7. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Lớp từ chỉ hình ảnh, màu sắc
3.1.2.1. Lớp từ chỉ hình ảnh
Trong thế giới nghệ thuật thơ, hình ảnh giữ vai trò quan trọng, là một trong những yếu tố làm nên vẻ đẹp của bài thơ. Nhà thơ thường thông qua hình ảnh để biểu lộ cảm xúc của mình. Do vậy, hình ảnh vừa là một đơn vị của nội dung có ý nghĩa khách quan, vừa là một nhân tố mang ý nghĩa chủ quan. Ba nữ thi sĩ Thái Nguyên đã sáng tạo một thế giới hình ảnh phong phú, sinh động thấm đẫm cảm xúc. Về cơ bản, hình ảnh trong thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên là một hệ thống hình ảnh được chắt lọc từ hiện thực, khoẻ khoắn, dung dị và nồng đượm hơi thở của đời sống. Trong đó, hình ảnh con người và hình ảnh thiên nhiên đan cài, hoà quyện, dệt đầy cảm xúc.
Trong tác phẩm của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên, ta bắt gặp một thế giới nhân vật đa dạng, một bức tranh về con người đa diện, nhiều chiều. Điều đó là dễ hiểu bởi văn chương có cốt lõi là sự sống. Văn chương xuất phát từ cuộc đời để rồi, lại hướng tới cuộc đời. Vì thế, qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nói cho cùng, nhà thơ muốn khắc hoạ hình ảnh con người- trung tâm thế giới. Hình ảnh con người trong tác phẩm của cả ba
nhà thơ phong phú, đa dạng gồm những người thân trong gia đình: chồng, con, mẹ, thím, cháu, bố.... ta tìm thấy ở mỗi nhân vật một nét đặc trưng riêng.
Thúy Quỳnh viết nhiều về những người thân trong gia đình, có đến 37 bài, chiếm 30%. Cuộc sống sẽ thực sự viên mãn khi ta sống trong sự quan tâm của những người thân xung quanh, Thúy Quỳnh thực sự thấu hiểu điều đó khi có mẹ, có chồng và các con thương yêu, lo lắng dẫu chỉ bằng những hành động giản đơn, bài thơ nhắc đến hình ảnh tất cả mọi người trong gia đình :
Mẹ phàn nàn con gái Độ này xanh và gầy Dành trứng gà, gạo nếp Gửi về chăm con hoài Chồng thương vợ hay ốm Hình như đảm đang hơn Tan tầm về nhà vội Chẳng rượu trà cơ quan Con gái nhỏ bỗng ngoan Biết tự mình đến lớp Thôi ăn vẹn quà em Dành dọn cơm, rửa bát.
(“Không đề” - Thúy Quỳnh)
Vân Trung viết về gia đình đặc biệt dành tình cảm với mẹ, người thím, chị, em và cháu gái. Số bài thơ viết về những người trong gia đình của chị là 18 bài, chiếm 14%. Nhiều nhất và hay nhất là tình cảm dạt dào với mẹ. Tác giả luôn nhớ về hình ảnh mẹ tần tảo, vất vả nuôi đàn con :
…..
Nuôi một đàn con – cha luôn vắng Gạo chưa hết tháng – đã trơ thùng! Một mình mẹ - chạy ngang chạy dọc
Đầu làng, cuối xóm …lệ rưng rưng. Thương con – mẹ toàn giành cơm hớt Ăn miếng cháy đen tận đáy nồi
Mẹ thích đậu, rau hơn cá thịt…
Bao miếng ngon lành – nhường cả chúng tôi
(“Mẹ ơi!” - Vân Trung) Hay những bài thơ viết về người thím:
Một đời hi sinh hết thảy
Thương yêu nhất mực chồng con Thím là bóng cây râm mát
Chở che con cháu …vuông…tròn.
(“Thím tôi” - Vân Trung) Bạch Liễu cũng thể hiện tình cảm với con gái qua thơ:
Hôm ấy sáng mùa xuân
Thiên thần nhỏ là con đã đậu lại bến trần gian Bố yêu con vì con là con gái
Bố yêu mẹ vì là mẹ của con…
(“Con gái” - Bạch Liễu) Và tình yêu với cháu gái cũng được Vân Trung viết thành thơ:
Cháu là viên linh dược Trời trao tặng ông, bà Mắt sáng tựa sao sa Giọng nói như chim hót.
