻ thơ.

Tiêu chí #4 : Chương trình và hướng dẫn

Giáo viên mu giáo hiu và nm vng các bài tp phù hp vi các giai đon phát trin ca tr và có kh năng phát trin chương trình và hướng dn cho tt c hc sinh.

Chỉ số thực hiện

1. Thể hiện kiến thức về việc tổ chức các hoạt động chơi mà học mang tính tích hợp và có ý nghĩa, ứng dụng vào giờ học để phát huy sự phát triển của trẻ thơ.

2. Sử dụng các thông tin quan sát và đo lường theo nhóm hoặc cá nhân để thiết kế hướng dẫn phù hợp với nhu cầu thực tế của trẻ trong sự phát triển toàn diện và hướng trẻ tới bước phát triển tiếp theo.

3. Trang bị về học tập tích cực và xây dựng kiến thức trong lớp học bằng cách chuẩn bị nhiều lựa chọn khác nhau, tuân thủ các nguyên tắc như thừa nhận mọi nhu cầu và sở thích cá nhân của tất cả trẻ thơ trong lớp; phối hợp đa giác quan, nhận biết các cách học hỏi; các thế mạnh và các mức độ phát triển khác nhau; mang lại những tình huống yêu cầu giải quyết vấn đề thực tế và phù hợp; và khuyến khích tương tác với người lớn và với các bạn.

4. Nhận biết các nhân tố và tình huống phát huy hoặc làm thui chột động lực; giúp đỡ trẻ thơ tự tạo ra động lực, sử dụng các hoạt động cá nhân cũng như hợp tác để tạo ra động lực đạt tới cho trẻ.

5. Tạo ra các kế hoạch gắn kết những nhu cầu và biểu hiện của tất cả trẻ trong nhóm và thích nghi hoá các kế hoạch đó để đảm bảo và nhấn mạnh các nhu cầu và hứng thú trong tiến trình và động lực.

6. Khuyến khích sự phản ánh của trẻ thơ, phát huy các kĩ năng tư duy phê phán và khuyến khích các cách hỏi bằng cách kết nối các ý tưởng mới với những ý tưởng thân quen và những kinh nghiệm đã nắm vững; mang lại các cơ hội cho trẻ tham gia một cách tích cực, vận dụng tay, kiểm tra các ý tưởng và dụng cụ; khuyến khích trẻ tham gia vào tìm hiểu và kiểm tra giả thuyết; và phát triển chương trình học trên lớp theo đó khuyến khích trẻ thơ nhìn, hỏi và trình bày các ý tưởng của mình theo các phương diện khác nhau.

7. Sử dụng các hướng dẫn; đánh giá các nguồn thông tin và tài liệu chương trình về tính thực tiễn, chính xác và hữu ích để thể hiện những tư tưởng và những khái niệm đặc biệt.

8. Đánh giá việc đạt tới các mục tiêu học tập, việc lựa chọn các chiến lược và tài liệu dạy học có tính tương tác đểđạt tới những mục đích dạy dỗ khác nhau và làm thế nào đểđáp ứng được nhu cầu của tất cả trẻ thơ trong nhóm.

9. Lựa chọn và đánh giá các chủ đề học tập theo các vấn đề như hợp lý về nhận thức, ý nghĩa và toàn diện về tư duy.

10. Phát huy các chiến lược tích cực để giải quyết tranh chấp, giúp trẻ phát huy khả năng kiềm chế trong phát triển và phát huy các mối tương tác xã hội tích cực của trẻ với các bạn trong cùng nhóm.

Chỉ số kiến thức

1. Hiểu rằng sự phát triển toàn diện sẽ có ảnh hưởng đến quyết định tiếp thu đối với tất cả trẻ thơ.

2. Hiểu được cách trẻ xây dựng kiến thức và nắm bắt các kĩ năng, làm sao để các chiến lược dạy dỗ tạo ra được một môi trường lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy sự học của học sinh.

3. Hiểu được cách nhấn mạnh những khái niệm cơ bản, tạo ra các mối liên hệ và hướng dẫn trẻ nắm vững được các kĩ năng nền tảng.

4. Hiểu biết về các lĩnh vực bên ngoài, các phong cách học tập khác nhau và sự thể hiện khác nhau và biết các sử dụng những thông tin này để thiết kế bài giảng làm sao để khuyến khích được những thế mạnh của trẻ như những nền tảng căn bản của sinh trưởng và phát triển.

5. Hiểu được những lợi thế và những giới hạn đi cùng các chiến lược dạy học khác nhau.

6. Hiểu được cách đề cao việc học qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau.

7. Biết cách lên kế hoạch dạy dỗ để đạt được mục tiêu theo hướng dẫn nâng cao của nhà nước và tạo ra một nhịp cầu hiệu quả giữa mục tiêu chương trình và kinh nghiệm của trẻ.

8. Hiểu biết về quy trình nắm bắt ngôn ngữ mới và về các chiến lược hỗ trợ cho trẻ thơ không sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính.

9. Biết khi nào cần hỏi và hỏi như thế nào để khuyến khích cuộc trò chuyện theo các cách khác nhau (ví dụ, giúp trẻ phát âm rõ ràng và suy nghĩ, khuyến khích trẻ mạo hiểm, giải quyết vấn đề, khuyến khích tư duy hội tụ và phân tán… )

10. Biết lựa chọn thời điểm và cách tiếp cận tới các dịch vụ hay nguồn thông tin đểđáp ứng nhu cầu của trẻ thơ.

Tiêu chí #5: Gia đình, văn hoá và cộng đồng.

Giáo viên mu giáo hiu được s nh hưởng ca gia đình, cng

đồng và văn hoá đối vi vic hc và s phát trin ca tr thơ.

