Thực trạng hoạt động kinhdoanh và cho vay dự án đầu tư tạ

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – NGHIÊN CỨU DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL (Trang 41)

7. Kết cấu luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động kinhdoanh và cho vay dự án đầu tư tạ

Thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank trong 3 năm gần nhất

Bảng 2.1: Tình hình tài chính Sacombank 2010-2013 (đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2012 2011 2010 Tổng tài sản 160.170 151.282 140.137 141.799

Vốn điều lệ 12.425 10.740 10.740 9.179

Tổng huy động 140.770 123.753 111.513 126.203

Tổng cho vay 110.297 98.728 79.429 77.486

Lợi nhuận trước thuế 2.838 1.315 2.740 2.426

Lợi nhuận sau thuế 1.580 987 2.033 1.799

Nguồn: BCTC riêng đã kiểm toán năm 2010, 2011, 2012 và 2013 của Sacombank

Trong năm 2013, với bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và môi trường hoạt động kinh doanh nhiều rủi ro của ngành ngân hàng, Sacombank đã chủ động thực hiện chủ trương không chú trọng về các chỉ số tăng trưởng mà tập trung phát triển an toàn, hiệu quả. Do đó, chỉ tiêu về tổng tài sản không biến động nhiều, tuy nhiên vẫn đạt mức tăng trưởng đều so với các năm trước (từ 2010 – 2012).

Bên cạnh đó, chính sách phát triển tín dụng nhỏ lẻ, cho vay phân tán đồng thời thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng theo địa bàn kinh doanh, nhóm ngành nghề theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ. Trong năm 2013, Sacombank đã cải thiện được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khá tốt. Tính đến 31/12/2013, tổng dư nợ cho vay đạt 110.297 tỷ đồng, tăng 11.569 tỷ đồng, tương ứng tăng 11,72% so với đầu năm.

Tính đến ngày 31/12/2013 tổng tài sản của Sacombank đạt 160.170 tỷ đồng, tăng 8.888 tỷ đồng, tương đương tăng 5,86% so với đầu năm. Với việc tiếp tục duy trì quan điểm kinh doanh an toàn - hiệu quả, tổng tài sản của Sacombank được điều hành tăng trưởng một cách chặt chẽ, phù hợp với chính sách, định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Cơ cấu tổng tài sản thay đổi theo hướng ngày càng nâng cao các tiêu chí an toàn: nguồn tiền huy động từ thị trường 1 tăng so với cuối năm trước đó, chiếm tỷ trọng 87,89% tổng tài sản, nhờ đó thanh khoản luôn trong trạng thái ổn định, sẵn sàng đáp ứng các biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn và cho vay cũng đạt được nhiều kết quả tăng trưởng tốt.

Tính đến ngày 31/12/2013, tổng nguồn huy động toàn Ngân hàng đạt 140.770 tỷ đồng, tăng 17.017 tỷ đồng tương đương tăng 13,75% so đầu năm. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh so đầu năm, chiếm khoảng 5% thị phần. Huy động bằng VND cũng đạt mức tăng trưởng cao so với đầu năm đồng thời vượt mức kế hoạch đã đề ra. Như vậy, diễn biến tiền gửi tiếp tục thay đổi theo hướng tích cực, đáp ứng được các tiêu chí hoạt động của Sacombank và theo đúng quan điểm điều hành tiền tệ của Nhà nước: tập trung tăng trưởng tiền gửi dân cư mang tính ổn định lâu dài; tăng tỷ trọng tiền gởi VND tạo được thế chủ động khi vai trò thanh toán của đồng bản tệ ngày càng được củng cố.

Song song đó, hoạt động cho vay của Sacombank trong năm 2013 cũng đạt được những kết quả rất khả quan. Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2013 đạt 110.297 tỷ đồng, chiếm hơn 68,86% tổng tài sản và tăng 11,77% so với cùng kỳ. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của Sacombank đạt mức kế hoạch tăng trưởng năm 2013 do Ngân hàng Nhà nước đề ra và cao hơn mức tăng trưởng trung bình chung của toàn hệ thống đạt được trong năm 2013.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Sacombank trong năm báo cáo.

