Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung (Trang 62)

7. Cấu trúc luận văn

2.3. Đặc điểm về cách tổ chức bài thơ

2.3.1. Đặc điểm về tiêu đề

Tiêu đề là yếu tố tinh thần cơ bản đầu tiên, cơ bản của nội dung thơ giúp cho người đọc nhớ và phân biệt với những bài thơ khác. Xét tiêu đề của 342 bài thơ của ba nhà thơ nữ Bạch Liễu, Thúy Quỳnh, Vân Trung chúng tôi nhận thấy có 24 bài thơ có tiêu đều từ 6 đến 9 âm tiết: Người đàn ông đi qua con đường của tôi; Gửi người đón mùa xuân một mình (Thúy Quỳnh), Không nỗi buồn nào buồn hơn nỗi buồn nào; Về một bài thơ tôi đã lãng quên (Bạch Liễu), Vết gai đâm của bông hồng; Hoa phượng trên thành phố Kông Pông Xom (Vân Trung)...., 298 bài thơ có tiêu đề từ 2 âm tiết đến 5 âm tiết: Sinh nhật, Về Bắc Kạn, Một chuyến xe khách, Quê hương huyền thoại, Đêm dưới chân Tam Đảo,.... 20 bài thơ có tiêu đề là 1 âm tiết: Nhớ, Đợi, Hẹn, Là, Muối, Gọi... Điểm nổi bật ở tiêu đề của những bài thơ này chính là những tâm sự của nhà thơ.

Ngoài 4 bài thơ có tiêu đề “Không đề” của Thúy Quỳnh và Vân Trung thì hầu hết các bài thơ của ba tác giả nữ Thái Nguyên đều có tiêu đề và những tiêu đề đó đều rất dễ hiểu, được miêu tả, phản ánh phù hợp với nội dung. Bài thơ Xin đừng té nước – Vân Trung nhắc đến kỉ niệm trên đất Campuchia trong lễ hội té nước cầu an của dân bản địa. Bài thơ Con gái – Bạch Liễu như đang viết “Nhật kí của mẹ” cho đứa con

yêu, những tình cảm yêu thương, hạnh phúc nhất của bố mẹ dành cho con từ nhỏ đến lớn, mong con khôn lớn từng ngày. Bài thơ Thơ về nhà mình – Thúy Quỳnh lại miêu tả chân thực ngôi nhà nhỏ của mình bên các con thơ, thiếu thốn đủ thứ chỉ có niềm vui, tiếng cười, hi vọng. Những bài như: Một sáng Đồng Văn, Yêu anh em về Cư Lễ, Dấu hiệu tháng Năm, Gửi chàng thi sĩ Thánh Tông... tiêu đề khá rõ ràng cho nên người đọc có thể nghĩ ngay, hình dung ngay đến nội dung bài thơ đó sẽ nói gì. Những tiêu đề như thế rất hay và sát, đồng thời cũng nói lên tâm trạng của nhà thơ.

Tuy nhiên, không phải tiêu đề nào cũng có thể nói hết ý nghĩa mà tác giả cần diễn đạt. Có một số tác phẩm chúng ta cần tìm hiểu kỹ toàn bài thơ mới phát hiện ra ý nghĩa mà tiêu đề chứa đựng chuyển tải. Bài “Đàn Thiên Nga nhỏ” - Vân Trung miêu tả, ca ngợi và dành tình cảm cho các em lớp múa trường Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc. Bài thơ “Nửa” – Thúy Quỳnh nói đến sự thiếu vắng anh trong cuộc đời sẽ khiến cho mọi thứ trở nên trống vắng, thiếu hụt và vô nghĩa.

Tóm lại, các tiêu đề đã thể hiện được những ý tưởng sáng tạo táo bạo của các nữ tác giả, họ đã đạt được thành công như mong muốn là gửi gắm được nhiều cảm xúc, suy tư, kín đáo tế nhị, khó diễn đạt trong một lời vào những tiêu đề hàm xúc và ấn tượng.

