Sở trường của Sương Nguyệt Minh là viết về chiến tranh và nông. Trong bức tranh hiện thực ấy có những trang viết đầy thơ mộng về thiên nhiên, tình yêu đôi lứa. Khi viết về chiến tranh, nhà văn không chỉ tái hiện một cách chân thực sự khốc liệt của cuộc chiến cùng với những di họa của nó mà còn lựa chọn các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu, ngôn ngữ tạo chất trữ tình, lãng mạn cho tác phẩm. Vì vậy, hầu hết những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh và nông thôn của Sương Nguyệt Minh vừa mang tính hiện thực, vừa đậm chất lãng mạn.
Có thể thấy rõ sự kết hợp bút pháp này trong truyện ngắn Đêm làng trọng Nhân. Truyện viết về một người cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng người Mỹ từng đi qua cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn không cắt nghĩa được vì sao mình là kẻ chiến bại? Câu hỏi đó đã thôi thúc Giôn Mắc Cơ trở lại Việt Nam tìm bằng được câu trả lời. Chuyến đi thăm này, ông đã may mắn được nhà văn Lê Xuân – một người đã từng có mặt ở miền Đông trong những ngày khói lửa, giúp ông trả lời câu hỏi ấy bằng truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân. Truyện ngắn này có giá trị hơn hàng chục cuộc hội thảo, hàng ngàn trang tài liệu cùng nhiều bộ phim về Việt Nam mà Giôn Mắc Cơ đã từng xem. Nó cho ông hiểu được đất nước, con người nơi đây và vì sao đất nước này lại chiến thắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Trong chiến tranh, người dân phải chịu vô vàn hiểm nguy, vất vả nhưng trên tất cả những nỗi đau riêng ấy là nỗi đau chung của dân tộc. Đất nước đứng trước thảm họa bị kẻ thù thôn tính, họ đã biết sống, biết hy sinh những gì riêng tư nhất cho Tổ quốc quyết sinh.
Tường và Thương cùng với bao đôi trai gái, vợ chồng thời đó đã đi theo tiếng gọi của Tổ quốc: “Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Những tưởng sau bao năm xa cách họ sẽ được sống trong niềm vui đoàn viên nhưng chiến tranh một lần nữa lại ngăn cản sự sum họp này. Bút pháp hiện thực được nhà văn sử dụng khi miêu tả khuôn mặt đầy thương tích của Tường:
“nham nhở, gồ ghề, méo mó, mất cảm giác”. Nhìn gương mặt mình trong
gương chính anh cũng không nhận ra nổi mình. Đây chính là rào cản mà chiến tranh đã gây ra để ngăn cản sự đoàn viên của Tường. Anh mặc cảm đến nỗi phải thay tên, đổi họ chỉ vì không muốn bố mẹ, vợ khiếp sợ trước dung nhan kỳ quái của mình. Mặc dù không muốn làm tổn thương ai nhưng Tường cũng không giấu được khát khao, niềm mong mỏi được trở về nhà gặp bố mẹ, gặp Thương – vợ anh. Những câu văn miêu tả cảnh đoàn viên khiến người đọc vô cùng xúc động. Trên con đường trở về, Tường đã hình dung ra cảnh gặp lại bố mẹ, gặp lại vợ, và nghĩ sẽ làm gì để khiến mọi người bất ngờ trước sự trở về của mình: “Gặp mẹ như thế nào nhỉ. Anh sẽ chạy nhanh đến ôm chầm lấy mẹ. Không! Anh sẽ hiu hiu nhắm mắt, hai tay đưa về trước đi dò dẫm trong sân. Cũng không! Nhìn thấy mẹ anh sẽ ngã mất. Phải rồi! Anh sẽ gập một chân lại, mặc quần rồi chống gậy tập tễnh vào nhà…” [26, tr.139].
