…đến đề tài“nửa quê nửa phố”

Một phần của tài liệu sự vận động trong truyện ngắn sương nguyệt minh (Trang 38)

Nông thôn trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh không hề tĩnh tại mà là một nông thôn đang thay đổi từng ngày cùng với sự đổi thay của đất nước. Cho nên, từ đề tài nông thôn, Sương Nguyệt Minh tập trung sang đề

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tài “nửa quê nửa phố”. Trừ một vài truyện ngắn viết trong những năm đầu sáng tác thuần túy viết về nông thôn, Sương Nguyệt Minh đã nhanh chóng chuyển hướng đề tài viết về nông thôn đang chuyển mình trong cơn lốc đô thị hóa để trở thành một nông thôn “bán hiện đại” với những con người

“nửa quê nửa phố”. Cuộc sống xã hội thay đổi, tốc độ đô thị hóa diễn ra quá

nhanh, người nông dân không còn yên phận mà cũng ôm giấc mộng làm giàu, muốn thay đổi số phận từ cuộc chuyển đổi này. Do đó, họ cũng dần bị

“thành thị hóa”. Điều này làm nên sự vận động trong chính bản thân đề tài

nông thôn của truyện ngắn Sương Nguyệt Minh. Những tác phẩm trước đây của ông (Người đàn ông làng Yên Hạ, Nạn văn chương…) chủ yếu phản ánh cuộc sống nông thôn thuần túy thì từ Bản kháng án bằng văn (1996) đã có sự đan xen phức tạp giữa “quê” và “phố”.

Nếu như Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”,

với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn ngày xưa thì Sương

Nguyệt Minh được gọi là là “nhà văn của cảnh sắc đồng quê” thời hiện đại. Nông thôn trong sáng tác của Sương Nguyệt Minh đầy đủ các diện mạo: từ một nông thôn lạc hậu với những hủ tục, tập tục nặng nề đến một nông thôn

đang dần lột xác trong quá trình đô thị hóa để trở thành những “phố làng”,

“phố chợ”. Tiêu biểu là những tác phẩm Làng động, Bản kháng án bằng văn.

Qua những truyện ngắn ấy, Sương Nguyệt Minh muốn đưa lên trang viết những bất cập trong cuộc sống mới ở nông thôn. Đó là tình trạng nông thôn đang bị xâm hại bởi mặt trái của cuộc sống hiện đại, làm băng hoại những giá trị đạo đức, làm rạn vỡ những truyền thống tốt đẹp đã được gìn giữ từ bao đời. Đưa ra những vấn đề này, Sương Nguyệt Minh không dấu nổi cảm giác xót xa, tiếc nuối về những truyền thống có nguy cơ bị mai một dần.

Khi nền kinh tế thị trường chưa tràn về đến làng Sơn Hạ (truyện Làng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoang, chẳng có chuyện em cãi lại anh, chồng phụ vợ; một nhà có đám tang là cả làng cùng đến viếng, một đám giỗ tổ là cả họ đến làm cỗ cúng và chia

phần…” [28, tr.89]. Khi cơn gió đô thị tràn về thì “toàn những chuyện dữ,

ghê gớm, động rừng, động làng”, mọi thứ bị xới tung, đảo lộn. Tất cả cũng

chỉ vì người ta về làng lấp ao, mở đường từ thị xã qua làng làm cho cái làng đang yên bình bỗng trở nên nhộn nhịp: “Đường lớn mở về, người thành thị đổ

đến. Ban ngày, người nước ngoài khoác ba lô bụi đi lông nhông ở đường làng, ban đêm họ mắc võng nằm ngủ ngay trên bờ đầm Vạc…” [28, tr.92].

Trước kia làng chỉ có mỗi một cửa hàng mậu dịch quốc doanh, chuyên bán tạp hóa, giờ trở nên sầm uất với các khu cửa hàng mới như bưu điện, ki ốt bán phân bón, xi măng, sắt thép, quán Karaoke. Làng Sơn Hạ vốn im lìm, tù túng giờ cũng gần giống như “thị tứ”. Cũng cái làng Sơn Hạ ấy nhưng trong Trang

