8. Cấu trúc luận vă n
1.3. Cơ sở lý luận của đánh giá chất lượng GDMN tại cơ sở
1.3.1. Giáo dục mầm non theo cách tiếp cận hệ thống
Xét trên quan điểm hệ thống đào tạo, Quy trình đào tạo được xem như một hệ thống bao gồm các yếu tố: Mục tiêu giáo dục (educational Goals); Chương trình đào tạo (curriculum); Nội dung (Content); hình thức tổ chức dạy học (Organizing type); sự dạy (teaching); sự học (learning) và kiểm tra đánh giá (evaluation). Khâu kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng và quan trọng nhất bởi nó liên quan tới mọi yếu tố của quy trình, nó mang lại sự đối chiếu giữa kết quả đào tạo và mục tiêu đào tạo. Sơ đồ quy trình đào tạo được thể hiện như sau:
Sơ đồ 1.3.1.1. Sơ đồ quy trình giáo dục Sơ đồ quy trình giáo dục mầm non được thể hiện như sau:
1: Yêu cầu của xã hội là cơ sởđể định mục tiêu giáo dục
2. Mục tiêu giáo dục được cụ thể hoá trong chương trình và nội dung
3. Chương trình và nội dung được triển khai thông qua tổ chức và quản lý.
4. Sự truyền tải dẫn tới tiếp thu
5. Đánh giá liên quan tới mọi yếu tổ của quy trình Yêu cầu của xã hội (Society Requirements) Tổ chức và quản lý Mục tiêu giáo dục (Educational Goals) Chương trình và nội dung (Curriculum and content)
1
2
3
Sự dạy, sự truyền tải
Teaching 4 Sự họLearning c, sự tiếp thu
Đánh giá quy trình giáo dục Educational Output Evaluation
Mục tiêu - Trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm và thẩm mĩ - Trẻ bắt đầu hình thành nhân cách - Chuẩn bị vào lớp 1 NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH Giáo dục
Sơ đồ 1.3.1.2. Sơ đồ quy trình giáo dục mầm non
Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
Dinh dưỡng Thời gian biểu sinh hoạt Vệ sinh An toàn Phát triển thể chất và vận động Phát triển não bộ, các giác quan và nhận thức Phát triển tình cảm và hành vi xã hội Phát triển ngôn ngữ Phát triển cảm quan nghệ thuật CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ Tổ Đội ngũ Học sinh Cơ sở vật Tài chính Kế hoạch đánh giá hứ hấ Giáo viên Tạo ra sự thay đổi Sự phát triển của trẻ thơ Phát triển thể chất Phát triển cơ bắp Phát triển nhận thức và tư duy Phát triển cảm xúc và xã hội Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp SẴN SÀNG VÀO LỚP 1 27
1.3.2. Đánh giá chất lượng giáo dục mầm non
Nếu như mục tiêu, nội dung chương trình Giáo dục mầm non mang tính chất chung cho toàn hệ thống GDMN thì nhân tố quy định sự khác biệt của các quy trình GDMN tại các cơ sở khác nhau bắt đầu từ việc triển khai tổ chức và quản lý theo điều kiện cụ thể của cơ sở. Công tác tổ chức quản lý tại cơ sở sẽ đặt ra những chế ước đối với người giáo viên, và ảnh hưởng tới quá trình giáo viên thiết lập tương tác gây ra sự thay đổi ở trẻ. Nói cách khác, cdhất lượng GDMN tại các cơ sở được quy định bởi chất lượng của các thành phần sau:
9 công tác tổ chức quản lý hoạt động của cơ sở GDMN
9 điều kiện cơ sở vật chất
9 giáo viên
9 sự phát triển của trẻ thơ trong quá trình học tập
Mỗi thành phần nêu trên được cấu thành từ các tiêu chí chất lượng căn bản. Đánh giá chất lượng GDMN khó có thể thực hiện trực tiếp trên các tiêu chí chất lượng căn bản, do đó, việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá cụ thể bằng cách phân tích từ các nhân tố quyết định chất lượng chính là việc làm cần thiết để đơn giản hoá và cụ thể hoá công tác đánh giá.