Còn với Thương, anh cũng nghĩ ra nhiều cách để khiến người vợ yêu quý ngạc nhiên và hạnh phúc: “Anh sẽ đeo ba lô đứng chờ bên cửa buồng. Không! Anh sẽ nằm sẵn trong giường úp mặt vào trong. Thương mở cửa buồng bước vào. Em nằm xuống. Anh xoay người ôm chặt lấy Thương: “Anh đây! Tường của em đây” [26, tr.140].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bút pháp lãng mạn không chỉ thể hiện qua những trang viết đầy chất thơ khi nhà văn miêu tả cảm xúc của Tường khi gặp lại người thân mà còn thể hiện trong cách xây dựng các nhân vật đạt mức lý tưởng: với Thương là vẻ đẹp nhan sắc bất chấp thời gian; với Tường là sự hy sinh cao đẹp vì đất nước và những người mà anh yêu thương. Nhìn vợ tắm, Tường khát khao biết mấy cảnh hạnh phúc ái ân. Thấy vợ nằm một mình trằn trọc trong buồng còn mình
đang nằm bên bố, anh nhận ra một điều thật vô lý: “Vô lý thật! Tại sao anh
lại nằm bên bố. Không! Chỗ anh nằm trong kia mới phải” [26, tr.148]. Tuy
vậy, Tường vẫn phải kìm nén tình cảm, kìm nén nỗi khát thèm bản năng của mình. Chiến tranh đã dập tắt phũ phàng ước mơ đoàn tụ và ngăn cách anh với gia đình. Tường đành chấp nhận thiệt thòi về mình: gặp lại cha mẹ, vợ chỉ một đêm rồi một lần nữa lại ra đi để người thân được hạnh phúc… Có lẽ không chỉ riêng Tường mà cả dân tộc ta từ ngàn xưa luôn có đức tính hy sinh, luôn biết sống vì người khác. Chính sự hy sinh cao cả đó là sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, giúp dân tộc ta hết lần này đến lần khác chiến thắng kẻ thù. Ngày xưa, quân Nguyên Mông hung hãn “đi đến đâu là cỏ không mọc
được”, bao dân tộc đã phải cúi đầu khuất phục, vậy mà đến nước ta chúng
phải khiếp sợ đầu hàng. Nay thì ta chiến thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ - hai đế quốc hùng mạnh. Để có được những chiến thắng ấy một phần do tài mưu lược của người chỉ huy nhưng một phần là nhờ tinh thần đoàn kết, đức hy sinh của người dân nước Việt.
Giôn Mắc Cơ sau khi đọc truyện ngắn Đêm làng Trọng Nhân đã tìm
được câu trả lời thỏa đáng cho mình: “Các ông đi qua cuộc chiến tranh bằng
chính tâm hồn các ông, tâm hồn con người Việt Nam. Bây giờ tôi mới cắt nghĩa được vì sao nước Mỹ thua. Bởi nước Mỹ không bao giờ có được một đêm như vậy: Đêm làng Trọng Nhân” [26, tr.151]. Sự kết hợp giữa một bên là hiện thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
bằng sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn, Sương Nguyệt Minh đã làm nổi bật sức tàn phá của chiến tranh lên thân phận con người, đồng thời thể hiện sức sống mãnh liệt của tình yêu trước bom đạn kẻ thù.
Chiến tranh tuy ác liệt nhưng không vì thế mà tình yêu thời chiến bớt đi vẻ đẹp lãng mạn. Giữa một vùng trời đầy bom đạn, Hiên – một cô bé đang đi học chuẩn bị ôn thi vào đại học đã gặp Hoàng – người lính pháo cao xạ trong túp lều dưới một chiều mưa đầy lãng mạn (Dòng sông Trinh Nữ). Họ quen nhau rồi yêu nhau khi nào không biết, để rồi Hiên cứ ngóng trông sự trở lại
của Hoàng. Truyện ngắn Dòng sông Trinh Nữ cũng đã có sự kết hợp của hai
loại bút pháp hiện thực và lãng mạn. Trong ánh mắt của người đang yêu, khung cảnh thiên nhiên lúc chiến tranh ác liệt cũng trở nên đẹp đẽ lạ thường:
“Máy bay giặc cháy rơi ở phía cầu Lai Hạ. Từ bến sông Trinh, Hiên nhìn lên bầu trời bàng bạc. Một đốm lửa treo lơ lửng. Không! Một bó đuốc đang bùng cháy. Hiên thấy nước dòng sông loang loáng. Máy bay rơi càng thấp, lửa càng bốc to hơn. Đột nhiên Hiên buột miệng reo lên: “Đẹp quá! Như bình minh trên sông” [26, tr.19]. Những phút giây lãng mạn ấy, dường như đã làm
cho chiến tranh bớt khốc liệt, con người cũng bớt căng thẳng hơn, có thể tạm quên đi nỗi sợ hãi trước cái chết. Bầu trời vừa im tiếng súng là Hiên và Hoàng lại tìm đến với nhau, những lúc như vậy chiến tranh như lùi xa, chỉ còn có hai người với nhau, hạnh phúc và bình yên: “Anh đội mũ sắt, đứng sừng sững