2.3.2. Đặc điểm về câu thơ, dòng thơ

Sự phân chia dòng thơ là đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ. Dòng thơ là đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập trong tổ chức một tác phẩm thơ. Câu trong văn xuôi được xác định tính từ chữ cái viết hoa đầu dòng đến dấu chấm hết câu, còn trong thơ, cách xác định đó không hoàn toàn chính xác. Thông thường, số âm tiết của dòng thơ phải bằng nhau (4 chữ, 5 chữ, 7 chữ…), như thế giữa dòng trên và dòng dưới sẽ có một sự cân xứng. Độ dài của dòng thơ phụ thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ để người nghe, người đọc dễ dàng tiếp nhận. Qua khảo sát thơ của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên, chúng tôi nhận thấy dòng thơ trong 342 bài thơ thường có độ dài trung bình như sau:

Dưới 10 dòng: 75 bài (chiếm 21,9%) Trên 10 dòng: 103 bài (chiếm 30,1%) Trên 20 dòng: 81 bài (chiếm 23,7%)

Trên 30 dòng: 78 bài (chiếm 22,8%) Trên 40 dòng: 5 bài (chiếm 1,5% )

Từ khảo sát trên đây có thể thấy rằng thơ nữ Thái Nguyên không bị ràng buộc về số dòng trong một bài thơ. Bài thơ có thể nhiều hay ít dòng là tùy thuộc vào dung lượng nội dung và cấu tứ của từng bài thơ. Bài thơ ít dùng nhất là 4 dòng có 43 bài chiếm 12,6% trong đó nhiều nhất là thơ Vân Trung với 40 bài chiếm 93% với các bài:

Hoa phượng tháng năm, Nguyện cầu, Hoa bất tử, Chân dung, Hoàng hôn đỏ…..

Những bài thơ nhiều dòng thường thấy trong thơ Thúy Quỳnh dễ thấy nhất trong tập thơ Những tích tắc quanh tôi tất cả các bài đều trên 10 dòng. Bài thơ nhiều dòng nhất là bài Ăng Ko (Vân Trung) có đến 49 dòng thơ.

Điều dễ nhận ra trong thơ nữ Thái Nguyên chính là tuy số lượng dòng thơ, câu thơ của một bài thơ khá nhiều nhưng nó không tạo ra cảm giác thừa, không làm cho bài thơ trở nên rối rắm, khó hiểu. Ngược lại, những dòng thơ điệp trùng liên tiếp một mặt vừa đảm bảo vần điệu, nhịp điệu cho thơ, mặt khác lại có thể diễn tả được nhiều sự kiện, nhiều cảm xúc chất chứa, dồn nén. Bên cạnh đó là những bài thơ có số dòng ít (4 dòng - trong thơ Vân Trung) cũng thể hiện sự súc tích, ngắn gọn, ý tại ngôn ngoại gợi sự hấp dẫn cho bài thơ.

2.3.3. Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ

Khổ thơ là sự phối hợp của các dòng thơ. Các khổ thơ thường có số dòng tương ứng nhau (4 dòng hoặc 5 dòng) và số chữ tương đối đều nhau. Khi trình bày thành văn bản, các khổ thơ trong một bài thơ đứng nối tiếp nhau và được phân cách bằng môt khoảng thừa trắng. Trong những bài thơ ngắn, khổ thơ có thể trùng với đoạn thơ. Về mặt hình thức, đoạn thơ cũng giống như khổ thơ tức là cũng có sự hài hòa cân đối nào đó. Thuật ngữ đoạn thơ được dùng để nói đến một số khổ thơ, dòng thơ thể hiện một ý, một nội dung trọn vẹn. Bởi vậy, số lượng dòng thơ trong một đoạn thơ không ổn định như trong một khổ thơ mà có thể ngắn dài tùy theo ý thơ, mạch thơ…Sự phân chia đoạn vì thế thường theo ý nghĩa và làm sáng tỏ ý nghĩa.

Trong ba nhà thơ nữ Thái Nguyên, có 22 bài thơ không chia khổ chiếm 6,4% trong đó có 16 bài thuộc thể thơ tự do (của Bạch Liễu) và 5 bài theo thể lục bát, 1 bài

theo thể thơ văn xuôi (“Gửi các con” – Thúy Quỳnh). Chẳng hạn trong thơ Bạch Liễu có bài:

dù gì đào cũng nở

dẫu xuân chẳng mấy hồi gặp giữa đời thoáng chốc đâu phải gió mây trôi người như dòng sông biếc qua nguồn đổ về xuôi lặng ngàn xanh tôi đợi thầm hóa đá mồ côi mong một lần được cháy dẫu tàn tro suốt đời.