Các nhân tố quyết định chất lượng GDMN tại các cơ sở GDMN nói chung có thể phân chia thành các tiêu chí cụ thể hơn như sau:
(1) Công tác tổ chức, quản lý hoạt động của cơ sở GDMN - Lập kế hoạch, phân bổ các nguồn lực
- Tổ chức các phòng ban chuyên môn: - Quản lí vĩ mô về học sinh:
+ Số lượng trẻ nhập học; thông tin, dữ liệu về trẻ + Dữ liệu đánh giá sự phát triển của trẻ
- Tổ chức các hoạt động khảo sát, đánh giá thường kì và thường niên: + Đánh giá giáo viên: kĩ năng, kiến thức
+ Đánh giá sự phát triển của trẻ + Khảo sát ý kiến của phụ huynh - Quản lí tài chính
(2) Cơ sở vật chất:
+ Cơ sở vật chất toàn trường: số phòng học, sân chơi (cây xanh, bãi cát, cầu trượt, đu quay); khu vệ sinh; nhà bếp
+ Cơ sở vật chất lớp học: các góc chơi, ánh sáng, trang thiết bị (đèn, quạt, …); giá để giày dép, túi xách; nhà vệ sinh riêng, giấy vệ sinh, xà phòng, bệ rửa
+ Đồ chơi, đồ dùng dạy học
+ Cơ sở vật chất có thể được đánh giá theo 3 tiêu chí là tính an toàn, vệ sinh và tính khoa học trong bài trí, sắp xếp.
(3) Giáo viên
- Tỷ lệ giáo viên theo từng trình độ đào tạo - Tỷ lệ trẻ/ giáo viên
- Tỷ lệ giáo viên/ tổng số cán bộ - Quan niệm về việc nuôi dạy trẻ - Phương pháp nuôi dạy trẻ
- Kỹ năng - Sức sáng tạo
- Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng của giáo viên (4) Sự phát triển của trẻ
- Sự phát triển thể chất và vận động
- Sự phát triển não bộ, các giác quan và nhận thức - Sự phát triển tình cảm, tâm lý và hành vi xã hội - Sự phát triển năng lực ngôn ngữ
- Sự phát triển về cảm quan nghệ thuật - Đánh giá sự sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ
31
1.3.3. Sơ đồ bộ khung đánh giá chất lượng giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non Đánh giá toàn hệ thống Đánh giá công tác tổ chức quản lý Đánh giá quản lí tài chính Đánh giá quản lý cơ sở vật chất Đánh giá quản lý dinh dưỡng cho trẻ Đánh giá quản lý kiểm tra đánh giá Đánh giá cơ sở vật chất Vệ
sinh An toàn Khoa học
Đánh giá giáo viên
Kiến thức Knăĩng hiThệựn c Tcách ư Đánh giá chất lượng phát triển của trẻ SẴN SÀNG VÀO LỚP 1 Phát triển thể chất Phát triển cảm xúc xã hội Phát triển nhận thức và trí tuệ Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp Phát triển cơ bắp Sơđồ 3.2.1. Sơđồ bộ khung đánh giá chất lượng giáo dục mầm non
1.4. Kết luận chương 1
Nghiên cứu chất lượng GDMN tại Việt Nam đi sau tốc độ phát triển của nghiên cứu đánh giá chất lượng GDMN thế giới khoảng 50 năm. Song, thừa kế được các cơ sở lý luận căn bản, các kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá chất lượng GDMN, lĩnh vực nghiên cứu chất lượng GDMN ở Việt Nam đang có những phát triển đáng chú ý.
Khi Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục đề xuất 19 tiêu chí cơ bản, và 63 chỉ số chất lượng của hệ thống Giáo dục mầm non, công trình nghiên cứu này, thêm một bước nữa, đã cụ thể hoá các tiêu chí chất lượng cơ bản, giúp cho kết quả đánh giá chất lượng GDMN khách quan hơn. Tuy nhiên, những chỉ số trên đây vẫn còn dừng lại ở mức độ tổng hợp, tức là các chỉ số này còn có thể khai thác cụ thể hơn để gần gũi hơn với những chủ thể và đối tượng của quy trình đánh giá GDMN. Luận văn này sử dụng những kết quả nghiên cứu trong nước, kết hợp với những kinh nghiệm của nước ngoài để xây dựng nên một hệ thống tiêu chí có thể sử dụng làm công cụ đánh giá GDMN ở các cơ sở GDMN khu vực Thành phố.
