7. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Biện pháp so sánh
So sánh là một dạng thức được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ. Theo Đinh Trọng Lạc :“So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại nhau của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [24, tr.154].
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố:
- Yếu tố 1: Yếu tố được (hoặc bị) so sánh (tùy theo so sánh là tích cực hay tiêu cực)
- Yếu tố 2: Yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh
- Yếu tố 3: Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
- Yếu tố 4: Yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Với cấu tạo đơn giản nhưng lại mang chức năng nhận thức và biểu cảm - cảm xúc cao nên so sánh tu từ được dùng cả trong phong cách sinh hoạt hàng ngày, trong
phong cách chính luận và nhất là trong lời nói nghệ thuật. Trong lời nói nghệ thuật, so sánh tu từ đã thể hiện đầy đủ những khả năng tạo hình - diễn cảm của nó. Hầu hết các nhà thơ, nhà văn đều sử dụng so sánh tu từ, nhưng cách lựa chọn sự vật, hình ảnh để làm chuẩn cho sự so sánh lại phụ thuộc vào phong cách, quan niệm và tài năng của từng tác giả. Nghĩa là so sánh tu từ mang đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của tác giả trong việc miêu tả hiện thực biểu lộ cảm xúc và thẩm mĩ hóa lời thơ. Qua con đường so sánh người nghệ sĩ có thể phát hiện ra nhiều đặc điểm, thuộc tính của cùng một đối tượng, góp phần đem lại những ấn tượng thẩm mĩ phong phú cho bạn đọc.
Với tư duy nghệ thuật hiện đại, hồn thơ giàu cảm xúc kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng dồi dào, ba nữ thi sĩ Thái Nguyên đã sáng tạo ra những hình ảnh so sánh đặc sắc, mới mẻ, tạo nên sức mạnh riêng trong thơ nữ Thái Nguyên.
Đi sâu vào tìm hiểu biện pháp so sánh trong thơ nữ Thái Nguyên, chúng tôi tập trung xem xét những mặt sau:
- Về cấu trúc hình thức. - Hình ảnh so sánh. - Nội dung so sánh.
Để phát hiện ra được những đặc điểm riêng cũng như những sáng tạo mới mẻ của biện pháp so sánh trong thơ nữ Thái Nguyên.
3.2.2.1. Về cấu trúc hình thức
Qua khảo sát các câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh trong thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên, chúng tôi có những kết quả sau:
Bảng 3.3: Bảng thống kê các kiểu so sánh Nhà thơ
Kiểu
Bạch Liễu Thúy Quỳnh Vân Trung Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % A nhƣ B 29 65,9 35 67,3 73 80,2 A là B 7 15,9 9 17,3 16 17,6 A hơn B 4 9,1 4 7,7 1 1,1 A bằng B 4 9,1 3 5,8 0 0 A quá B 0 0 1 1,9 0 0 A tựa B 0 0 0 0 1 1,1 Tổng 44 100 52 100 91 100
Với kết quả khảo sát trên, có thể đi đến một số nhận xét:
Thứ nhất, ba nhà thơ nữ Thái Nguyên: Bạch Liễu, Vân Trung, Thúy Quỳnh rất chuộng dùng phép so sánh trong tác phẩm của mình, sử dụng đa dạng, linh hoạt các mô hình cấu trúc so sánh, bao gồm cấu trúc đầy đủ 4 yếu tố, mô hình cấu trúc vắng 2 yếu tố (phương diện so sánh) và mô hình cấu trúc vắng cả 2 yếu tố 2, 3 (phương diện so sánh và từ so sánh). Nhưng mô hình cấu trúc so sánh đầy đủ là mô hình so sánh thường gặp trong thơ nữ Thái Nguyên và có tần số xuất hiện nhiều nhất 137/187 chiếm 73,3%, cụ thể Bạch Liễu có 65,9%, Thúy Quỳnh có 67,5%, Vân Trung có 80,2%. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc mô hình cấu trúc vắng yếu tố 2 được gọi là “so sánh chìm”. Trong so sánh chìm, các thuộc tính đặc điểm của vật mẫu ví còn ở dạng tiềm ẩn, do vậy “so sánh chìm” tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi. Nó kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định những nét giống nhau giữa hai đối tượng và nhận thấy sự phát hiện mới mẻ của người viết. So sánh kiểu này có thể kích thích trí tưởng tượng, sự liên tưởng của người tiếp nhận, tạo cho họ sự hứng thú, buộc họ phải huy động tối đa vốn sống, phát huy hết khả năng cảm thụ để đồng sáng tạo cùng tác giả. … Hình thức so sánh này đã tăng thêm sức mạnh truyền cảm cho ý thơ.