trại lúc mờ sáng đã mất hết dấu tích của một làng quê cổ truyền. Thay vào đó

là một nông thôn đã được “bê tông hóa” khiến người vốn sống ở quê sau một

thời gian đi xa về cũng phải ngỡ ngàng: “Cha tôi bước trên đường bê tông

làng mới làm. Dấu vết con đường xưa với những viên gạch lát nghiêng đã mất hết. Nhà mái bằng chen lẫn nhà mái ngói quay mặt ra đường trông chẳng khác dãy phố - phố làng dài tun hút. Tiếng hát ỉ eo lẫn tiếng nhạc sập sình ở mấy quán ăn cứ như là thi nhau mở hết cỡ. Hai cái hiệu làm đầu, ba quán hát Karaoke, hơn hai mươi quán tạp hóa, rồi quán lòng lợn tiết canh, quán bánh cuốn nóng giò chả…” [28, tr.179].

Nền kinh tế thị trường ồ ạt tràn về đã làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, mang lại cho làng Sơn Hạ và bao vùng quê khác một sắc thái mới, tạo cơ hội cho những làng quê ấy có thể giao lưu với bên ngoài. Trước đây, người dân sống và làm ăn không vượt quá khỏi lũy tre làng, thì giờ đây “cái làng quê tù

túng bị lũy tre làng bao quanh đã bị phá bung rồi, làm ăn không còn bó tay như trước nữa”. Người dân đã biết mở rộng mối làm ăn ra bên ngoài. Họ thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gom ốc nhồi, cá quả, ba ba, gà ri, dê, chó… đưa lên các quán đặc sản trên thị xã bán. Ngay chị gái Tâm “từ một cô gái thôn quê cả đời không ra khỏi làng” giờ cũng đã trở thành “người đàn bà dọc ngang từ làng ra phố, từ phố về làng”. Đây không chỉ là một sự lạ đối với những người phụ nữ yếu đuối như chị gái Tâm mà còn là sự lạ đối với cả làng vốn quen làm ăn manh mún theo kiểu tự cung tự cấp. Cuộc sống của người dân từ đó được cải thiện lên rất nhiều. Quán xá mọc lên như nấm, phục vụ chu đáo, cần gì chỉ đưa điện thoại ra, bấm số gọi là có người mang đến tận nhà. Người dân vì thế mà cũng nhanh chóng học được cách sống của người thành thị.

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó, đằng sau cái được là những cái mất (có khi mất nhiều hơn được). Đó là sự mất mát của mỗi cá nhân, gia đình và đau lòng nhất là sự xuống cấp đạo đức của con người. Làng Sơn Hạ nhỏ bé vốn quen với cuộc sống chân chất mộc mạc, hoàn toàn xa lạ với những yếu tố văn minh hiện đại. Vì vậy mà nền kinh tế thị trường ồ ạt tràn về đã đốn gục bao nhiêu gia đình. Như gia đình chú Dõng có con gái đi làm tiếp viên bị tên quản lý nhà nghỉ lừa có chửa phải đi làm côvắc rồi chết luôn trên bàn đẻ. Vì thiếu sự bảo ban của gia đình mà Đào - con gái chú đã bị đồng tiền làm tối mắt rồi sa vào bẫy của gã họ Sở.

Trong Bản kháng án băng văn, người ta thấy cuộc sống hiện đại đã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo ra lối sống xa xỉ, buông thả của nhiều người trong giới trẻ. Họ sống không có mục đích, lý tưởng rõ ràng, chỉ thích ăn chơi nhảy múa: “Hai mươi ngọn nến chập chờn những khuôn mặt ma men. Cả lũ trai gái lăn lóc vào nhau ngáy. Đứa kề gối, áp đầu, đứa quàng tay ôm nhau, đứa vắt mình rũ rượi”. Cuộc sống đủ đầy, không phải lo cơm áo, cho nên con gái cũng

không cần học nữ công gia chánh: “tôi thay áo theo giờ. Bộ đồ chưa cũ tôi

đã quẳng đi, cần gì phải học nữ công gia chánh. Cả tháng trời ở nhà không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không bảo ban được con cái. Dường như cuộc sống càng hiện đại thì tình cảm cha mẹ và con cái càng phai nhạt dần. Thấy con cái làm những việc không đúng mà đành nhắm mắt làm ngơ, không tỏ ý tán thành cũng chẳng

phản đối: “Dì gối đầu giường tiểu thuyết chữ to chuyện tình sầu thảm. Tôi

đọc trộm, dì cứ lặng im. Băng hình Đê Vít Can tặng dì đem về cả tải. Tôi mở xem chưa bao giờ dì hỏi giở, hay. Tôi chẳng được dì dặn tôi đừng về muộn trong đêm, mà có lần lại thấy dì ở lại qua đêm trong khách sạn. Dì dẹp nồi

niêu, bát đĩa, dì bảo: “Đi nhà hàng cho tiện” [26, tr.111]. Thái độ này của

dì Hảo chẳng khác nào khuyến khích cho những việc làm sai trái của con. Lối giáo dục như vậy sẽ đẩy những đứa con của họ vào con đường tội lỗi và phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.