(“Du xuân (2)”- Bạch Liễu)

Còn lại đều được chia thành khổ, đoạn. Trong nhiều bài thơ khác của thể thơ 5 chữ, bảy chữ, đặc biệt là thơ tự do gồm nhiều đoạn và mỗi đoạn gồm nhiều câu (các câu dài ngắn khác nhau) trường hợp này phổ biến trong thơ Thúy Quỳnh và Bạch Liễu:

….

Mười lăm năm

giấc ngủ chơi trò ú tim anh lúc nào cũng thua

năm ngàn đêm đến bao nhiêu cơn vật vã trở mình trong tiếng tích tắc đóng đinh chịu nạn

nghe tiếng em và con thở đều từ cõi nào xa lắm

nghe sự sống thóp thoi trong từng mạch máu âm thầm. Năm ngàn đêm

linh hồn anh cuống cuồng

tìm khắp chốn thẳm đen một chút le lói sáng trái tim anh cứ vội vã ra đi rồi tuyệt vọng quay về

gục dưới chân đồng hồ đếm ngược.

(“Đêm thứ 84” - Thúy Quỳnh)

Đặc điểm về khổ thơ, đoạn thơ như trên rất phù hợp với giọng thơ, cảm xúc của thơ nữ, dòng chảy cảm xúc cứ ào ạt, mạnh mẽ, qua thơ các tác giả nữ của chúng ta thể hiện tình cảm, suy tư của mình, cảm xúc ngừng ở đâu thì khổ thơ ngắt nhịp xuống dòng ở đó là lẽ đương nhiên.

2.3.4. Một số kiểu mở đầu và kết thúc

Theo Tiến sĩ Phan Huy Dũng “Mở đầu và kết thúc là hai điểm đánh dấu giới hạn tồn tại của nó xét thuần túy trên văn bản” [14, tr.148]. Vì lẽ đó khi nói đến tổ chức bài thơ không thể không chú ý đến phần mở đầu và kết thúc của nó. Mở đầu bài thơ là phần vô cùng quan trọng, đối với nhà thơ khi mở đầu được ý thơ tức là đã tìm cho mình một tứ thơ, một đường thơ để đi tiếp. Còn đối với độc giả, mở đầu thú vị sẽ gây hứng thú cho họ trong quá trình tìm hiểu, khám phá tác phẩm.

2.3.4.1. Mở đầu

Phần mở đầu trong các bài thơ của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên có khi làm thành một khổ thơ, một đoạn thơ, cũng có khi là hai câu hoặc nhiều hơn. Có 87 bài thơ mở đầu bằng một khổ thơ ổn định (chiếm 25,4%), 12 bài thơ mở đầu ít hơn 5 dòng thơ (chiếm 3,5%), 38 bài có mở đầu nhiều hơn 5 dòng (chiếm 11,1%). Như vậy, có thể thấy các nhà thơ nữ Thái Nguyên có đến 60% số bài không được mở bài bằng những cách thông dụng, có nghĩa là mở bài không xác định được bằng khổ thơ hay câu thơ.

Nếu lấy dòng đầu tiên làm đơn vị xem xét phần mở đầu của bài thơ ta thấy trong thơ của ba nữ thi sĩ Thái Nguyên có những cách mở đầu phổ biến sau:

Mở đầu bằng cách miêu tả không gian, thời gian là cách mở phổ biến nhất trong thơ nữ Thái Nguyên, đặc biệt trong thơ Thúy Quỳnh:

Năm giờ hai mươi

Tôi thức giấc bởi một tin nhắn lạ

Mười mét vuông

hang ổ cuối cùng của tôi

(“Về căn phòng của tôi” - Thúy Quỳnh)

Nhà mình chỗ nào cũng chật Mùa đông giá rét đỡ lo

(“Thơ về nhà mình” - Thúy Quỳnh)

Mở đầu bằng cách miêu tả sự vật, sự việc, con người cũng là một cách mở trong thơ nữ Vân Trung, Bạch Liễu:

Mỗi lần anh đi thi Lòng chợt se thắt lại Nhưng chẳng biết nói gì Nên cứ bồn chồn mãi

(“Anh đi thi” – Vân Trung)

Khi những hạt thóc lép Nổ vang trong đống mùn Chầm chậm màn sương trắng Nhắc cánh đồng cô đơn.