2.2.2. Thực trạng cho vay dự án đầu tư tại Sacombank

Giai đoạn 2010 - 2013 là những năm xảy ra nhiều biến động và thách thức đối với Sacombank trong quá trình Ngân hàng Nhà nước thực hiện mạnh mẽ việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động tín dụng ngân hàng diễn ra trong điều kiện môi trường kinh tế có những khó khăn nhất định. Sacombank đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện chủ trương mở rộng kết hợp nâng cao chất lượng cho vay dự án, một mặt bảo đảm an toàn vốn mặt khác lại có thể góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn về vốn phục vụ đầu tư phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế còn ẩn chứa nhiều yếu tố chưa ổn định, rủi ro các ngành hàng cao. Trong năm 2012 Sacombank đã tiến hành duyệt cho vay 44 dự án thương mại, sản xuất kinh doanh, bất động sản,… với tổng giá trị cam kết giải ngân hơn 2.700 tỷ đồng, trong đó có một số dự án lớn phải thực hiện đầu tư theo hình thức đồng tài trợ như các dự án Belleza, Sacomreal An Phú,... Sang năm 2013, tình hình nền kinh tế có nhiều chuyển biến khả quan, đặc biệt Chính phủ ban hành những chính sách điều chỉnh hỗ trợ ngành bất động sản kịp thời tạo điều kiện cho các chủ đầu tư khởi động lại nhiều dự án chậm tiến độ nhiều năm liền. Kết thúc năm 2013, Sacombank kế thừa các hợp đồng cam kết tài trợ và tài trợ mới thêm 51 dự án, với tổng số vốn cam kết giải ngân lên đến 38.500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu các dự án trung hạn xây dựng nhà xưởng sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị,… và một số dự án lớn trong nhóm ngành bất động sản.

Bảng 2.2: Thống kê dư nợ cho vay theo kỳ hạn (đơn vị: Tỷ đồng)

Thời hạn khoản vay Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Cho vay ngắn hạn 53,027 59,850 49,973 51,905

Cho vay trung hạn

- Cho vay dự án

41,753 16,768 22,652 8,743 16,330 7,436 16,282 6,535

Cho vay dài hạn

- Cho vay dự án

15,786 8,359 13,832 5,244 14,236 8,538 14,298 13,533 Tổng 110,566 96,334 80,539 82,485

Dư nợ cho vay dự án 25,127 13,986 15,974 20,068

Bảng 2.3: Thống kê dư nợ cho vay theo nhóm nợ (đơn vị: Tỷ đồng)

Nhóm nợ Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Tổng nợ 110,566 96,334 80,539 82,485 Nợ đủ tiêu chuẩn 108,176 93,933 79,840 82,010

Nợ cần chú ý 780 429 236 30

Nợ dưới tiêu chuẩn 170 312 102 31

Nợ nghi ngờ 422 764 193 61

Nợ có khả năng mất vốn 1,018 897 168 352

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2010, 2011, 2012, 2013

Sacombank phân tán trên nhiều hệ khách hàng khác nhau, từ khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty lớn thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn đến các hộ kinh doanh, cá nhân,... Sacombank cung cấp những sản phẩm dịch vụ khép kín đến mọi đối tượng khách hàng. Hiện nay cơ cấu tiền vay tại Sacombank chủ yếu tập trung tại các khoản vay có thời hạn ngắn đến trung hạn, cụ thể như sau.

Bảng 2.4: Thống kê dư nợ cho vay theo nhóm khách hàng (đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Công ty cổ phần -- 27,064 20,086 19,910

Công ty cổ phần khác 27,135 -- -- --

Công ty cổ phần NN 1,334 -- -- --

Kinh tế tập thể, hợp

tác xã 96 90 127 269

Công ty TNHH -- 26,137 23,774 23,485

Công ty TNHH NN 3,637 -- -- --

DN NN 718 5,907 3,677 2,584

Doanh nghiệp tư nhân 2,833 3,379 4,860 4,254

Công ty liên doanh

nước ngoài -- 29 331 167

Công ty 100% vốn

nước ngoài -- 176 264 270

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 474 -- -- -

Khác 201 99 165 670

Cá nhân, khác 44,010 33,454 27,255 30,876

Tổng 110,566 96,334 80,539 82,485

Nguồn: Báo cáo thường niên Sacombank 2010, 2011, 2012, 2013

Với cơ cấu khách hàng như hiện nay của Sacombank, trong điều kiện nền kinh tế trong nước còn diễn biến phức tạp, Sacombank sẽ không chú trọng đẩy mạnh tài trợ các dự án trong ngắn hạn.

Cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay chậm lại trong các năm gần đây, dư nợ cho vay dự án đầu tư trung dài hạn nhìn chung cũng có những bước điều chỉnh, trong đó các dự án đầu tư cho các nhóm ngành thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh, bất động sản có sự sụt giảm đáng kể. Việc doanh số cho vay và dư nợ tín dụng đã chứng tỏ Sacombank đang từng bước tái cơ cấu danh mục cho vay, trong đó đẩy mạnh phát triển các mảng cho vay nhỏ lẻ, có thời hạn ngắn, bên cạnh đó lựa chọn các dự án đầu tư trung dài hạn có mức độ rủi ro thấp để tài trợ.

2.3. Phân tích thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sacombank, thông qua dự án đầu tư nhà máy gạch Tuynel. dự án đầu tư nhà máy gạch Tuynel.

2.3.1. Giới thiệu dự án

2.3.1.1. Tổng quan về chủ đầu tư dự án

Tên chủ đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN ABC  Lịch sử hình thành:

- Công ty Cổ phần ABC tiền thân là Doanh nghiệp nhà nước Đầu tư - Kinh doanh nhà thuộc Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn được cổ phần hóa theo Quyết định số 3/2000/QĐ-TTg ngày 8/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngày 29/11/2000 Công ty đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty và chính thức đi vào hoạt động theo hình thức Công ty Cổ phần vào tháng 01/2001

- Tháng 07/2006 vốn điều lệ Công ty là 36.253 triệu đồng

- Tháng 04/2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên 100.253 triệu đồng

- Quý III/2008 Công ty tăng vốn điều lệ lên 200.2530 triệu đồng

- Quý II/2009 Công ty tăng vốn điều lệ lên 230.288 triệu đồng

- Quý II/2010 Công ty tăng vốn điều lệ lên 690. 866 triệu đồng  Trụ sở chính: 68 XXX, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM

 Giấy chứng nhận ĐKKD: 410XXX250 do Sở KH&ĐT cấp ngày 28/12/2000.

 Mã số thuế: 030XXXX9864 cấp ngày 01/02/2001  Vốn Đăng ký kinh doanh: 690.000 triệu đồng

 Công ty được niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số xxx/QĐ-SGDHCM ban hành ngày xx/xx/2009.

 Ngành nghề kinh doanh chính: Đầu tư kinh doanh địa ốc. Thực hiện các dịch vụ pháp lý về nhà đất; tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế quy hoạch. Thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, san lấp mặt bằng. Thi công trình giao thông, thủy lợi. Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng (không sản xuất tại trụ sở), và nhiều chức năng kinh doanh có liên quan đến xây dựng, bất động sản, v.v…

 Phương thức kinh doanh: Đấu thầu, thiết kế, thi công công trình xây dựng dự án BĐS trong nước; xây dựng và kinh doanh BĐS; sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ ngành xây dựng.

 Tổng số lượng lao động: 300 nhân viên

 Quy mô tổng tài sản: tại thời điểm 31/12/2011 là 2.761.331 triệu đồng.  Các thành tích đạt được trong quá trình hoạt động:

- Huân chương lao động hạng I về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2003-2007 theo Quyết định số 1139/QĐ-CTN ngày 27/08/2008.