Thứ hai, bên cạnh đó một trong những yếu tố tạo nên sự linh hoạt trong việc sử dụng cấu trúc so sánh đó là cách sử dụng từ so sánh (yếu tố thứ 3 trong cấu trúc so sánh).
Ba nữ thi sĩ dùng từ so sánh có khi là hư từ: như, là,… có khi là các thực từ: hơn, bằng...
tạo thành những kiểu so sánh khác nhau như: A như B
“Tình đôi ta - như trái xoài trĩu nặng”
(“Như trái xoài thơm” – Vân Trung) A hơn B
“Hôm nay dài hơn cả hôm qua”
(“Không đề (2)” – Thúy Quỳnh) A bằng B
“Không gì buồn bằng đến không ai biết”
(“Không nỗi buồn nào buồn hơn nỗi buồn nào” – Bạch Liễu) Vốn dĩ kiểu so sánh “A như B” là so sánh truyền thống, thường mang sắc thái giả định, ít có chất suy lý (còn từ so sánh “hơn” mang sắc thái khẳng định). Cách diễn đạt này thể hiện cách cảm thụ đời sống rất đặc biệt của các nhà thơ nữ, đó là “cảm thụ bằng giác quan”. Thơ nữ Thái Nguyên nặng về cảm xúc, tâm trạng.
Thúy Quỳnh còn sử dụng từ “quá” chỉ quan hệ so sánh, tạo nên kiểu so sánh “A quá B”. Đây là một lối so sánh hơn xuất hiện trong thơ Thúy Quỳnh để tuyệt đối hóa một điều gì đó: “Trinh trắng quá cái điều không chạm được” (“Nhật kí” – Thúy Quỳnh).
Thứ ba, trong quá trình vận dụng những mô hình so sánh có sẵn, thơ nữ Thái Nguyên có những cải biến, sáng tạo nhất định.
Trước hết, cấu trúc so sánh trong thơ nữ Thái Nguyên có những chiều hướng mở rộng vế A và vế B theo 2 cách sau:
(1). Aa như (là, hơn,…) Bb (trong đó a,b có thể là vị ngữ, định ngữ hoặc bổ ngữ).
Ở đây, mở rộng vế A thực chất là mở rộng yếu tố 2 chỉ phương diện so sánh. Trong mô hình so sánh truyền thống yếu tố 2 chỉ phương diện so sánh thường là các từ láy tượng hình, tượng thanh, biểu thái hoặc là các tính từ, động từ chỉ trạng thái,…Điều đáng nói ở đây là yếu tố thứ 2 trong cấu trúc so sánh của thơ nữ Thái Nguyên có chiều hướng mở rộng thành các cụm từ để làm cho quá trình miêu tả được
cụ thể hóa, từ đó đem đến cho người đọc nhận thức rõ nét hơn về tính chất, trạng thái của đối tượng được so sánh:
Tháng Giêng chảy hội Ngàn chiếc thuyền xinh Như muôn cánh én Lướt về non xanh
(“Chùa Hương” – Vân Trung)
Khung cửa sổ vụt mở Như mắt xao xuyến nhìn Cái nhìn xao xuyến đầu tiên Mở ra một mùa hạ
(“Tháng tư trời hửng” – Thúy Quỳnh) Cũng vậy, vế B được mở rộng thành Bb, b có thể là một vị ngữ hoặc là một cấu trúc phức hợp:
Ai bảo người giữ của ta kí ức
kí ức ngân như chuông, hằng đêm lôi ta thức ai bảo người giữ của ta giấc mơ
giấc mơ có tiếng đàn ông cười như thác reo, cuốn ta trôi bồng bềnh giữa cao nguyên ngút ngát
(“Giá có thể làm được điều gì khác” – Thúy Quỳnh)
Anh như cánh buồm chẳng bao giờ no gió Cứ quẩn quanh trong bể nhỏ chiều hôm
(“Cánh buồm” – Vân Trung)
Kiểu so sánh mở rộng này tạo nên dáng vẻ cân đối hài hòa trong cấu trúc so sánh nghệ thuật và nhiều khi còn giúp ngôn ngữ thơ mở ra những liên kết đầy sáng tạo và phù hợp đặc điểm hồn thơ nữ Thái Nguyên, nó dẫn dắt người đọc từ hiện thực đến gần với trường tưởng tượng.
(2). A như (là, hơn,…) B1, B2,…
Ở cách này, nó lại tạo ra lối so sánh trùng điệp, so sánh chùm hay như tác giả Đinh Trọng Lạc gọi là “so sánh kép”. Loại so sánh này giúp người viết “nêu lên một
cách tri giác mới mẻ, hoàn chỉnh về đối tượng bằng những hình ảnh ngày càng trở lên phong phú, đậm nét, sâu sắc hơn”.’[25, tr.76]
Trong tác phẩm của Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung, so sánh trùng điệp có thể xuất hiện trong một dòng thơ, có thể nhiều dòng thơ, thậm chí cả một đoạn thơ:
Đôi mắt người đàn bà xanh mơ như vạt núi sáng mùa Thu Đôi mắt thẳm sâu như hang đá chiều Đông lạnh.