(“Tặng cháu yêu – Linh Đan” – Vân Trung) Không chỉ những người thân yêu trong gia đình, thơ nữ Thái Nguyên còn có cả những người xung quanh, thậm chí với những người chỉ gặp một lần: những người cùng đi trên chuyến xe khách (“Một chuyến xe khách” – Thúy Quỳnh), em bé ở Đồng Văn (“Một sớm Đồng Văn” – Thúy Quỳnh), những người phụ nữ trên đất Campuchia
của Vân Trung (“Em sẽ nói gì?”, “Vũ nữ Ăng Ko”...). Dưới ngòi bút của các nữ thi sĩ, hình ảnh con người hiện lên thật gần gũi, bình dị và chân thực vô cùng.
Bên cạnh hình ảnh con người, ba nhà thơ nữ Thái Nguyên còn tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động. Viết về thiên nhiên, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện riêng trong phong cách của mình. Việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhất là hình ảnh thiên nhiên đã góp phần làm nên vẻ đẹp trong trẻo của thơ nữ Thái Nguyên. Sở trường của cả ba nhà thơ là ở sáng tạo ngôn ngữ chỉ những hình ảnh thật, cụ thể, gần gũi. Cho nên, hình ảnh trong thơ không mang kích cỡ lớn, hoành tráng, mà thường là những hình ảnh nhỏ, gọn, đời thường. Điều này rất phù hợp với cái "tạng" cảm xúc của nhà thơ. Trên cái nền hiện thực, hình ảnh trong thơ thường giữ nguyên dạng thức vốn có trong cuộc sống, được tạo nên do cái nhìn, cái cảm của nhà thơ, có gia vị thì cũng từ thiên nhiên mà ra.
Thơ nữ Thái Nguyên hay có những hình ảnh thiên nhiên có lẽ bởi các thi sĩ là người có trái tim nhạy cảm trước vạn vật, hơn thế các chị có điều kiện được đi nhiều, biết nhiều và mỗi mảnh đất lại để lại trong tâm hồn thi sĩ những ấn tượng riêng. Các chị viết về thiên nhiên cũng gắn với những hình ảnh quen thuộc như: núi, rừng, sông, hồ…
Tôi đến rồi đi Sông Lô ở lại Dữ dằn dòng chảy
(“Gửi Hà Giang” – Bạch Liễu)
Bạch Liễu còn có: Sông Cầu đang chảy đâu đây, Thèm trở lại Na Hang,….Thúy Quỳnh có những bài như: Mưa mùa đông, Đến Thần Sa, Kí ức chợ Chu… Ta tìm thấy một loạt các địa danh sông núi ở Đại Từ - Thái Nguyên được nhắc đến trong chùm thơ
“Quê hương huyền thoại” của Vân Trung, mỗi địa danh một lịch sử, một vẻ đẹp riêng: núi Tiên Nằm, núi Quần Tiên, sông Công, núi Cốc, núi Đợi Chờ, núi Tương Tư, núi Văn núi Võ, suối Đôi, Hồ Núi Cốc…. Điều này cũng dễ lý giải bởi những hình ảnh này đặc trưng cho đặc điểm địa lý vùng trung du miền núi phía bắc nhiều sông hồ và núi rừng trùng điệp. Thế nên những hình ảnh đó đi vào thơ ca từ trong tiềm thức của các nhà thơ cũng như trong lối tư duy tiếp nhận của người đọc miền núi. Vì vậy mà
gũi, quen thuộc nên dễ đọc, dễ hiểu. Đây là đặc điểm riêng biệt khác lạ trong thơ nữ Thái Nguyên.
Có thể nói, ba nữ thi sĩ Thái Nguyên đã sử dụng một hệ thống ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, bao trùm nhất là hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh con người. Tất cả góp phần thể hiện những cảm xúc, tình cảm tự nhiên, chân thành, gắn bó của nhân vật trữ tình đối với con người và thiên nhiên. Nó góp phần làm nên vẻ đẹp tự nhiên, trong trẻo trong thơ nữ Thái Nguyên.
