Hình thái bề mặt gia cơng là kết quả tổng hợp của rất nhiều tác động cơ – lý – hóa phức tạp trong vùng mài. Một trong những yếu tố được thể hiện rất rõ là hiện tượng dính bám trên bề mặt gia cơng xảy ra do những tương tác hóa học trong vùng mài dưới điều kiện nhiệt độ và ma sát lớn, hiện tượng này phụ thuộc vào vật liệu gia công, vật liệu hạt mài, thành phần hóa học của dung dịch trơn nguội, tốc độ tưới nguội,…
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ dung dịch tưới nguội đến hình thái bề mặt, các tác giả K. Pamesh, H. Huang và L. Yin [12] đã tiến hành mài ở vận tốc cắt 42 m/s và 104 m/s với tốc độ dung dịch tưới nguội khác nhau, ảnh SEM bề mặt mài được cho trong hình 2.9 đến hình 2.14.
Từ hình 2.9 đến hình 2.14 ta có nhận xét:
- Với cùng một vận tốc cắt thì khi sử dụng tốc độ tưới nguội cao sẽ cho chất lượng bề mặt mài tốt hơn khi sử dụng tốc độ tưới nguội thấp.
- Khi sử dụng cùng một tốc độ tưới nguội thì chất lượng bề mặt mài sẽ tốt hơn khi vận tốc cắt cao hơn.
Hình 2.9. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 42 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 3,5 m/s [12].
Hình 2.10. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 42 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 10 m/s [12].
Hình 2.11. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 42 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 15,4 m/s [12].
Hình 2.12. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 104 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 3,5 m/s [12].
Hình 2.13. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 104 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 10 m/s [12].
Hình 2.14. Ảnh SEM bề mặt mài với vận tốc cắt 104 m/s, tốc độ dung dịch trơn nguội 16 m/s [12].