7. Kết cấu luận văn
3.4.3. Kiến nghị đối với Nhà Nước
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý và môi trường hoạt động cho các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng với các tổ chức kinh tế phải chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Bên cạnh Luật tổ chức tín dụng, Nhà nước cần có những văn bản luật rõ ràng như; Luật đầu tư trong nước, Luật bảo hiểm, Luật thế chấp... việc ban hành các luật nói trên đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên một nền tảng vững chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.
Nhà nước cần xây dựng các chính sách kinh tế ổn định tránh gây ra những đột biến trong nền kinh tế gây ra những rủi ro kinh doanh của ngân hàng và doanh nghiệp.
Nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, mạnh dạn giải thể các đơn vị hoạt động hiệu quả. Nhà nước tăng cường trách nhiệm trong việc cấp giấy phép thành lập các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, tránh thành lập tràn lan gây hậu quả xấu cho đối tác cũng như cho xã hội. Nhà nước cũng cần xây dựng chế tài buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán, có chế độ kiểm toán hàng năm đối với các doanh nghiệp, để tránh tình trạng cung cấp thông tin không chính xác.
Nhà nước hỗ trợ sự phát triển thị trường chứng khoán, song song với ngân hàng là kênh huy động vốn của doanh nghiệp, nhằm đa dạng hóa nguồn cung vốn, giảm áp lực cung ứng vốn tín dụng của ngân hàng đối với thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp chủ động trong huy động vốn với chi phí thấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để đảm bảo ra quyết định đúng đối với một khoản cấp tín dụng nói chung và tài trợ dự án nói riêng, các ngân hàng thương mại cần thiết phải cải thiện mô hình thẩm định dựa trên cơ sở đánh giá khách quan thông qua các chỉ số tài chính doanh nghiệp đưa ra. Đồng thời nâng cao trách nhiệm giám sát, khả năng quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại trong việc xây dựng chính sách quản lý phù hợp nhằm đạt mục tiêu an toàn và hiệu quả.
Trong chương này đã đưa ra một số giải pháp đối với Sacombank và kiến nghị đối đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam, giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài. Do đó việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và tín dụng dự án đầu tư nói riêng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Đây không chỉ là vấn đề sống còn của ngân hàng thương mại mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc củng cố hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định cấp tín dụng trong đó có thẩm định cấp tín dụng dự án đầu tư là một vần đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc.
Trong khuôn khổ của một bài luận văn, tác giả đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản như: cơ sở xây dựng dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, tài trợ dự án đầu tư, các chỉ tiêu tài chính, pháp lý ảnh hưởng đến dự án đầu tư. Đồng thời, luận văn cũng đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng việc ra quyết định đối với dự án đầu tư. Trên cơ sở đó, luận văn nêu lên những yêu cầu khách quan của việc nâng cao chất lượng phân tích, thẩm định cấp tín dụng nói chung và tài trợ dự án đầu tư nói riêng.
Mô tả, phân tích tình hình thực tế của một dự án đã được Sacombank xét duyệt tài trợ, qua đó đánh giá nhận xét về tính khả thi, mức độ hiệu quả khi quyết định tài trợ. Phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến quá trình thu hồi khoản cấp tín dụng.
Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân, hạn chế của chất lượng thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định dự án đầu tư nói riêng, đồng thời xem xét định hướng phát triển chung của Sacombank, tác giả đã nêu lên một số mặt hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nói chung và đi sâu vào chất lượng thẩm định tài trợ dự án đầu tư.
đề xuất một số kiến nghị với Sacombank, Ngân hàng nhà nước, Nhà nước nhằm tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Sacombank, hệ thống ngân hàng thương mại, nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng tín dụng là một yêu cầu khách quan, đòi hỏi từng thành viên, ban lãnh đạo ngân hàng phải thường xuyên trao dồi, học hỏi, nghiên cứu nhu cầu thực tế thị trường để có những bước điều chỉnh kịp thời hiệu quả, tìm kiếm những giải pháp tối ưu. Tác giả mong rằng trong khuôn khổ nhất định của đề tài, dù thời gian nghiên cứu còn hạn chế, trong tầm hiểu biết của tác giả có giới hạn, những giải pháp và kiến nghị của tác giả sẽ góp phần đưa Sacombank đạt được những thành tựu mới trong hoạt động kinh doanh và ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng việt
1. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tài liệu giảng dạy môn Thẩm định dự án đầu tư phát triển của (www.fetp.edu.vn)
2. Đặng Cảnh Thạc – Trần Thanh Thái, 2000. Excel trong phân tích kinh tế.