3.1.2.2. Lớp từ chỉ màu sắc
Màu sắc là những yếu tố cơ bản làm nên vẻ đẹp tự nhiên và cuộc sống, đồng thời là chất liệu cơ bản để thi sĩ khắc họa đối tượng thẩm mĩ của mình. Ngoài ra, tính chất mức độ của màu sắc trong tác phẩm cho thấy “gu” thẩm mĩ của nhà thơ, của trào lưu hay một thời đại văn học. Trong thời kì Thơ Mới phát triển, Lưu Trọng Lư đã khẳng định sự khác biệt trong màu sắc của Thơ cũ và Thơ mới: “Các cụ ta ưa màu đỏ choét ta lại ưa những màu xanh nhạt” [47, tr.178]. Thực chất, màu sắc trong thơ Mới hay thơ hiện đại rất phong phú. Đến với thơ nữ Thái Nguyên trong ba nhà thơ Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung chúng tôi nhận thấy từ ngữ chỉ màu sắc xuất hiện với mức độ dày đặc. Màu sắc trong thơ nữ Thái Nguyên gồm các màu: xanh (kèm các biến thể: lam, biếc), trắng (kèm các biến thể: bạc, tuyết), vàng, tím, hồng, đen, đỏ và một số màu khác. Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại từ ngữ chỉ màu sắc trong 6 tập thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên, kết quả như sau:
Bảng 3.2: Bảng thống kê từ ngữ chỉ màu sắc
Nhà thơ Màu sắc
Bạch Liễu Thúy Quỳnh Vân Trung Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Xanh 18 22,8 29 29,3 36 22,9 Tím 2 2,5 0 0 25 15,9 Trắng 12 15,0 35 35,3 34 21,6 Vàng 13 16,5 9 9,1 10 6,4 Hồng 9 11,3 5 5,1 23 14,6 Đen 4 5,1 13 13,1 9 5,7 Đỏ 13 16,5 6 6,1 17 10,8 Màu khác 4 5,1 2 2,0 3 1,9 Tổng 79 100 99 100 157 100 Từ bảng màu có thể thấy thế giới thơ của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên được dệt lên phong phú gồm cả màu sáng (xanh, trắng, vàng, hồng, đỏ) và màu tối (tím, đen). Trong ba nhà thơ thì Vân Trung tỏ ra thích dùng màu sắc trong thơ nhất với 157 lần xuất hiện các màu, giữa những màu cơ bản không có sự chênh lệch quá lớn từ 9 đến 36 lần xuất hiện trong tổng số 126 bài thơ. Màu xanh và màu trắng được cả ba nhà thơ lựa chọn dùng nhiều nhất, trong đó màu trắng của mây nhiều hơn cả, xuất hiện 31 lần trong cả 6 tập thơ, chiếm 38,3%:
Mây trắng – xin dệt áo
(“Mây trắng” – Vân Trung)
Mây trắng giăng ngang cửa các ngôi nhà
(“Gửi Hà Giang” – Bạch Liễu)
Biết ngang đầu, mây trắng vẫn còn bay
(“Với bạn” – Thúy Quỳnh) Có thể là màu trắng của hoa:
Hoa mơ trắng đường chảy hội
(“Gửi người xa” – Thúy Quỳnh)
Sân rêu rụng trắng hoa cau
(“Về chốn cũ” – Thúy Quỳnh)
Lau trắng vẫy hoài trên đèo gió
Biến thể của màu trắng như: “Con sóng hóa bạc đầu” (“Sóng bạc đầu” – Vân Trung), hay màu trắng sữa của bầu trời “Với đêm trăng – bầu trời màu trắng sữa” (“Thư viện” – Vân Trung). Ngoài ra còn thấy màu áo trắng, màu trắng của trăng, màu gối trắng, màu cát trắng.... gợi sự nét trinh nguyên, tinh khiết, đẹp rạng ngời.