(“Ngọn khói trên đồng” – Bạch Liễu) Hay mở đầu bằng một câu cảm thán, câu hỏi tu từ hoặc những nhận định, suy nghĩ,....

Người hỡi! Bây giờ Người ở đâu?

(“Vết gai đâm của bông hồng” – Vân Trung)

Một đời tích nhân

Thầy đóng đò đưa người qua sông Chữ

(“Thầy tôi” – Thúy Quỳnh)

Thèm trở lại Na Hang

Lênh đênh trên căn nhà nổi của ông Chuyền

Ngoài ra, còn có những bài thơ được mở đầu bằng cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc tâm trạng, mở đầu bằng cách miêu tả không gian, thời gian xen lẫn bộc lộ cảm xúc, ...

2.3.4.2. Kết thúc

Có thể nói rằng, phần kết thúc là phần đọng lại tình ý của toàn bài, là chỗ đi đến cao nhất của cảm xúc, tạo nên cái gọi là ngôn ngữ tận ý vô cùng... cho bài thơ. Một kết thúc hay phải là một kết thúc có khả năng dậy thức trong lòng độc giả những điều bài thơ chưa nói tới. Tiến sĩ Phan Huy Dũng cho rằng: “Phần kết là cái có tác dụng nâng bài thơ lên một tầm độ tư tưởng rất cao, tạo cho câu thơ một cấu trúc vững chắc” [14, tr.69].

Trong tác phẩm của ba nhà thơ nữ Thái Nguyên phần kết cũng khá phong phú và đa dạng, nó có thể là một khổ thơ, một đoạn thơ, hai, ba câu thơ hoặc có khi chỉ là một câu thơ. Có 191 bài thơ kết thúc bằng 1 đoạn thơ (chiếm 55,8%), có 68 bài thơ kết thúc bằng một khổ thơ ổn định (chiếm 19,9%), 46 bài thơ kết thúc bằng 1 dòng thơ (chiếm 13,5%),

Nếu lấy câu cuối cùng làm đại diện ta thấy trong thơ nữ Thái Nguyên xuất hiện những kiểu kết thúc sau đây:

Kết thúc bằng bộc lộ tình cảm, cảm xúc trực tiếp:

Xin lỗi các con

(“Sau tiếng sét đầu mùa” – Thúy Quỳnh)

Kết thúc bằng hình ảnh không gian và thời gian:

Tất tả chiều thu sương đẫm vai

(“Mẹ và quê hương” – Vân Trung)

Kết thúc bằng hình ảnh cảnh vật, sự việc, con người:

Không ai cùng đùa sóng với tôi

(“Không ai đùa sóng với tôi” – Bạch Liễu) Kết thúc bằng câu hỏi tu từ:

Có bao giờ anh mơ gặp em không?

Ngoài ra, còn có những bài thơ được kết thúc bằng một lời nhận xét, lời khẳng định, bằng một câu cảm thán.

Từ những điều trình bày ở trên có thể thấy rằng các bài thơ đã được xây dựng theo trình tự mở, kết vừa chặt chẽ vừa gợi mở tự do trong việc triển khai ý tưởng và bộc lộ cảm xúc. Mở đầu và kết thúc đều tập trung thể hiện một tư tưởng, chủ đề nhất định.