bên lều cỏ. Hiên nhận ra, cô nhào vào lòng người lính. Hiên cảm nhận được mùi mồ hôi lẫn mùi thuốc đạn ở ngực áo anh. Họ đã đi tìm nhau khi trận địa
vừa im tiếng súng” [26, tr.20]. Thiên nhiên như đang che chở cho đôi tình
nhân, tôn lên tình yêu của họ: “Trăng mười bảy treo lơ lửng ở đỉnh đầu. Một
màu vàng bát ngát mênh mang. Sông nước trời mây lồng lộng. Sóng lấp lánh ánh vàng, gió nồm nam mơn man trên ngực. Hiên cựa mình thấy dằm dặm. Ôi hoa cỏ may trên áo anh” [26, tr.20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giữa cảnh chiến tranh ác liệt, Sương Nguyệt Minh đã điểm vào đó câu chuyện tình yêu như một câu chuyện cổ tích làm cho tác phẩm tuy viết về chiến tranh nhưng vẫn ấm áp, bay bổng. Nhà văn Tạ Duy Anh đã từng nhận xét về thiên nhiên trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh: “là một thứ ngôn
ngữ đẹp, đầy tính hàm ý, ẩn nghĩa, không rực rỡ nhưng cực kỳ sinh động, có thể rê bút vẽ lại được. Nó cứ khiến ta ngứa bút muốn vạch đôi ba vần. Nó là yếu tố khiến tác phẩm của ông có một vẻ tráng lệ tự nhiên” [2].
Trong hầu hết sáng tác của Sương Nguyệt Minh, bức tranh đời sống thường được phản ánh bằng bút pháp hiện thực – nhiều khi hiện thực đến nghiệt ngã. Còn cảm xúc tình yêu và bức tranh thiên nhiên thường được tái hiện bằng bút pháp lãng mạn. Thiên nhiên trong truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh thường đẹp một cách dịu dàng, hòa quyện cùng với nhân vật, làm nổi bật nét tâm trạng của nhân vật.
Những tác phẩm viết về hiện thực nơi làng quê của Sương Nguyệt Minh cũng có sự kết hợp thường xuyên, linh hoạt bút pháp hiện thực và lãng mạn. Tiêu biểu là những truyện ngắn: Nỗi đau dòng họ, Đi trên đồng năn, Mây bay cuối đường, Đi qua đồng chiều…
Nỗi đau dòng họ mô tả cuộc tranh chấp, đố kỵ giữa hai dòng họ Ninh
và Nguyễn. Vì sự đố kỵ mà họ Ninh mang hài cốt cụ tổ đem táng chung vào mộ tổ họ Nguyễn để họ mình được phát đạt còn họ Nguyễn ngày càng lụi bại.
Từ việc làm đó mà hai họ trở thành kẻ thù của nhau: “Đời này qua đời khác
ngọn lửa thù hằn giữa hai họ không bao giờ hết, lúc âm ỉ, lúc bùng lên dữ dội”. Mối thù của hai dòng họ đã không mang lại kết cục gì tốt đẹp mà còn
đẩy cuộc sống của người dân vào cảnh khốn khó. Tác giả đã phản ánh tình
trạng đó bằng những chi tiết có giá trị tả thực: “Làng quê xơ xác, mùa màng
thất bát, việc nông chểnh mảng, cỏ cây mọc đầy đồng, đói nghèo và nạn quân ôn bắt lính làm cho xuất đinh hai họ cứ ngày một vơi đi; có người chịu không thấu bỏ đi tha phương cầu thực” [29, tr.263]; cu Bần gần tết rồi còn bì bõm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đun riu để lấy lại hai tạ lúa đã bán lấy tiền xây mộ tổ, anh Cả cùng chị dâu phải dậy sớm hái rau răm đi chợ Bút bán: “Một gánh rau răm những một
trăm bó, một bó chỉ bán được năm mươi đồng, mười gánh rau răm mới đủ
tiền cho một suất đinh đóng góp xây mộ tổ” [28, tr.49]. Tấm lưng của người
dân như còng thêm xuống khi bị bao hủ tục đè nặng trên vai. Phản ánh tình cảnh này, Sương Nguyệt Minh không hề có ý bôi nhọ tổ tiên, dòng họ nào. Ông chỉ muốn qua những chi tiết, hình ảnh giàu tính hiện thực của mình, mong người dân hãy bỏ những hủ tục để cuộc sống tốt đẹp hơn. Viết truyện ngắn Nỗi đau dòng họ, nhà văn không ngoài mục đích mong muốn người dân
có thể xóa bỏ thù hận để có cuộc sống hòa bình và hạnh phúc: “Tôi viết về
xung đột ấy và muốn gửi tới tất cả các làng quê hãy xóa bỏ hận thù, bước qua
quá khứ, nhìn về tương lai, cùng sống trong hòa bình và hạnh phúc” [26,
tr.33]. Với tinh thần như vậy, Sương Nguyệt Minh sử dụng nhiều chi tiết tả thực của bút pháp hiện thực. Dư vị của bút pháp trữ tình, lãng mạn được gợi
lên từ những cảm xúc nhà văn bày tỏ: “Thương quá! Những người nông dân
lam lũ ở làng tôi” [28, tr.50] và niềm hy vọng của nhà văn về cuộc sống tốt
đẹp hơn cho những người nông dân.