Màu xanh có trong màu xanh của lá, xanh của núi đồi, xanh của trời mây, những màu xanh thực:
Ngôi nhà xanh khung cửa sổ sơn xanh
(“Giữa một chiều mưa giăng” – Bạch Liễu) Màu xanh được nhấn mạnh:
Một Thần Sa xanh ngắt đến nao lòng
(“Đến Thần Sa” – Thúy Quỳnh) Hay : Em có thể làm xanh tâm hồn anh
....Mái tóc xanh này – Để bạc trắng như nhau
(“Đổi màu mây” – Vân Trung)
Mặt trời xanh – vẫy gọi ta về
(“Trở lại” – Vân Trung)
Màu hồng xuất hiện trong tác phẩm của cả ba nữ nhà thơ gợi màu sắc tươi sáng, đẹp đẽ:
Môi nhạt màu son thắm
Má phai sắc hồng đào
(“Ngày xa anh” – Vân Trung)
Màu tím không xuất hiện trong thơ Thúy Quỳnh nhưng lại có rất nhiều trong thơ Vân Trung, chị tỏ ra là người yêu màu tím mộng mơ với màu của hoa súng, của xứ Huế thơ mộng:
Hoa súng tím đó sao? Hoa súng tím? Màu tím nao lòng, tím mênh mông.
(“Hoa súng tím”- Vân Trung)
Hay cả bài thơ 9 câu thơ thì điệp lại đến 8 lần từ chỉ màu tím, trong đó xuất hiện màu lạ, chưa từng thấy trong thơ ca cũng như đời thực “tim tím xanh”:
Tím, tím đến nao lòng
Tím lên áo em mặc
Tím vào đáy mắt anh... Ngày mai – xa, xa mãi... Ngày mai – không trở lại Hoa vẫn tím ngát hồ Không tím lên sắc áo Chỉ tím hoài... trang thơ!
(“Tím trang thơ” – Vân Trung)
Cả không gian ngập tràn màu tím trong mắt thi sĩ: Chiều tím hoàng hôn buông
(“Căn phòng kỉ niệm” - Vân Trung).
Màu sắc không chỉ đem lại sự nhận biết trong thị giác mà còn gợi cảm giác, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Ba nữ thi sĩ Thái Nguyên đã mang đến cho thơ những gam màu phong phú, có sự tươi sáng nhẹ nhàng, rực rỡ, lúc lại đằm thắm, lắng đọng. Có thể thấy, thơ nữ Thái Nguyên đã dệt lên bức tranh nhiều màu sắc như chính cuộc sống của chúng ta vốn dĩ muôn hình, muôn vẻ.
3.2. Một số biện pháp tu từ thƣờng gặp 3.2.1. Điệp ngữ
Điệp ngữ (hay còn gọi là phép lặp) là lặp lại hình thức từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh, mở rộng ý, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra cảm xúc trong lòng người nghe [24, tr.92]. Điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến trong thơ ca hiện đại. Biểu hiện của cấu trúc điệp là trong khi nói, viết người ta lặp lại một cách có ý thức những từ, ngữ có khi cả một câu nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc, người nghe. Điệp ngữ bao gồm nhiều loại, nhiều cấp độ khác nhau.
Trong thơ Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung, phép điệp được sử dụng tương đối nhiều. Tùy từng bài thơ cụ thể với những tính chất và mục đích sử dụng khác nhau, phép điệp cũng được triển khai ở những cấp độ khác nhau, rất đa dạng và biến hóa. Khảo sát 342 bài thơ của ba nhà thơ có đến 112 bài có sử dụng phép điệp, chiếm 33%. Đây là một tỷ lệ tương đối cao. Qua kết quả khảo sát, cấu trúc điệp trong tác
phẩm của ba nhà thơ có nhiều kiểu điệp: điệp từ ngữ và điệp cấu trúc nhưng phổ biến nhất vẫn là điệp từ ngữ.
3.2.1.1. Điệp từ ngữ
Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp từ ngữ trong thơ của ba nữ thi sĩ được chia ra nhiều dạng khác nhau:
Điệp từ ngữ liên tục đầu các dòng thơ.