Do điều kiện đề tài, chúng tôi xin phép đi sâu vào hai lĩnh vực đánh giá
chính là đánh giá giáo viên và đánh giá khả năng sẵn sàng vào lớp 1 của trẻ mẫu giáo lớn.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON KHU VỰC THÀNH PHỐ TẠI VIỆT NAM
2.1. Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN khu vực Thành phố tại Việt Nam
2.1.1. Vai trò của đánh giá giáo viên mầm non
Trên thế giới, khi nhu cầu có một dịch vụ chăm sóc trẻ càng trở nên phổ biến đối với nhiều gia đình, thì mối quan tâm về một dịch vụ chăm sóc trẻ, trung tâm chăm sóc trẻ, giáo viên mẫu giáo/ nhà trẻ có chất lượng cao trở thành ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Yêu cầu này khiến các nhà quản lý giáo dục phải ý thức được công tác nâng cao chất lượng giáo dục cho các nhóm trẻ/ trường học thuộc sự quản lý của mình. Một trong những nhiệm vụ then chốt của nâng cao chất lượng GDMN tại các cơ sở GDMN là nâng cao chất lượng giáo viên mầm non.
Giáo viên mầm non là những người trực tiếp thực hiện tương tác với trẻ thơđể tạo ra những thay đổi mong đợi ở trẻ trong suốt quá trình đào tạo. Bởi vậy, giáo viên mầm non chính là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ thơ. Nhiều quốc gia trên thế giới nhận thức được rất rõ vai trò của người giáo viên, bởi vậy, công tác đánh giá giáo viên luôn được coi như một hoạt động đánh giá định kì, kết quả của công tác đánh giá giáo viên mang lại cho người quản lý những hiểu biết cụ thể về hiện trạng giáo viên mầm non của cơ sở GDMN cũng như hiện trạng toàn cục của quận huyện, thành phố, thậm chí là trên phạm vi cả nước.
Để quản lí giáo viên có hiệu quả, việc thực hiện đánh giá chất lượng giáo viên định kì là một trong những kênh chủ yếu của hệ thống đánh giá chất lượng GDMN. Đánh giá chất lượng giáo viên do đó cần được coi là
một trong những hoạt động chính của cơ sở GDMN, đặc biệt để ngăn chặn bệnh thành tích từ cá nhân đến tập thể.
2.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên mầm non
Theo bảng “Các tiêu chí và chỉ số chất lượng của hệ thống giáo dục mầm non”, tiêu chí “Người dạy – Giáo viên mầm non” được cụ thể hoá thành 3 chỉ số chất lượng như sau: (1) Tỉ lệ giáo viên/ lớp, (2) Tỉ lệ giáo viên nhà trẻ, mẫu giáo đạt chuẩn và trên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, (3) Tỉ lệ giáo viên đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp (3 lĩnh vực: Đạo đức, tư cách; Kiến thức chuyên môn, Kỹ năng sư phạm) [14]. Song, các chỉ số này còn mang tính vĩ mô và chưa thể hiện được tính cụ thể trong yêu cầu đánh giá chất lượng giáo viên.
Tại các quốc gia trên thế giới, các tiêu chí đánh giá giáo viên được cụ thể hoá và hợp thức hoá trong các luật về chuẩn chuyên môn. Các tiêu chí xác định chất lượng giáo viên mầm non được xây dựng thành chuẩn và được sử dụng ngay trong văn bản pháp lý về luật cấp phép hành nghề đối với những người tham gia làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non. [22]
Học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, và dựa vào điều kiện cụ thể của giáo viên tại các cơ sở GDMN khu vực TP tại Việt Nam, chúng tôi đề xuất hệ thống 8 tiêu chí sau đây:
Tiêu chí #1: Kiến thức cơ bản
Giáo viên mầm non phải nắm vững được những kiến thức cơ bản mang tính chất bao quát và toàn diện.
Chỉ số thực hiện:
1. Kết hợp nội dung kiến thức cơ bản với các hoạt động trong lớp học 2. Luôn học hỏi về mọi vấn đề. Bổ sung và làm giàu việc học của mình từ các nguồn thông tin khác nhau ngoài lĩnh vực giáo dục
