Điều kiện tự nhiên, khinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định giá thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32 - 39)

địa bàn thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ , ở vị trí trong khoảng từ 20°25' đến 21°23'vĩ độ Bắc, 105°15'đến 106°03' kinh độ Đông .

Ranh giới hành chính :

Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Nam giáp tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình;

Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; Phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ;

Đơn vị hành chính:

Thành phố Hà Nội bao gồm:

10 quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Hà Đông.

18 huyện: Đông Anh, Từ Liêm, Sóc Sơn, Gia Lâm, Thanh Trì, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh.

01 Thị xã Sơn Tây.

Quy mô diện tích tự nhiên thành phố Hà Nội: Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 332.889 ha, bao gồm: Đất nông nghiệp 188.365 ha, chiếm 56,6% diện tích tự nhiên; Đất phi nông nghiệp 135.139 ha, chiếm 40,6% diện tích đất tự nhiên; Đất chưa sử dụng 9.331 ha, chiếm 2,8% diện tích đất tự nhiên.

Dân số: 6.472.200 người (theo niên giám Thống kê toàn quốc năm 2009)

2.1.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.

a. Địa hình:

Thủ đô Hà Nội có 3 dạng địa hình cơ bản là: Vùng đồng bằng, vùng trung du, đồi núi thấp và vùng núi cao. Nhờ phù sa bồi đắp nên ba phần tư diện tích tự nhiên là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Địa hình thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba

Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m.

Cho đến nay Hà Nội chỉ mới tập trung sử dụng và khai thác tốt một số loại địa hình, chủ yếu là địa hình đồng bằng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và phát triển đô thị. Các dạng địa hình đồi núi chưa được chú ý khai thác sử dụng có hiệu quả. Địa hình Hà Nội có ảnh hưởng nhiều tới việc bố trí mạng lưới giao thông. Thành phố bị chia cắt bởi hệ sống sông, ngòi nên trong tương lai sẽ phải xây dựng nhiều cầu lớn vượt sông.

Bảng 2.1 thống kê các dạng địa hình cơ bản của Hà Nội

SSTT Vùng

địa hình Địa danh Cao độ

Độ dốc địa hình Diện tích (ha) Tỷ trọng 1 Vùng đồng bằng Các quận nôi thành, +6 ÷ +10 182.300ha 54,5 % 2 Đồng bằng thấp Từ phía nam sông Hồng Hà Nội cũ về phía Nam như Thường Tín (Hà Tây) 9,5 ÷ 2,5 3 Đồng bằng cao khu vực bắc sông Hồng Hà Nội cũ lên phía Tây - Mê Linh và một phần của Hà Tây +(8,0m  15,0)m, 4 Vùng trung du Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thạch +(30  300)m 137.170 40,5%

SSTT Vùng

địa hình Địa danh Cao độ

Độ dốc địa hình Diện tích (ha) Tỷ trọng và đồi núi thấp Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Sơn Tây 5 Vùng núi Ba vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn +300 ÷1296m >25o 17.000 5%,

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

b. Khí hậu:

Khí hậu đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm: mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nóng ẩm và mưa nhiều, gió thịnh hành hướng Đông Nam, thường có giông bão. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6, tháng 7 và tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Vì vậy, mùa nóng thường cũng là mùa mưa. Mùa lạnh ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 11 và thường kết thúc vào tháng 3. Mùa này khí hậu ở Hà Nội tương đối lạnh và khô. Trời ít mưa. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất, đồng thời cũng có lượng mưa trung bình thấp nhất trong năm. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc. Hai tháng 4 và 10 được coi như là tháng chuyển tiếp, tạo cho Hà Nội có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Nhiệt độ trung bình ở vùng đồng bằng khoảng 23oC  24oC, miền núi vào khoảng 21oC  22,8oC. So với nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ, lượng mưa ở Hà Nội là khá lớn nhưng phân bố không đều. Ba Vì đạt lượng mưa trong năm cao nhất là 2100mm.

Nằm trong vùng Bắc Bộ, Hà Nội thường chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão xuất phát từ biển. Mắt bão thường ít trực tiếp vào Hà Nội, nhưng tâm và vùng ảnh hưởng của bão đều tác động đến toàn bộ thành phố. Các trận úng lụt lịch sử cơ bản đều do ảnh hưởng của bão, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp do mưa lớn + bão.

c. Thủy văn

Thành phố Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Ngoài ra Hà Nội còn có rất nhiều sông ngòi, ao hồ như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tô Lịch, sông Lù, sông Sét, sông Bùi, sông Đuống, sông Cà Lồ, v.v.... và hệ thống hồ ao chằng chịt. Hệ thống sông ngòi, bên cạnh những nguồn lực rất lớn mang đến cho thành phố đó là sự phát triển của giao thông thủy, cung cấp nước và phù sa cho nông nghiệp, tiêu thoát nước và cải thiện vi khí hậu cho thành phố. Nó cũng là nơi gây nên những ngập úng vào mùa lũ làm thiệt hại lớn đến người và tài sản nhân dân Thủ đô. Chảy qua trung tâm Thủ đô Hà Nội là sông Hồng, chiều dài 163 km chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam, có dòng chảy hàng năm vào khoảng 115  137 tỷ m3, khoảng 40% lượng nước này bắt nguồn từ Trung Quốc, được hợp thành bởi 3 sông chính là sông Lô, sông Thao, sông Đà và có ảnh hưởng lớn đến phát triển Thủ đô Hà Nội trong suốt 1000 năm lịch sử. Mùa lũ sông Hồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 75  80% tổng lượng nước hàng năm với biên độ lũ lớn từ 7 đến trên 10m. Theo tài liệu thống kê 1971 trong vòng 70 năm đã có 7 lần lũ sông Hồng, sông Đà, sông Lô gặp nhau. Trong đó đặc biệt là 3 năm lũ lớn là 1913, 1945 và 1971.