Ở dạng này, các từ ngữ được lặp đi lặp lại liên tục ở đầu các dòng thơ tạo nên tính diễn cảm và âm hưởng kỳ lạ cho thơ. Trong thơ nữ Thái Nguyên, dạng điệp này được sử dụng phổ biến, chiếm đa số trong cấu trúc lặp, chẳng hạn như:
Thế là – em mất anh!
Thế là – con không bố!
Thế là – vợ không chồng!
Thế là – nhà không chủ!
Thế là...hoàn tay không!
(“Trong mơ em đã khóc" – Vân Trung) Đoạn thơ có 5 câu, có đến 5 từ “Thế là” được lặp lại, đứng ở đầu mỗi dòng thơ. Mỗi điệp từ mở ra một hình ảnh, một nỗi đau của một người, điệp từ “Thế là”
ngân lên như những tiếng khóc nấc lên của nhà thơ trước nỗi đau đớn. Sau mỗi điệp từ, ta cảm nhận được cảm xúc ấy đang dâng lên mãnh liệt tràn đầy trong tâm hồn nhà thơ.
Theo khảo sát của chúng tôi, dạng điệp này xuất hiện trong 26 bài thơ của Vân Trung, trong đó có những bài có tần số xuất hiện nhiều như: Xin đừng trách em, Khúc ru kỉ niệm, Điều không muốn viết, Em không thể phân thân, Là..., Sẽ có một ngày, Nỗi nhớ của người đàn bà lỡ dở, Dứt bỏ, Anh ở đâu? Ăng ko... Trong thơ Thúy Quỳnh có 19 bài thơ có cách lặp này như: Đêm thơ ở Hòa Bình, Trong quán cà phê, Nghe câu hát từ xe hàng rong, Gửi người xa, Cá chết ở sông Nhuệ,.... Bạch Liễu cũng có 24 bài lặp từ ngữ liên tục đầu dòng thơ : Sinh nhật, Gửi Hà Giang, Chuyện về những cây cọ, Ở Cao Phong,....
Là chang chang mùa hạ
Là gió mưa điên cuồng... ... Chút dịu dàng mưa Chút chói chang nắng Chút heo may lành lạnh (“Đợi” – Bạch Liễu)
Việc tạo ra các từ, cụm từ điệp liên tục ở mỗi đầu dòng mang lại giá trị biểu cảm cao, đặc biệt có tính nhạc, tạo ra âm hưởng mới mẻ cho thơ.
Điệp từ ngữ liên tục giữa các dòng thơ.
Dạng này xuất hiện ít nhưng khá độc đáo:
Mùa Đông muộn màng – rét như đậm hơn Hoa nở muộn màng – sắc thời sẫm lại Nụ hôn muộn màng – ngọt màu từng trải Tình yêu muộn màng – sâu thẳm, xót xa... Đôi guốc mỏi mòn – xếp đầy chân tủ Trang viết mỏi mòn – bụi nhện chăng đầy Tâm hồn mỏi mòn – mắt quầng ngơ ngác Trái tim mỏi mòn – xao xác... yêu thương...!
(“Tản mạn” – Vân Trung) Việc sử dụng điệp liên tục các từ ngữ đầu mỗi dòng thơ và giữa dòng vừa tạo nên sự kết dính, tiếp nối giữa các dòng thơ, ý thơ vừa mang đến nhạc điệu cho thơ góp phần thể hiện linh hoạt uyển chuyển cảm xúc của nhà thơ.
Điệp từ ngữ liên tục trong một dòng thơ.
Đó là hình thức điệp mà các từ ngữ được lặp đi lặp lại được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, có tính chất tăng tiến của cảm xúc thơ. Ở mỗi bài thơ, hình thức lặp này lại tạo ra mới mẻ.
Phôn reo, phôn reo vội vàng
....
Bao vực sâu, dốc cao, đèo thẳm,
Bao núi rừng, bao khe, bao suối, bao ngầm... Như còn đâu đây - bao Sư đoàn yên lặng
(“Con đường huyền thoại” – Vân Trung)
Lá không lá về cội
Gió không gió mồ côi
(“Ám ảnh II” – Bạch Liễu)