Tình hình dân số và lao động xã Phú Xuân

Một phần của tài liệu Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Tình hình dân số và lao động xã Phú Xuân

Lao động là vốn quý, là yếu tố cơ bản nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của mọi hình thức kinh tế xã hội, khơng cĩ một quá trình sản xuất nào diễn ra mà khơng cĩ sự tham gia của lao động. Vì vậy việc tổ chức sử dụng hợp lí cũng như việc nâng cao chất lượng lao động là điều rất quan trọng.

Đối với gia đình sử dụng tốt nguồn lao động là cơ sở để tạo ra thu nhập nâng cao mức sống. Để thấy rõ tình hình biến động dân số và lao động của xã Phú Xuân ta đi nghiên cứu bảng 2:

Năm 2010 số hộ nơng nghiệp của xã là 1902 hộ tương ứng với 94,86 % tổng số hộ, số hộ phi nơng nghiệp chỉ cĩ 103 hộ chiếm 5,14% số hộ tồn xã và cĩ xu hướng tăng lên ở các năm tiếp theo. Năm 2011 so với năm 2010 số hộ nơng nghiệp tăng 18 hộ tương ứng với 0,95 %. Năm 2012 so với năm 2011 số hộ nơng nghiệp tăng 17 hộ tương ứng với 0,89 %, điều này cho thấy phát triển các ngành nghề khác ở địa phương chưa được bà con chú trọng. Bởi vì trên thực tế trên thực tế xã đã tổ chức nhiều lớp tập huấn ngành nghề như chằm nĩn, làm hương, làm nấm rơm... nhưng rất ít người vận dụng kiến thức được trang bị để làm thêm gĩp phần tăng thu nhập cho gia đình. Do đĩ nhìn chung đa phần người dân ở xã Phú Xuân vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nơng nghiệp. Tuy nhiên, vẫn cĩ một số bà con bước đầu đã chuyển cơng việc từ nơng nghiệp sang các ngành nghề dịch vụ vì thế tỷ lệ hộ phi nơng nghiệp vào năm 2011 tăng lên so với năm 2010 là 27 hộ tương ứng với 26,21 % và năm 2012 so với năm 2011 tăng 13 hộ tương ứng với 10%, cĩ thể nĩi đây là bước phát triển ban đầu trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế nâng cao đời sống nhân dân.

Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Xuân qua 3 năm 2010 - 2012 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) +/- Cơ cấu (%) +/- Cơ cấu (%) 1. Tổng số hộ 2005 100 2050 100 2080 100 45 2,24 30 1,46 - Hộ nơng nghiệp Hộ 1902 94,86 1920 93,66 1937 93,13 18 0,95 17 0,89 - Hộ phi nơng nghiệp Hộ 103 5,14 130 6,34 143 6,88 27 26,21 13 10,00 2. Tổng số khẩu 8312 100,00 8347 100,00 8686 100,00 35 0,42 339 4,06 - Nam Khẩu 3914 47,09 4002 47,95 4106 47,27 88 2,25 104 2,60 - Nữ Khẩu 4398 52,91 4345 52,05 4580 52,73 -53 -1,21 235 5,41 3. Tổng số lao động 4253 100,00 4345 100,00 4446 100,00 92 2,16 101 2,32 - Lao động nơng nghiệp Người 4023 94,59 4100 94,36 4179 93,99 77 1,91 79 1,93 - Lao động phi nơng nghiệp Người 230 5,41 245 5,64 267 6,01 15 6,52 22 8,98 4. Một số chỉ tiêu bình quân

- BQ khẩu / Hộ Khẩu /Hộ 4,15 - 4,07 - 4,18 - -0,07 -1,78 0.10 2,56 - BQ LĐ / Hộ LĐ / Hộ 2,12 - 2,12 - 2,14 - 0,00 -0,08 0.02 0,85 - BQ LĐNN / Hộ NN LĐ / Hộ 2,12 - 2,14 - 2,16 - 0,02 0,96 0.02 1,03

Là một xã gần như thuần nơng nên lao động nơng nghiệp của xã cũng tăng dần, được thể hiện lao động nơng nghiệp năm 2010 là 4023 lao động tương ứng với 94,59% tăng lên 4179 lao động tương ứng với 93,99% vào năm 2012. Bên cạnh đĩ lao động phi nơng nghiệp cũng cĩ xu hướng tăng dần từ 230 lao động tương ứng với 5,41% năm 2010 tăng lên 267 lao động tương ứng với 6,01% năm 2012. Tuy số lượng lao động tăng nhưng tốc độ tăng lao động nơng nghiệp giảm dần, đây là dấu hiệu tốt.

Nguyên nhân của sự việc này là do kết quả sản xuất nơng nghiệp đạt được khơng cao, khơng đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống nên một số lao động nơng nghiệp đã chuyển sang làm các ngành nghê khác nhằm tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho gia đình. Bên cạnh đĩ số lượng thanh niên được học hành, đào tạo phần lớn họ chọn cho mình những ngành nghề khác. Do vậy mà số lượng lao động phi nơng nghiệp tăng lên. Cụ thể năm 2011 so với năm 2010 tăng 15 lao động, năm 2012 so với 2011 tăng 22 lao động. Tốc độ tăng lao động phi nơng nghiệp qua các năm tăng, do mức sống của người dân qua các năm tăng nên nhu cầu về các loại hàng hĩa phi nơng nghiệp hay cũng như nhu cầu về các dịch vụ giải trí của người dân ngày càng tăng, năm bắt được điều đĩ nên một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư kinh doanh buơn bán. Chính vì vậy mà tỷ lệ lao động tham gia vào các ngành nghề phi nơng nghiệp tăng.

Quy mơ khẩu bình quân của hộ ít thay đổi qua các năm chỉ dao động từ 4,15 khẩu/hộ năm 2010 xuống 4,07 khẩu/hộ năm 2011 và rồi tăng lên 4,18 khẩu/hộ năm 2012. Và bình quân lao động từ năm 2010 và năm 2011 khơng thay đổi vẫn 2,12 lao động/hộ nhưng tới năm 2012 thì bình quân lao động / hộ tăng lên 2,14 lao động/hộ. Nhưng tỷ lệ tăng khơng đáng kể 0,85% , điều đĩ cũng là kết quả của cơng tác kế hoạch hĩa gia đình và ý thức của người dân trong việc sinh đẻ cĩ kế hoạch.

Một phần của tài liệu Tình hình việc làm và thu nhập của lao động nữ xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w