Sức công phá của làn gió đô thị thật ghê gớm, nó tấn công vào mọi gia đình, làm đảo lộn, rạn nứt những giá trị tốt đẹp vẫn được duy trì từ bao thế hệ. Tưởng nó chỉ đốn gục những người trẻ tuổi, ít kinh nghiệm sống, nào ngờ cả những người đã trải qua mọi sướng, vui, khổ đau của cuộc đời rồi mà

vẫn bị vấp ngã như dì Hảo trong Bản kháng án bằng văn. Cái thời đói khổ,

chạy ăn từng bữa, chồng thì đi biền biệt, một nách hai đứa con riêng của chồng không làm cho tình cảm của dì Hảo phai nhạt, vẫn chung thủy chờ chồng, nuôi dạy con tử tế. Đến khi đất nước bước vào thời mở cửa, cuộc sống được cải thiện thì dì lại sa ngã. Đồng tiền đã làm dì tối mắt, dì bỏ dạy đi làm cho công ty Trần Cung, rồi cũng phấn son, diện đầm có khi còn qua đêm trong khách sạn. Dì ngang nhiên phản bội chồng mà không hề ngượng ngập, thấy đứa con của chồng bị Đê Vít Can lừa mà cũng không có một lời

động viên lại còn rỉa rói: “Tao tưởng mày khôn. Ai ngờ cũng một phường

khờ dại”. Rồi chính dì lại cập kè với kẻ đã lừa gạt con mình… Dì Hảo làm

ta nhớ tới Thảo trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai. Bao nhiêu năm chiến

tranh xa cách cũng không làm phai nhạt tình yêu của cô với Nam, nhưng những năm tháng sống bên trời Tây, hưởng cuộc sống hiện đại lại làm cho Thảo thay đổi, phản bội chồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chú Hào, chồng chị gái Tâm (Làng động) cũng không tránh khỏi

những cám dỗ của lối sống hiện đại. Trước trong làng chưa bao giờ xảy ra chuyện chồng phụ bạc vợ. Vậy mà bây giờ, chỉ vì mê mẩn mấy cô cave trong quán karaoke mà chú sẵn sàng quên đi tình nghĩa vợ chồng. Chị gái Tâm mở quán Karaoke ôm, làm ăn được nên mông má cho chồng cho ra dáng ông chủ, bà chủ. Ai ngờ chồng lại bồ bịch rồi bỏ chị đi với cave, nhà cửa thì nhượng hết cho người khác đến nỗi vợ con không có chỗ ở phải về nhà ngoại tá túc. Khi chị nghĩ lại, hối hận cũng đã muộn … Sự xâm nhập của nền kinh tế thị trường đã gây ra bao cảnh đổ vỡ, mất mát. Nó làm cho làng quê đang yên bình, gia đình, anh em đang hòa thuận, đoàn kết bỗng nhiên quay ra cãi chửi nhau, mọi thứ cứ rối tung cả lên: “Nhiều gia đình cửa

rộng nhà cao nhưng anh em thì chửi nhau, cha không bảo được con, vợ giận chồng… Cứ loạn sị cả lên.” [26, tr.114].