Mây bay cuối đường và Đi qua đồng chiều là những truyện ngắn viết
về khát vọng của những cô gái thôn quê muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng hiện tại, vươn ra thành phố. Nhà văn cũng sử dụng bút pháp tả thực để dựng lên quang cảnh cuộc sống nơi làng quê nghèo khó và suy nghĩ chân thực của
nhân vật: “Làng Sơn Hạ lô xô những chóp nhà dưới chân đồi Bách Bạt và
chân núi Lò Vôi. Từ xưa đến nay làng tôi vẫn vậy: nhỏ bé, giấu mình, im lìm trong vùng đất bán sơn địa heo hút” [27, tr.261]; đến ngày ba tháng chạp “đồng đất làng tôi chỉ một màu trắng nước”, người dân nơi đây lại lâm vào
cảnh: “Ngày mỗi ngày, nồi cơm độn sắn khoai nhiều hơn”. Gấm muốn thoát khỏi làng Sơn Hạ để “không phải chèo thuyền hái sen, cấy lúa, chăn dê”; Na
cũng không muốn một cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt ngày nào cũng chỉ “đi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
rồi lấy chồng”. Bút pháp lãng mạn được sử dụng đan xen khi tác giả miêu tả
vẻ đẹp thuần hậu của các cô gái miền sơn cước:“Con gái làng tôi tắm nước
đầm Vực nước da trắng hồng”, Na có đôi mắt “đẹp như mắt nai”; ở những
đoạn miêu tả cảm xúc của nhân vật về quê hương: “Mùi khói rơm lẫn với mùi
cào cào, muôm muỗm nướng thơm ngầy ngậy”, “đám ruộng nhà ai đó chưa gặt, lúa trĩu bông vàng”.v.v… Viết lên những trang văn ấy, nhà văn không
chỉ tái hiện hiện thực mà còn gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm sự của mình về cuộc sống, con người. Sử dụng kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn, Sương Nguyệt Minh vừa muốn tái hiện chân thực bức tranh đời sống, lại vừa muốn thổi vào đó tình nồng ấm của cõi nhân sinh.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Sương Nguyệt Minh hầu như rất ít khi chỉ sử dụng một loại bút pháp, mà luôn có xu hướng kết hợp nhiều loại bút pháp để tăng khả năng phản ánh của tác phẩm. Sự kết hợp bút pháp hiện thực và lãng mạn đã làm cho những bức tranh về chiến tranh, nông thôn trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh hiện lên không chỉ chân thực, sống động mà còn mượt mà, ấm áp tình người. Trong những tác phẩm về chiến tranh, về nông thôn và cả một số truyện viết về cuộc sống “nửa quê nửa phố” chốn thị thành, nhà văn đều sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn hai bút pháp đó. Có lẽ vì thế, đọc truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh, người đọc có nhiều trạng thái cảm xúc đan xen: xót xa, đau đớn, phẫn nộ, cảm thương, tự hào, trân trọng v.v…Nhà văn đã góp phần bồi dưỡng đời sống tinh thần cho người đọc bằng giá trị đích thực của văn chương.
3.3.… đến bút pháp hiện thực - lãng mạn – kỳ ảo
Việc sử dụng yếu tố kỳ ảo xuất hiện từ lâu trong văn học nghệ thuật. Nhà văn sử dụng nó như một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá hiện thực. Trong phương thức kỳ ảo, các nhà văn thường sử dụng các dạng thức khác nhau tạo nên các sắc màu phong phú, đa dạng, hấp dẫn cho tác phẩm, góp phần cùng với các yếu tố nghệ thuật khác để xây dựng cốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
truyện, nhân vật, hướng đến việc bộc lộ chủ đề tư tưởng. Chính cái kỳ ảo cũng là một trong những yếu tố tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.