7. Kết cấu luận văn
1.4.2. Phương pháp sử dụng trong phân tích rủi ro dự án
Hiện nay các nhà phân tích dự án có nhiều phương pháp khác nhau để phân tích rủi ro tùy theo tính chất của mỗi loại dự án. Trong giới hạn phân tích của đề tài, người thực hiện sẽ giới thiệu ba phương pháp phân tích rủi ro thông dụng nhất đang áp dụng là:
1.4.2.1. Phân tích độ nhạy:
Khi phân tích lợi ích và chi phí của mỗi dự án, chúng ta đã mặc nhiên rằng lợi ích và chi phí được ước lượng chắc chắn và chúng cho ta một giá trị duy nhất về hiện giá ròng của mỗi phương án nghiên cứu. Nhưng khi thực hiện dự án lại không phải như vậy, các kết quả ước tính về lợi ích và chi phí của dự án có thể khác xa với thực tế. Do có sự không chắc chắn của lợi ích và chi phí trong tương lai, nên các nhà đầu tư đã phải đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau. Chẳng hạn, nếu giá nhập lượng của dự án thay đổi 10%, hoặc giá xuất lượng của dự án giảm 15% so với ước tính ban đầu thì các chỉ tiêu đánh giá của dự án sẽ thay đổi như thế nào? Liệu dự án có còn đáng giá nữa hay không?
Phân tích độ nhạy là tính lại các chỉ tiêu đánh giá dự án (NPV, IRR, PI…) khi cho các biến số rủi ro của dự án thay đổi.
Biến số rủi ro là các biến số khi có sự thay đổi (cho dù rất nhỏ) sẽ làm cho hiện giá ròng hay kết quả tính toán dựa trên các tiêu chí đánh giá dự án thay đổi rất lớn. Điều này có nghĩa là nó có thể làm cho dự án bị loại hoặc thay đổi thứ hạng của các dự án đang xem xét.
Phương pháp thực hiện phân tích độ nhạy:
- Cho các biến số rủi ro thay đổi, kiểm soát hiện giá ròng theo từng biến số. - Phân tích kết quả xảy ra nếu thay đổi các biến
- Kiểm soát nguồn rủi ro (thông số quan trọng)
- Biến quan trọng phụ thuộc vào tỷ lệ của nó trong tổng lợi ích hoặc tổng chi phí của dự án và miền biến động của nó.
- Phân tích độ nhạy để thấy được hướng thay đổi các kết quả đánh giá dự án. Ý nghĩa: phân tích độ nhạy giúp nhà phân tích xác định được miền hiệu quả của dự án, xác định được ở mức chi phí và mức thu nhập nào khi kết hợp với nhau thì dự án khả thi. Phân tích độ nhạy còn giúp cho nhà đầu tư xác định được ngưỡng chấp nhận của một dự án.
1.4.2.2. Phân tích tình huống
Phân tích tình huống dựa trên nhận thức cơ bản rằng các biến số có quan hệ qua lại với nhau. Như vậy, một vài biến số có thể thay đổi theo một kiểu nhất định tại cùng một thời điểm. Chúng ta có thể tạo ra những tình huống khác nhau:
- Tình huống xấu nhất (bi quan nhất)
- Tình huống thường xẩy ra nhất (dự tính tốt nhất) - Tình huống tốt nhất (lạc quan nhất)
Việc lựa chọn dự án trở nên đơn giản khi có các kết qua rõ ràng:
- Chấp nhận dự án khi hiện giá ròng của dự án dương (NPV>0) ngay cả trong tình huống xấu nhất.
- Loại bỏ dự án khi hiện giá ròng của dự án âm (NPV<0) ngay cả trong tình huống tốt nhất.
1.4.2.3. Phân tích mô phỏng tính toán (Monte Carlo)
Phân tích độ nhạy hay phân tích tình huống có nhược điểm là chúng ta chỉ có thể quan sát một biến số nào đó (độ nhạy một chiều) hoặc nhiều nhất chỉ là hai biến số (độ nhạy hai chiều) tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án. Nhưng trong bài toán, các biến số quan trọng đều có sự tương tác qua lại lẫn nhau (dù ít hay nhiều) và cùng lúc tác động lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án. Vậy, để có thể thấy hết được tác động của nhiều biến số lên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của dự án chủ đầu tư nên dùng phương pháp mô phỏng tính toán – Monte carlo. Sử dụng phần mềm Crystal Ball chạy trên nền Excel để mô phỏng tính toán.
Phương pháp mô phỏng cho kết quả:
- Cùng một luc tính toán phân phối xác suất và phạn vi khác nhau của các giá trị có thể của các biến số quan trọng của dự án.
- Cho phép phân tích sự tương quan giữa các biến số.
- Tạo ra được một phạm vi phân phối xác suất các kết quả của dự án thay vì chỉ tính có một giá trị duy nhất.
- Phân phối xác suất các kết quả dự án có thể giúp cho những người ra quyết định thực hiện việc lựa chọn hoặc có thể giải thích và sử dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 với mục đích khái quát những lý luận chung về đầu tư, dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư để thấy được quy trình thực hiện dự án đầu tư và tầm quan trọng của thẩm định dự án đầu tư đối với ngân hàng thương mại. Qua đó, phân tích những yếu tố quyết định đến hiệu quả và rủi ro của dự án đầu tư đối với hoạt động tài trợ của ngân hàng thương mại và xây dựng cơ sở để đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc quản lý và hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng cho các dự án đầu tư.
Từ những cơ sở lý luận này để tạo tiền đề cho việc đánh giá thực trạng xây dựng dự án, thẩm định dự án, đánh giá rủi ro tài trợ dự án đầu tư và đưa ra những giải pháp hạn chế rủi ro ngân hàng trong việc xem xét cấp tín dụng dự án đầu tư.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SACOMBANK
Chương 2 giới thiệu chung về dự án và chủ đầu tư dự án, phân tích cơ sở đầu tư dự án, tình hình hoạt động và tình hình tài chính của chủ đầu tư dự án, mô tả tổng quát và nhấn mạnh một số đặc điểm của dự án bao gồm: mục tiêu của dự án, sản phẩm tạo ra từ dự án, thị trường tiêu thụ cũng như những tác động của dự án đến môi trường, xã hội. Bên cạnh đó, chương 2 sẽ phân tích và đánh giá về: chi phí đầu tư dự án, công suất hoạt động và doanh thu dự kiến của dự án.