Đôi mắt trống hoang như khu vườn sau cơn bão rớt Đôi mắt người đàn bà như có lửa bên trong....
(“Sẽ có một ngày” – Vân Trung)
Đã từng yêu,
như chẳng thể nhiều hơn được nữa Như hoang mạc chờ mưa,
như rừng khô gặp lửa
(“Gửi một người” – Thúy Quỳnh) So sánh trùng điệp đã làm cho ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng liên tưởng phong phú. Có thể nói, sự sáng tạo trên trong cấu trúc hình thức so sánh nghệ thuật thơ đã in dấu ấn phong cách của tác giả, đó là giọng thơ rất đắm đuối, cảm hứng liền dòng ào ạt, cảm xúc, tứ thơ luôn chảy hòa quyện thúc đẩy nhau trong các câu thơ dồn dập. Cấu trúc so sánh mở rộng này là một cách giúp nữ thi sĩ thể hiện đầy đủ, trọn vẹn tâm trạng, cảm xúc dâng trào trong mạch thơ của mình. Do vậy, nhiều khi hình thức trong thơ xuất hiện bởi sự hối thúc của nội tâm, cảm xúc.
3.2.2.2. Về hình ảnh so sánh
Hình ảnh so sánh là nơi thể hiện trí tưởng tượng bay bổng diệu kỳ của người nghệ sĩ, là một tiêu chí đáng tin cậy đánh giá “chất lượng” của cấu trúc so sánh nghệ thuật. Trong tác phẩm của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên, hình ảnh so sánh không phải là những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với cuộc sống và tâm hồn người Việt nhưng có sức biểu cảm lớn như: cánh buồm, hơi thở, cơn mưa, ánh mắt, tia nắng, ngọn đèn trước gió,…. Có lúc hình ảnh so sánh trong thơ rất cụ thể nhưng vẫn hết sức ấn tượng:
Mới thấy một cánh bằng lăng Tím như hơi thở mảnh
(“Một mùa hạ chờ mong” – Bạch Liễu)
Tôi đã lớn lên bên chân đống rơm
Như đám gà con lông vàng vừa nứt ra từ quả trứng hồng
(“Về làng” – Bạch Liễu)
Sự lỗi hẹn như lằn roi bỏng rát
(“Không đề 3” – Thúy Quỳnh)
Có đàn ông trong nhà yên tâm như cây mọc non cao Được đàn ông yêu, là củi khô cũng đâm chồi nay lộc
(“Nghĩ về đàn ông” – Thúy Quỳnh)
Khoảng cách cuối cùng như một lát dao găm
(“Khoảng cách cuối cùng” – Vân Trung)
Biển như người tình hay ghen
(“Biển” – Vân Trung)
Theo nguyên tắc chung của cấu trúc so sánh thì giữa hình ảnh so sánh (vế B) và đối tượng so sánh (vế A) phải có nét tương đồng nào đó, nhưng điều làm nên nét độc đáo trong so sánh nghệ thuật của thơ nữ Thái Nguyên đó là các thi sĩ đã phát hiện ra điểm tương đồng đấy bất ngờ giữa hai sự vật, đối tượng khác xa nhau để đặt chúng cạnh nhau, tạo nên những liên tưởng đột biến. Có những lúc ta có cảm giác nữ thi sĩ đang trượt khỏi quỹ đạo của so sánh nghệ thuật truyền thống, bởi mối quan hệ giữa A và B rất ít có dấu hiệu của quan hệ tương đồng: Chốt nơi anh ở - chiếc đinh găm vào sườn núi, tình đôi ta – trái xoài trĩu nặng, mưa dầm – môi, giây phút – vàng, sức mạnh toàn dân – nước riều dâng, nét chữ thảo hào hoa – sóng múa, bà trở mình – cầu thang cót két….. Chính những hình ảnh so sánh bất ngờ ấy tạo nên những kết hợp đầy sáng tạo trong ngôn ngữ thơ. Qua đó, chúng ta vừa nhận thấy cái tài hoa, phóng túng trong việc sử dụng ngôn ngữ của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên vừa thấy được ở họ một hồn thơ tinh tế, gợi cảm, trí tưởng tượng, sức liên tưởng thật phong phú, kì diệu.
3.2.2.3. Về nội dung so sánh
Chính mối quan hệ giữa hình ảnh so sánh với đối tượng so sánh đã phản ánh nội dung của quan hệ so sánh. Trong quan hệ so sánh truyền thống, quan hệ ngữ nghĩa giữa vế được so sánh (vế A) và vế so sánh (vế B) là quan hệ giữa cái trừu tượng và cái cụ
thể. Nhưng đến thơ ca hiện đại nói chung và thơ nữ Thái Nguyên nói riêng đã có sự phát triển thay đổi, phong phú và đa dạng hơn rất nhiều, bao gồm:
- So sánh giữa nội dung cụ thể với nội dung cụ thể.