Phân lũ cho sông Hồng là sông Đáy, trận lũ tháng 8/1932, sông Đáy tải một lượng nước lũ lớn cho sông Hồng, với lưu lượng là 2850 m3/s- ứng mực nước +11,9m tại Hà Nội. Khi đập Đáy được xây dựng (1937), công trình này đã giải cứu tích cực cho Thủ Đô Hà Nội trong những năm lũ lớn như năm:1932, 1940, 1945, 1947 và 1971. Sông Đáy hiện đang là nguồn cung cấp nước chính cấp cho các huyện sản xuất nông nghiệp phía Tây thành phố.

Bảng: 2.2 Trận ngập lụt năm 2008 ( từ đêm 30/10 – 5/11/2008) : Vị trí Lƣợng mƣa 1ngày max (mm) Tần suất ( %) Trạm Hà Đông 405 0,8 Trạm hà Nội ( Láng) 530 1,2 Ba Thá 406 1,2

Vị trí Lƣợng mƣa 1ngày

max (mm) Tần suất ( %)

Phủ Lý 210 14

Đào Nguyên 610

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.

d. Địa chất:

Khu vực Hà Nội có cấu trúc địa chất khá phức tạp, thuộc các đới Sông Hồng, Ninh Bình và vùng trũng Hà Nội của miền uốn nếp Bắc Việt Nam. Tham gia vào cấu trúc có các loại đá biến chất, trầm tích, magma tuổi từ Paleoproterozoi đến Đệ Tứ.

e. Khoáng sản:

Tổng hợp kết quả công tác điều tra tài nguyên khoáng sản đã ghi nhận 63 mỏ khoáng, điểm khoáng sản thuộc các nhóm khoáng sản như nhiên liệu, kim loại, khoáng chất công nghiệp, vật liệu xây dựng và nước khoáng-nóng. Nhiều loại khoáng sản khác có thể có chất lượng tốt, trữ lượng đáng kể như: Vật liệu xây dựng (đặc biệt là đá vôi làm xi măng và puzlan làm phụ gia xi măng, đủ đáp ứng cho việc xây dựng nhà máy xi măng công suất 1-2 triệu tấn/năm); Pyrit; Than bùn; Cát. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho phép khai thác vì những tài nguyên địa chất này hoàn toàn có thể sử dụng vào các mục đích khác hiệu quả hơn.

f. Điều kiện kinh tế xã hội

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế chung cả nước còn nhiều khó khăn, nhưng kinh tế của Thủ đô vẫn duy trì tăng trưởng, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được tiếp tục bảo đảm, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Công tác quy hoạch, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông được tập trung chỉ đạo quyết liệt đạt hiệu quả; xây dựng nông thôn mới được chú trọng; cải cách hành chính đạt được kết quả tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; quốc phòng địa phương được củng cố; quan hệ hợp tác với các tỉnh ban được tăng cường. Kết quả trên thể hiện sự quyết

tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân Thủ đô.

2.1.3 Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong thời gian qua công tác giao đất và cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có những bước tiến vượt bậc. UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng các Sở, Ngành và UBND các quận huyện để rà soát, soạn thảo và ban hành các quy định cụ thể về giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thành phố. Thành phố đã Ban hành các Quyết định sau:

Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội về thu hồi, giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 40/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc: Quy định về trình tự, thủ tục cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu dân cư (không thuộc đất công) sang đất ở trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/01/2010 của UBND Thành phố.

Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 10/5/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc: ban hành quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Căn cứ các Văn bản chỉ đạo của Trung ương về việc hướng dẫn các địa phương thực hiện rà soát, tổng hợp báo cáo các dự án, công trình cấp bách cần triển khai trong thời gian quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011- 2020 cấp tỉnh chưa được phê duyệt, ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì cùng các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã rà soát các dự án,

công trình cấp bách cần triển khai, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, trình HĐND Thành phố thông qua. Gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định 582 dự án, với diện tích 11.750,39 ha thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. UBND Thành phố phê duyệt 332 dự án, tổng diện tích 1.476,64 ha, thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố,

Căn cứ vào danh mục nhu cầu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định các hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, trình UBND Thành phố quyết đinh theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả đã trình UBND Thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 736 ha; trong đó đất ở 474 ha, đất chuyên dùng 262 ha.

Đối với công tác ký Hợp đồng thuê đất: Từ năm 2010 đến nay đã ký Hợp đồng, thanh lý Hợp đồng thuê đất cho 650 tổ chức với diện tích đất thuê là 568 ha.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xác định giá thuê đất cho các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)