Một số hình thức thơ lạ trong thơ nữ Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung (Trang 43 - 46)

7. Cấu trúc luận văn

2.1.5. Một số hình thức thơ lạ trong thơ nữ Thái Nguyên

2.1.5.1. Thơ văn xuôi

“Thơ văn xuôi khác thơ tự do ở chỗ không phân dòng, không dùng hình thức dòng thơ (cũng gọi là câu thơ) làm đơn vị nhịp điệu, không có vần” [19, tr.319]. Chất thơ của văn xuôi được cấu tạo bởi cấu tứ và suy tưởng giàu sức khơi gợi, bất ngờ, chất triết lý thâm thúy, thơ mộng. Thơ văn xuôi có thể có hình thức đối thoại như Hoàng tử nhỏ của Ăng-toan Xanh Ếch-duy-pê-ri, Khách sạn qua đường của Lỗ Tấn…I.Tuốc- ghê-nhép (Nga) và R. Ta-go-rơ (Ấn Độ) là bậc thầy về thơ văn xuôi.

Trong thơ nữ Thái Nguyên có một bài thơ văn xuôi khá thành công của nữ sĩ Thúy Quỳnh, bài thơ “Gửi các con”:

Cha mẹ tặng các con những trái tim đầy ắp yêu thương. Những trái tim biết rung lên vì nỗi đau người khác. Mẹ sung sướng khi con trai nhỏ biết đong gạo biếu bà lão ăn mày, con gái lớn nhường chiếc bánh ngọt phần mình cho cô bé con người quét rác.

Có thể khi các con lớn lên, cuộc đời rồi sẽ khác. Sẽ bớt đi đói nghèo, nước mắt, nỗi cô đơn. Những trái tim đa cảm của các con sẽ chỉ còn rung lên trước vẻ đẹp hoa

Nhưng mỗi ngày qua, mẹ vẫn trở về không dấu nổi nỗi buồn tê tái. Đi nửa vòng đời chưa tin nổi đã có thật một điều ngang trái: ở hiền chưa dễ gặp lành. Mẹ chẳng phải Tôn Ngộ Không để nhận rõ quanh mình sự dối trá, đê tiện, xấu xa như bóng đen lẩn quất. Con ơi, không phải chỉ đạn bom mới gây ra cái chết, sự giả nghĩa giả nhân còn hủy diệt hơn nhiều…

Thơ văn xuôi về mặt hình thức có cấu trúc giống văn xuôi, câu nọ tiếp câu kia không xuống dòng, gần như không vần, không bị ràng buộc bởi niêm luật nào cả…nhưng vẫn là thơ: nhịp điệu nhẹ nhàng, hình ảnh tưởng tượng phong phú gợi cảm, giàu liên tưởng, ngôn ngữ hàm súc, biểu cảm, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tu từ, hạn chế đến mức tối đa những hư từ, liên từ. Thơ văn xuôi là thể thơ khó viết, nhất là độc giả lại không nhiều nên ít được chú ý. Vậy mà trong thơ nữ Thái Nguyên lại có một tác phẩm thơ văn xuôi quả là điều đáng quý, Thúy Quỳnh vẫn mang nét dịu dàng, nhẹ nhàng của mình vào trong từng câu chữ, ý tứ hàm súc không kém bất kì một thể thơ nào. Bài thơ văn xuôi “Gửi các con” của Thúy Quỳnh như một viên ngọc quý trong bộ sưu tập thơ ca Thái Nguyên.

2.1.5.2. Thơ có dạng đặc biệt

Thơ có dạng đặc biệt là một số bài thơ có cấu trúc đặc biệt về câu, khổ thơ, thanh điệu, nhịp điệu. Các bài thơ này thể hiện sự tìm tòi có tính chất hiếu kì, thiên về mặt hình thức, một phần là mô phỏng thơ nước ngoài, một phần là cố gắng sáng tạo nét riêng độc đáo… Nhưng nhìn chung là nặng về tính tượng hình, tượng thanh hơn là bộc lộ cảm xúc tư tưởng. Trong ba nhà thơ nữ Thái Nguyên có 1 bài của Bạch Liễu và 19 bài của Vân Trung làm theo dạng đặc biệt, gây chú ý cho người đọc.

Rả rích

Từ mùa đông năm trước Ngọt Mềm Trời lạnh Mưa rất ấm Đâu chỉ có cỏ bật lên …..

Ngọt Mềm Ấm áp Em rả rích từ tiền kiếp không đủ ấm một ngọn cỏ tháng Giêng

(“Mưa tháng giêng” – Bạch Liễu) Vân Trung có hàng loạt những bài dạng đặc biệt như: Anh ở đâu?, Sẽ có một ngày, Khúc ru kỉ niệm, Anh đi thi, Mẹ ơi, Biên giới chiều thu,…. Được làm theo dạng thơ đặc biệt này.

Ta gặp thơ thơ Vân Trung rất nhiều bài có dạng thơ bậc thang như:

Là niềm vui là nỗi đau

là hương vị ngọt ngào

là đắng cay muôn thuở…. Là màu xanh là lá úa là trái chín trên cành là cánh hoa bé nhỏ trước gió mong manh! Là… tình yêu của anh…. (“Là….”- Vân Trung) Hay những bài có dạng khổ thơ so le:

Núi rừng xôn xao Lá cây tròn mắt Tít trên cành cao Họa mi ngừng hót! Dịu dàng kiêu hãnh Mềm mại trắng trong Đàn Thiên Nga nhỏ Như ánh trăng rằm Ôi! Ánh trăng rằm

Trên làn nước biếc Múa điệu thiên thần Ảo huyền, tha thiết…

Những cánh thiên nga Rung rung trong nắng Như bao cánh hoa Trong ngày xuân thắm!

….

(“Đàn Thiên Nga nhỏ” - Vân Trung)

Những bài thơ theo dạng đặc biệt của hai nhà thơ nữ Thái Nguyên không phải chỉ với mục đích tạo ấn tượng, thu hút người đọc mà còn nhằm thể hiện phong cách mới lạ, dòng cảm hứng bất ngờ và cả sự sáng tạo tài năng. Các tác giả nữ Thái Nguyên đã và đang chiếm được cảm tình của bạn đọc bởi cả hình thức phong phú và cảm hứng thơ dạt dào, phong cách thơ đa dạng hòa quyện cả chất truyền thống và hiện đại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)