- So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung trừu tượng. - So sánh giữa nội dung cụ thể với nội dung trừu tượng. - So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung cụ thể.
Trong thơ Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung chúng tôi thấy xuất hiện những nội dung:
So sánh giữa nội dung cụ thể với nội dung cụ thể:
Nhà sàn như những tổ chim
(“Yêu anh, em về Cư Lễ” - Bạch Liễu)
Vết gai đâm ứa máu như son
(“Vết gai đâm của bông hồng” – Vân Trung) So sánh giữa nội dung cụ thể với nội dung trừu tượng:
Chúng mình tựa vào nhau như những tòa nhà Mắt trong mắt như khung cửa nhìn vào khung cửa
(“Giữa một chiều mưa giăng” – Bạch Liễu)
Đáy hồ sâu như điều không thể nói
(“Nhớ mùa thu cũ” – Thúy Quỳnh)
Trong như giếng thu, buồn như hoàng hôn xứ lạ
(“Xôn xao” – Vân Trung) So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung cụ thể :
Dòng đời như lũ cuốn
(“Du xuân” – Bạch Liễu)
Tình người như ngô nếp nướng
(“Na Rì” – Thúy Quỳnh)
Niềm kiêu hãnh xưa như cháy rụi đi rồi
So sánh giữa nội dung trừu tượng với nội dung trừu tượng:
Lòng ta như sóng gọi Nỗi nhớ như sóng đuổi
(“Sóng gọi gì nhau” – Vân Trung)
Nội dung của so sánh nghệ thuật trong thơ nữ Thái Nguyên đã đem đến cho ta những nhận thức sâu sắc về tình yêu, con người, cuộc sống và những rung cảm thẩm mĩ tốt đẹp. Có thể nói, từ những bài thơ đầu cho đến những bài thơ cuối, câu thơ bao giờ cũng khêu gợi, đánh thức trong tâm hồn người đọc những kỉ niệm, những tưởng tượng của riêng họ.
Tiểu kết
Trong chương 3, chúng tôi tập trung tìm hiểu các tác phẩm thơ của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên ở phương diện từ ngữ và các biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc. Về từ ngữ, có thể nhận thấy có các lớp từ tiêu biểu sau: lớp từ láy, từ ngữ giàu hình ảnh, nhiều màu sắc,...Các lớp từ ngữ đó đã thể hiện được những sáng tạo đặc biệt của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên tiêu biểu. Bên cạnh đó, các nhà thơ đã sử dụng rất thành công một số biện pháp tu từ như biện pháp so sánh, điệp ngữ,....Đó là những hình ảnh so sánh độc đáo, cách dùng biện pháp điệp ngữ, nhân hóa sáng tạo. Và chính các biện pháp tu từ ấy đã góp phần đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho thơ nữ Thái Nguyên. Qua các biện pháp tu từ này, đối tượng miêu tả được tô đậm, nhấn mạnh và cảm xúc của nhân vật trữ tình cũng được bộc lộ rõ nét hơn.
KẾT LUẬN
Qua quá trình khảo sát, thống kê và tìm hiểu 342 bài thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên: Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung, chúng tôi nhận thấy thơ nữ Thái Nguyên xét ở góc độ ngôn ngữ có một số đặc điểm nổi bật sau:
1. Trong quá trình sáng tác, các nữ thi sĩ đã sử dụng rất đa dạng, sáng tạo các thể thơ, từ thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ đến thơ tự do. Thể thơ 5 chữ và thơ tự do là thể thơ được các chị sử dụng với một số lượng lớn các bài thơ. Điều đặc biệt là dù thể thơ nào thì thơ cũng được viết ra một cách độc đáo, có tìm tòi và sáng tạo thể hiện được phong cách riêng của mình.
2. Vần trong thơ Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, linh hoạt cả về vị trí hiệp vần lẫn mức độ hòa âm và đường nét của thanh điệu. Xét ở vị trí hiệp vần, sử dụng chủ yếu vần chân với những mô hình vần liền, vần cách, vần ôm đa dạng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Xét ở mức độ hòa âm, thơ nữ Thái Nguyên chủ yếu sử dụng vần ép, vần thông, đặc biệt là vần ép. Bên cạnh đó còn có rất nhiều vần chính cộng hưởng lớn vào việc thể hiện ngữ nghĩa của thi phẩm. Nhịp thơ đa dạng, biến hóa, trên nền nhịp chung của từng thể thơ, các nữ thi sĩ