Người dân quê vốn coi trọng tình nghĩa, họ luôn quan niệm “bán anh

em xa mua láng giềng gần”, một làng quê được xây dựng trên nền tảng đạo

đức tốt đẹp như vậy giờ đang có nguy cơ mai một dần. Có lẽ thời buổi kinh tế thị trường người ta coi trọng vật chất hơn cho nên mới xảy ra tình trạng cãi chửi, ganh tị nhau. Anh Ké (Làng động) mở quán Karaoke ôm, vì chạy theo đồng tiền mà tuyển cả gái làng vào làm nhân viên. Người dân quê vốn nghèo đói, muốn có tiền đi hát phải bán trộm thóc, chồng phải nói dối vợ đến khi chuyện vỡ lở, gia đình tan nát thì tình làng nghĩa xóm cũng chẳng còn. Còn trong Trang trại lúc mờ sáng, vì ghen ghét, đố kỵ, không muốn người ta hơn mình mà chú Sần lén lút đổ cả thuốc sâu xuống ao cá nhà Trương Thẹo, làm cá chết nổi lều bều, phải vớt đổ đi mấy xe trâu. Trương Thẹo thì bất chấp tình làng xóm, vì lợi ích của bản thân, muốn có được hợp đồng làm ăn với người Đài Loan mà hại cả đời con gái nhà người ta…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Viết về đề tài này, Sương Nguyệt Minh đã phản ánh một cách chân thực hiện thực nơi làng quê trong những năm đầu đổi mới. Trước sự tấn công của cơn lốc đô thị hóa, người dân cũng đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tiến hành kinh doanh buôn bán. Điều đó đã làm cho cái làng quê vốn tù

đọng, im lìm trở nên “nhốn nháo, nhộn nhạo” thành “nửa phố nửa làng”.

Nhưng đi cùng với sự đổi mới ấy là bao cảnh dở cười, dở khóc, vì người dân chưa chuẩn bị tâm thế cho cuộc đổi mới này, trong khi nó lại diễn ra quá nhanh. Là người luôn hướng về quê hương, chứng kiến những đổi thay, mất mát đó, Sương Nguyệt Minh không khỏi xót xa, đau đớn cho những giá trị truyền thống đang bị mai một. Vẫn biết rằng, đổi mới là cần thiết nhưng không thể vì thế mà để mất đi thuần phong mỹ tục thiêng liêng. Đó là nét đẹp văn hoá của dân tộc cần được bảo tồn mãi mãi. Để làm được điều đó không hề đơn giản, nó đòi hỏi ở mỗi con người có một bản lĩnh, nếu không sẽ đánh mất hạnh phúc và rơi vào những bi kịch đau lòng. Với tấm lòng nhân ái, Sương Nguyệt Minh luôn mong muốn người dân có được một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Bởi hạnh phúc sẽ trọn vẹn hơn khi người ta “vừa sung sướng lại vừa thương nhau”.

Như vậy, dù Sương Nguyệt Minh viết về đề tài nông thôn hay “nửa

quê nửa phố” thì cũng là viết về sự vận động, biến chuyển của một nông

thôn truyền thống sang một “nông thôn hiện đại”. Và dù viết về đề tài nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thì người đọc vẫn nhận thấy sự quan tâm đặc biệt của nhà văn dành cho nông thôn và những người dân lam lũ. Tất cả những điều này đều xuất phát từ tình cảm gắn bó của tác giả đối với quê hương, đất nước. Qua đó cho người đọc thấy được một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam trước và sau thời kì đổi mới ở nước ta.

Sự chuyển đổi về mặt đề tài từ chiến tranh sang đề tài lịch sử, từ đề tài nông thôn đến “nửa quê nửa phố” trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho thấy mạch vận động nội tại không ngừng trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Điều này không chỉ có ý nghĩa với riêng ông mà còn có ý nghĩa đối với nền văn học nước nhà. Văn học nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo của mỗi nhà văn, như chính Sương Nguyệt Minh đã nói: “dòng

sông không chảy là dòng sông lấp, dòng sông chết, nhà văn không sáng tạo nhà văn sẽ chết trong lòng bạn đọc”. Sự sáng tạo của mỗi nhà văn sẽ là động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

SỰ VẬN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG NHÂN VẬT

2.1. Từ nhân vật ngƣời lính đến nhân vật lịch sử 2.1.1. Từ nhân vật ngƣời lính…

Theo giáo trình Lý luận văn học do Phương Lựu chủ biên thì “Nhân vật

văn học là con người được miêu tả trong văn học bằng phương tiện văn học”

[23, tr.277]. Cũng như đề tài, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát đời sống, là hình thức cơ bản để qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người thật ngoài đời, vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật riêng, nhưng không vì thế mà kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu nhân vật.

Với quan niệm “văn chương là thân phận con người” cho nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn Sương Nguyệt Minh tương đối phong phú: từ người

Một phần của tài liệu sự vận động trong truyện ngắn sương nguyệt minh (Trang 38)