3. Thể hiện các kĩ năng giao tế xã hội và liên cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau.
4. Sử dụng hiệu quả các kĩ thuật giao tiếp truyền thông
Các chỉ số kiến thức
1. Am hiểu những khái niệm nền tảng về mĩ thuật, ngôn ngữ, toán học, khoa học, công nghệ và các nghiên cứu xã hội.
2. Hiểu biết tầm quan trọng của việc kết nối các hoạt động trong lớp học và kiến thức căn bản.
3. Hiểu rõ những kĩ năng liên hệ liên cá nhân và các tương tác xã hội căn bản. 4. Biết các kĩ thuật giao tiếp hiệu quả
Tiêu chí #2: Kiến thức về các giai đoạn phát triển ở trẻ thơ
Giáo viên mầm non phải nắm vững được kiến thức về sự sinh trưởng điển hình/không điển hình trong từng giai đoạn phát triển của trẻ, cũng như các kiến thức nhằm tạo điểu kiện cho trẻ thơ sinh trưởng và phát triển lành mạnh.
Chỉ số thực hiện
1. Sử dụng các kiến thức về sự khác biệt giữa từng em bé trong từng giai đoạn phát triển và tiếp cận với việc học để tạo và hoàn thiện môi trường học hỏi cho phù hợp với những nhu cầu cá nhân của tất cả trẻ thơ trong nhóm.
2. Sử dụng các kiến thức về sự phát triển của trẻ để chuẩn bị cho bước phát triển kế tiếp của từng em bé trong nhóm.
3. Thể hiện sự hiểu biết về các hệ quả phát triển trong hành vi và sự thể hiện của trẻ do các sự kiện trong đời sống cũng như những nhân tố gây căng thẳng gây ra.
4. Nhận biết các dấu hiệu của sự tổn thương về tâm lý, ngược đãi, và bỏ mặc trẻ thơ.
5. Nhận biết những dấu hiệu phát triển điển hình/không điển hình trong sự sinh trưởng về thể chất, hành vi và biểu hiện của trẻ.
6. Đặt ra được các mục tiêu phản ánh những dấu hiệu trông đợi, phù hợp với từng giai đoạn phát triển.
7. Báo cáo cho những người có thẩm quyền về những dấu hiệu ngược đãi về cảm xúc, thể chất và tình dục hoặc bỏ bê trẻ thơ.
Chỉ số kiến thức
1. Hiểu được tiến trình phát triển ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ thơ từ sơ sinh cho đến 8 tuổi.
2. Biết được những khác biệt trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ thơ, làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu cá nhân của những trẻ phát triển điển hình/ không điển hình trong một tổ chức giáo dục toàn diện.
3. Hiểu được rằng những sự kiện trong đời và những nhân tố gây ra căng thẳng có thể ngăn cản trẻ thơđạt được sự phát triển tốt nhất.
Tiêu chí #3: Nền tảng của giáo dục và học hành.
Giáo viên mầm non hiểu rõ lịch sử, triết lý của các học thuyết về
dạy học như một nền tảng để lên kế hoạch cho những chương trình học phù hợp với sự phát triển của từng em bé trong nhóm trẻ.
Chỉ số thực hiện
1. Áp dụng các tri thức nền tảng về lịch sử, lý thuyết và triết học cũng như những nghiên cứu đương thời để luyện tập.
2. Thảo luận và chia sẻ với đồng nghiệp những thông tin về những học thuyết và triết lý đương đại cũng như những ứng dụng thực tiễn của chúng.
3. Sửa chữa, bổ sung những phương diện khác nhau của chương trình giảng dạy và chương trình mẫu cho môi trường giáo dục mầm non theo cách phù hợp với sự phá triển của mọi trẻ thơ.
Chỉ số kiến thức
1. Hiểu rõ những học thuyết về việc học tập và; biết cách sử dụng kiến thức này trong việc lên kế hoạch giáo án để đảm bảo mục tiêu chương trình học cho tất cả mọi trẻ thơ.
2. Biết lịch sử, triết lý và các học thuyết về giáo dục có ảnh hưởng đến cách thực hành và việc sắp xếp
3. Hiểu những học thuyết giáo dục và học cũng như các quan điểm và các trào lưu triết lí định hình giáo dục, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của chúng trong hoàn cảnh đương đại.
4. Hiểu được những nghiên cứu và học thuyết có ảnh hưởng thế nào với sự thực hành hiện tại.
5. Hiểu những nghiên cứu đương thời về các học thuyết và triết lý về việc học của trẻ thơ.
Tiêu chí #4 : Chương trình và hướng dẫn
Giáo viên mẫu giáo hiểu và nắm vững các bài tập phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ và có khả năng phát triển chương trình và hướng dẫn cho tất cả học sinh.