Tiểu kết

Từ kết quả khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thơ của các tác giả thơ nữ Thái nguyên trên bình diện hình thức, có thể đi đến một số nhận xét như sau:

- Về thể thơ: các tác giả nữ Thái Nguyên chủ yếu sáng tác thể thơ 5 chữ, bảy chữ và nhiều nhất là thơ tự do, các thể thơ này có những đặc trưng riêng. Thơ 5 chữ sử dụng xen kẽ một cách sáng tạo nhịp 2/3 và 3/2, thủ pháp điệp nhịp, điệp thanh trắc. Thơ lục bát, nhịp phong phú và đa dạng, cách ngắt nhịp của các tác giả rất độc đáo, táo bạo, ở mỗi bài thơ luôn có sự xuất hiện thay đổi nhiều loại nhịp. Thơ tự do là sự phối xen - xen kẽ câu thơ dài ngắn, phối hợp có vần và không vần khiến cho câu thơ trở thành những lời giãi bày tâm sự dễ dàng tự nhiên.

- Về vần: thơ nữ Thái Nguyên sử dụng nhiều vần thông, vần ép, đặc biệt nhiều nhất là vần ép. Điều này khiến cho các bài thơ được bắt vần một cách thoải mái dễ dàng và chủ yếu là để dễ dàng gửi gắm dãi bày cảm xúc vào thơ. Thơ nữ Thái Nguyên sử dụng cả ba loại vần: vần liền, vần cách, vần ôm để liên kết và chuyển tải cảm xúc của tác giả.

- Về nhịp: thơ nữ Thái Nguyên ngắt dòng chủ yếu là các các câu thơ có số tiếng không cố định, tạo nên nhịp điệu ngôn ngữ thơ Thái Nguyên mới mẻ, không đều đặn, thể hiện tính cách cá tính bí ẩn, khó nắm bắt.

- Về cách tổ chức bài thơ của các nhà thơ nữ Thái Nguyên cũng hết sức đa dạng và linh hoạt. Bài thơ, đoạn thơ, câu thơ luôn được viết ra theo mạch cảm xúc của nhà thơ. Tiêu đề dễ hiểu, dễ cảm nhận và sát với nội dung từng bài thơ.

Ngoài ra, thơ nữ Thái Nguyên có nhiều bài thơ ở dạng đặc biệt, có thơ văn xuôi. Những bài thơ lạ tạo sự mới mẻ trong phong cách thơ nữ hiện đại của Thái

Chƣơng 3

TỪ NGỮ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THƢỜNG GẶP TRONG THƠ NỮ THÁI NGUYÊN

3.1. Các lớp từ vựng – ngữ nghĩa tiêu biểu

3.1.1. Sử dụng từ láy mang lại hiệu quả nghệ thuật

Từ láy được tạo bởi phương thức cấu tạo từ đặc sắc của Tiếng Việt. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, từ láy là “lớp từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức hòa phối ngữ âm bằng cách lặp lại một bộ phận hay toàn bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm” [56, tr.373]. Có thể nói rằng mối quan hệ nổi bật nhất, chủ chốt nhất giữa các yếu tố tạo nên từ láy đó là quan hệ ngữ âm và nhìn một cách khái quát, đặc trưng chung về nghĩa từ láy được hình thành từ nghĩa của hình vị gốc từ hướng mở rộng hoặc thu hẹp, tăng cường hay giảm nhẹ, tổng hợp hay chuyên biệt hóa. Từ láy là một lớp từ độc đáo cả về thanh âm lẫn ngữ nghĩa. Do vậy, trong sáng tác văn chương, nhất là đối với tác phẩm thơ, từ láy là một lớp từ xuất hiện với tần số dày đặc và trở thành một phương tiện ngôn ngữ quan trọng, “đắc địa” trong việc tạo dựng tính hình tượng, tính biểu cảm.

Ba nhà thơ nữ Thái Nguyên cũng là những cây bút chuộng dùng từ láy, sử dụng từ láy khá nhiều và mang lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo ấn tượng cho người đọc. Khảo sát 342 bài thơ của ba nhà thơ chúng tôi thống kê được 204 từ láy trên tổng số 915 lượt láy được sử dụng:

Bảng 3.1: Bảng thống kê các kiểu từ láy

Nhà thơ

Kiểu láy

Bạch Liễu Thúy Quỳnh Vân Trung

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ thơ nữ Thái Nguyên qua tác phẩm của ba nhà thơ Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Thúy Quỳnh, Trần Thị Vân Trung (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)