Chương trình Fulbright Việt Nam
3. Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê.
4. Nguyễn Tấn Bình, 2006. Thẩm định dự án đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN
Ngày 19 tháng 04 năm 2005.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT-NHNN. Ngày 20 tháng 05 năm 2010.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 19/2010/TT-NHNN. Ngày 27 tháng 09 năm 2010.
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 22/2011/TT-NHNN. Ngày 30 tháng 08 năm 2011.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 02/2011/TT-NHNN. Ngày 03 tháng 03 năm 2011.
10.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 22/2011/TT-NHNN. Ngày 30 tháng 08 năm 2011.
11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Chỉ thị 02/CT-NHNN. Ngày 07 tháng 09 năm 2011.
12.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 30/2010/TT-NHNN. Ngày 28 tháng 09 năm 2011.
13.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), 2006 – 2013. Báo cáo thường niên từ năm 2006 đến 2013.
14.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), 2006 – 2013. Bản cáo bạch, báo cáo đầu tư 2006 đến 2013
15.Ngô Xuân Thanh, 2012. Thách thức tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. <http://tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Thach-thuc-tai- co-cau-he-thong-ngan-hang-thuong-mai-Viet-Nam/14015.tctc>. [Ngày truy cập: 05 tháng 07 năm 2013].
16.Peter S. Rose, 2001. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trường đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
17.Phạm Chi Lan, 2013. 5 năm dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt Nam. <http://kinhdoanh.vnexpress.net/photo/vi-mo/5-nam-du-chan-khung-
hoang-tai-chinh-the-gioi-tai-viet-nam-2877946.html>. [Ngày truy cập: 16
tháng 09 năm 2013].
18.Phòng Kế hoạch & Hỗ trợ ALCO – Trung tâm CNTT, 2013. Đổi mới cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại Sacombank.
a. < http://www.sacombank.vn/web/home/vn/research/11/110622.html 19.Tô Ánh Dương, 2013. Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam.
<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-
Traodoi/2013/23213/Ve-tai-co-cau-he-thong-ngan-hang-Viet-Nam.aspx>. [Ngày truy cập: 23 tháng 08 năm 2013].
20.Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
21.Vũ Công Tuấn, 1999. Thẩm định dự án đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản TPHCM.
Tài liệu tiếng anh
22.Abelson, 2011.“Evaluating Major Events and Avoiding the Mercantilist Fallacy”, Economic Papers, 48-59
23.Adams, P, J M Horridge, and B Parmenter, 2000. MMRF-Green: Dynamic, Multi-Sectoral Model of Australia, Centre of Policies, Monash University Melbourne
24.Basel Committee on Banking Supervision, 2008. Principles for Sound Liquydity Risk Management and Supervision [online] Available at: <http://www.bis.org/publ/bcbs144.htm>[Accessed 01 July 2013].
25.Evan Gatev, B. et al., 1999. Managing Bank Liquydity Risk: How Deposit – Loan Synergies Vary with Market Conditions [pdf] Available at: <http://www.nber.org/papers/w12234.pdf?new_window=1> [Accessed 17 August 2013].
26.Joint Study - Report to Australian Government and NSW Governments, 2012. Joint Study on aviation capacity in the Sydney region. Technical papers. Department of Infrastructure and Transport.
27.Jorge-Calderon, 2014. Aviation Investment Economic Appraisal for Airports, Air Traffic Management, Airlines and Aeronautics, Farnham, Ashgate Publishing
28.Kenneth J. Arrow & Robert C. Lind, 2013. Uncertainty and the Evaluation of Public InvestmentDecisions. [pdf] Available at: <http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/19390459.2014-