- Huân chương lao động hạng II về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1998-2002 theo Quyết định số 568/2003/QĐ/CTN ký ngày 28/08/2003;

- Huân chương lao động hạng III về thành tích công tác sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 1990-1995 theo Quyết định số 625 KT/CT ký ngày 12/10/1995;

- Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về việc đã hoàn thành xuất sắc toàn diện nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước của Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 28/04/2008;

- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ về thành tích trong công tác góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ tổ quốc số 1164/ QĐ-TTg ngày 06/09/2007; Huy chương vàng chất lượng cao công trình sản phẩm xây dựng

2.3.1.2. Giới thiệu nội dung, thông số dự án

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch Tuynel do Công ty Cổ Phần ABC làm chủ đầu tư. Dự án khởi công xây dựng đầu năm 2011 với công suất hoạt động được cấp phép là 30 triệu viên/năm (khoảng 55.000 viên/ngày). Địa điểm xây dựng dự án tại Tỉnh Bắc Ninh. Tổng diện tích đất phục vụ cho hoạt động của dự án là 38.950,2m2. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là 47.300 triệu đồng, trong đó vốn tự có là 21.300 triệu đồng; NH TMCP Sài Gòn Thương Tín tài trợ 26.000 triệu đồng, phục vụ đầu tư dự án sản xuất gạch Tuynel do Công ty Cổ Phần ABC làm chủ đầu

tư, thời gian vay: 84 tháng (7 năm), trong đó thời gian ân hạn gốc 12 tháng, thời gian vận hành của dự án là 10 năm sau khi hoàn thành giai đoạn xây lắp.

Căn cứ thực hiện đầu tư dự án

Điều kiện xã hội, chính sách đối với ngành đầu tư

Theo Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 01 tháng 08 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010, các địa phương phải tổ chức quy hoạch lại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng thủ công, nhằm giảm tối đa việc sử dụng đất canh tác và xoá các lò gạch thủ công được xây dựng không theo quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn trong năm 2010. Theo đó, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

Cũng theo Quyết định trên, dự báo nhu cầu vốn xây dựng cơ sở hạ tầng đến năm 2020 là 550 nghìn tỷ đồng, trong đó giai đoạn đầu (năm 2009-2010) là 70 nghìn tỷ đồng, giai đoạn năm 2011 – 2020 là 480 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc trong những năm qua, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 1990 – 2010 đạt 7,33%, hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tốc độ tăng nhu cầu sử dụng gạch nung bình quân giai đoạn 1991 – 2010 là 13,5%, thấp nhất là 3,5% (1993) và cao nhất là 22,6% (1996). Dự báo đến năm 2020, tăng trưởng GDP hàng năm vẫn ở mức cao, từ 7% đến 8%/năm 1.

Từ những căn cứ nêu trên cho thấy, nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung, gạch ngói nói riêng từ nay đến năm 2020 là rất lớn, có thể nói với năng lực hiện tại của các Doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vật liệu xây dựng. Nắm bắt được nhu cầu lớn trong tương lai, Công ty có kế hoạch đầu tư dự án xây dựng nhà máy gạch Tuynel tại Tỉnh Bắc Ninh, nơi có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nhà máy sản xuất gạch.

Tính pháp lý của dự án đầu tư

- Quyết định số 1781/QÐ-UBND do UBND Tỉnh Bắc Ninh ban hành ngày 08/12/2008 Về việc phê duyệt quy hoạch vùng khai thác nguyên liệu và sản xuất gạch Tuynel trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2008 dến 2015.

- Giấy phép khai thác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói số 269/GPKT- UBND do UBND Tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 04/03/2010.

- Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy sản xuất gạch Tuynel số 21.1XXXXX147 ngày 02/10/2010 do UBND Tỉnh Bắc Ninh cấp cho Công ty Cổ Phần ABC.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 1019/QĐ – UBND ngày 09/02/2010 đối với thửa đất số 39, tờ bản đồ số 5, Tỉnh Bắc.

- Giấy phép xây dựng công trình nhà máy gạch số 37/GPXD ngày 08/10/2010 do Sở Xây dựng Tỉnh Bắc Ninh cấp.

- Và các giấy tờ khác có liên quan đến dự án Công ty đã có kế hoạch trình UBND tỉnh Bắc Ninh và cơ quan chức năng (Giấy phép bảo vệ môi trường, phòng

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – NGHIÊN CỨU DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY GẠCH TUYNEL (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)