Chỉ số thực hiện

1. Tích hợp những kinh nghiệm thích hợp phản ánh các nét đặc thù văn hoá, truyền thống và quan điểm của cộng đồng ngoài nhà trường trong môi trường hàng ngày của trẻ.

2. Nêu giương về việc tôn trọng mọi cá nhân.

3. Kết hợp với gia đình trong đánh giá và lên kế hoạch cho trẻ.

4. Giao tiếp bằng cách thể hiện sự nhạy cảm đối với cấu trúc gia đình, văn hoá và giới tính.

5. Điều tiết kế hoạch làm việc gia đình và các tình huống khác. 6. Kết nối gia đình với các nguồn thông tin cộng đồng.

7. Giao tiếp một cách có hiệu quả với phụ huynh và những chuyên gia thuộc lĩnh vực khác quan tâm tới tình trạng phát triển toàn diện của trẻ thơ.

8. Phát triển và tiến hành chương trình học tích hợp tập trung vào nhu cầu và hứng thú của trẻ và tính tới các nội dung có giá trị văn hoá cũng như thể nghiệm trong gia đình của trẻ (ngôn ngữ, tôn giáo, truyền thống… )

9. Thể hiện khả năng kết hợp với các gia đình bằng những hoạt động giáo dục gia đình (ví dụ như các buổi thảo luận nhỏ trên lớp )

Chỉ số kiến thức

1. Hiểu được mối quan hệ của trẻ với gia đình, văn hoá và cộng đồng và sử dụng thông tin này như nền tảng của việc kết nối việc giảng dạy với hoạt động và kinh nghiệm của trẻ. (ví dụ vẽ ra những mối quan hệ rõ ràng giữa bài học và thực tế cộng đồng, lên kế hoạch cho các hoạt động có thể liên hệ tới kinh nghiệm và văn hoá của trẻ,…)

2. Hiểu được rằng giao tiếp mở và mối quan hệ với gia đình là một yếu tố nhạy cảm hỗ trợ trẻ sinh trưởng và phát triển một cách lành mạnh.

3. Hiểu được tính đa dạng về văn hoá và những ảnh hưởng đến GD. 4. Biết được động lực văn hoá của cộng đồng lớn.

5. Hiểu biết về những ảnh hưởng của khác biệt giới tính đối với việc học và việc dạy trong môi trường GDMN.

Tiêu chí #6: Quan sát và đánh giá

Giáo viên mu giáo là người có kiến thc v đánh giá và đo lường và biết cách s dng thông tin đánh giá để lên kế hoch cho chương trình hot động phù hp và có phn hi cho gia đình.

Chỉ số thực hiện

1. Lựa chọn, phát triển và sử dụng các đánh giá dựa trên thể hiện của trẻ nhằm mục đích lên kế hoạch các chương trình, môi trường và tương tác phù hợp cho trẻ thơ.

2. Lựa chọn, phát triển và sử dụng các đánh giá thành phần và đánh giá tóm tắt đối với toàn bộ chương trình để đảm bảo sự phù hợp chung cũng như chất lượng toàn diện của cả môi trường đối với trẻ thơ, gia đình và cộng đồng.

3. Thu thập và sử dụng thông tin về hoạt động của trẻ, các hành vi học hỏi, các nhu cầu và tiến trình từ các nguồn như gia đình, đồng nghiệp và bản thân trẻ thơ nhằm mục đích lên kế hoạch chương trình học tập và để phục vụ tiến trình đánh giá.

4. Tổ chức các cuộc tìm hiểu lớp học tích cực và liên kết với đồng nghiệp để thực hiện các đánh giá có hiệu quả.

5. Đánh giá hiệu quả của môi trường đối với cả nhóm cũng như đối với từng cá nhân.

6. Sử dụng các hoạt động tự đánh giá để giúp trẻ trở nên có ý thức với những điểm mạnh của mình và khuyến khích trẻ tự đề ra những mục tiêu cá nhân cho việc học.

7. Tự quản chế các hoạt động dạy dỗ của bản thân trong mối quan hệ với tiến trình của trẻđể sửa chữa và hoàn thiện các cách tiếp cận dạy học.

8. Duy trì những ghi chép có ích về những việc trẻ làm

Chỉ số kiến thức

1. Hiểu biết những điểm then chốt của học thuyết đo lường, biết cách lựa chọn, quản trị và trình diễn được các chiến lược và các công cụ đánh giá phù hợp đối với các kết quả học tập cần đánh giá.

2. Hiểu biết các đặc tính, cách sử dụng, các ưu thế và giới hạn của các loại đánh giá khác nhau (ví dụ, các phương tiện liên quan đến chuẩn và quy phạm; các bài kiểm tra chuẩn, các đánh giá sự thể hiện, hệ thống quan sát, các tác phẩm của trẻ tạo ra,…)

3. Biết cách sử dụng các đánh giá trực tiếp và gián tiếp để đảm bảo sự diễn tiến phát triển toàn diện của tất cả trẻ em trong nhóm.

Tiêu chí #7: Trình độ nghiệp vụ

Giáo viên mu giáo phi theo đui và nêu gương mt cách tích cc v đạo đức ngh nghip, trình độ nghip v và cam kết hc tp sut đời.

Chỉ số thực hiện

1. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức và pháp lí liên quan đến nghề nghiệp.

2. Ủng hộ tiếp cận bình đẳng và sự cải thiện chất lượng chương trình, dịch vụ và điều kiện sống vì trẻ thơ và gia đình, cũng như đấu tranh cho uy tín nghề nghiệp và điều kiện làm việc của những giáo viên mẫu giáo khác.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống tiêu chí và quy trình đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục mầm non khu vực thành phố ở Việt Nam (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)