d. Sổ kế toán.
3.2. Những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông
phần Dược phẩm An Đông. .
Là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tham khảo nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông.
* Đề xuất 1: Về tổ chức luân chuyển chứng từ.
Có thể nói, các thông tin kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý điều hành công ty. Vì vậy, khi nhà quản trị có yêu cầu, nhiệm vụ của phòng kế toán là phải đảm bảo được việc cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời. Đây là việc có liên quan đến việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản lý và nó quyết định phần lớn hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Để có thể làm được điều này, đòi hỏi phòng kế toán phải phản ánh đầy đủ các thông tin kinh tế và lên sổ sách ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó, việc luân chuyển chứng từ liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất cũng có vai trò rất quan trọng.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán theo từng phiếu xuất kho là hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý của công ty đảm bảo quản lý chặt chẽ chi
phí phát sinh. Thực tế cho thấy công tác tổ chức luân chuyển chứng từ xuất vật liệu giữa thủ kho và kế toán còn chậm vì vậy kế toán chưa thể nắm bắt thường xuyên tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ, đồng thời việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn rất khó khăn, việc kiểm kê đánh giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ rất phức tạp, số liệu chưa cập nhật kịp thời.
Để khắc phục được tình trạng luân chuyển chứng từ xuất vật liệu chậm giữa thủ kho và kế toán, phòng kế toán phải yêu cầu thủ kho gửi chứng từ nhập xuất lên phòng kế toán hàng ngày. Kế toán khi nhận được chứng từ nhập xuất sẽ tiến hành nhập số liệu trên vào máy. Máy sẽ tự xử lý số liệu có như vậy việc cập nhật số liệu mới được kịp thời, thông tin chính xác giúp công ty có quyết định cung ứng hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh những biến động không đáng có, tăng cường chức năng giám sát của kế toán. Mặt khác công việc sẽ giàn đều trong tháng không bị dồn vào cuối tháng, kể cả số lượng chứng từ nhập xuất nhiều công việc vẫn trôi chảy, đáp ứng được nhu cầu kịp thời của công ty. Từ đó việc tính giá thành sát với thực tế hơn, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty nên áp dụng phương pháp ghi Thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu giúp cho việc ghi chép được dễ dàng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật. .
*Đế xuất 2: Hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm nên công ty cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.
+ Về lập mã số chi phí NVLTT cho từng sản phẩm
Để thuận tiện cho việc ghi nhớ và ghi chép NVLTT cho các nhóm sản phẩm thuốc viên và thuốc nước thuộc sản phẩm thuốc thảo dược, Công ty nên mở chi tiết TK 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thành: 6211 – Chi phí NVLTT cho sản phẩm thuốc viên, TK 6212 – Chi phí NVLTT cho sản phẩm thuốc nước.
+ Về phương pháp ghi chép chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp tập hợp khoản mục này là hạch toán trực tiếp. Tuy nhiên mua vật liệu sử dụng ngay không qua kho, kế toán vẫn hạch toán theo 2 bút toán sau :
+ Nợ TK 152: Nguyên liệu, vật liệu.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK 111, 112, 331 …
+ Nợ TK 621: chi phí NVL trực tiếp. Có TK 152: nguyên liệu, vật liệu.
Ghi như vậy là không phản ánh đúng bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Vì vậy, em mạnh dạn đề nghị phòng kế toán phải xem xét lại công tác ghi chép để phản ánh vào TK theo đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không hạch toán như trên mà phải hạch toán đúng để theo đúng tình hình sử dụng vật liệu và phải đúng các quan hệ đối ứng giữa TK 621 và TK 152. Nên hạch toán như sau:
Nợ TK 621: chi tiết đối tượng
Nợ TK 133: thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331…
* Đề xuất 3: Hoàn thiện Chi phí nhân công trực tiếp.
Công ty nên trích khoản Kinh phí công đoàn và Bảo hiểm thất nghiệp.Cụ thể:
- KPCĐ, BHTN được trích vào chi phí của Công ty tỷ lệ lần lượt là 2% và 1% trên tổng quỹ lương cơ bản.
+ KPCĐ = 234.621.333 x 2% = 4.962.426,66 + BHTN = 234.621.333 x 1% = 2.346.213,33 Kế toán định khoản nghiệp vụ trên như sau:
Có TK 338: 7.308.639,99
Trong đó: 3382(KPCĐ)= 4.962.426,66 ; 3389(BHTN) = 2.346.213,33 - BHTN trích vào lương của công nhân là 1% trên tổng quỹ lương cơ bản.
BHTN = 234.621.333 x 1% = 2.346.213,33 Kế toán định khoản: Nợ TK 334: 2.346.213,33 Có TK 3389: 2.346.213,33
* Đề xuất 4: Hoàn thiện Chi phí sản xuất chung.
Đề xuất về việc phân loại chi phí sản xuất chung thành chi phí SXC cố định và chi phí SXC biến đổi.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 và thông tư hướng dẫn đồng thời để đáp ứng được yêu cầu của quản trị thì kế toán DN phải mở chi tiết TK 627 để hạch toán riêng phần chi phí sản xuất chung biến đổi và phần chi phí sản xuất chung cố định. Việc phân biệt chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định căn cứ và mối quan hệ của từng yếu tố chi phí với khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất trong kỳ.
Hiện nay, công ty chưa phân loại rõ chi phí sản xuất chung thành chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi nên vẫn phân bổ toàn bộ chi phí sản xuất chung và giá thành sản phẩm. Điều này làm cho giá thành sản phẩm cũng như việc tập hợp chi phí không được chính xác.
Vì vậy, theo em công ty nên phân loại rõ đâu là chi phí SXC cố định, đâu là chi phí SXC biến đổi để có thể phân bổ vào giá thành sản phẩm được chính xác.
-Chi phí SXC biến đổi bao gồm những khoản chi phí thay đổi tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi như: tiền điện, nước, điện thoại, …
Toàn bộ chi phí SXC biến đổi phát sinh trong kỳ sẽ được tính hết vào giá thành sản phẩm và được hạch toán như sau:
Có TK 627 – Chi phí SXC (chi tiết chi phí SXC biến đổi)
- Chi phí SXC cố định bao gồm những khoản chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp như: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ, dụng cụ, tiền lương cho nhân viên quản lý,…
Chi phí SXC cố định chỉ được tính vào giá thành sản phẩm theo mức công suất hoạt động bình thường của máy móc thiết bị. Phần chi phí SXC cố định do hoạt động dưới mức công suất bình thường không được tính vào giá thành mà phải tính vào giá vốn hàng bán. Hạch toán cụ thể như sau:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 – Chi phí SXC (chi tiết chi phí SXC cố định) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 627 – Chi phí SXC (chi tiết chi phí SXC cố định do hoạt động dưới mức công suất bình thường).
Đề xuất 5 : Về tổ chức bộ máy kế toán
Để nâng cao hiệu quả công tác kế toán, Công ty nên tuyển dụng thêm một vài nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp để hỗ trợ bớt công việc trong phòng kế toán. Đội ngũ kế toán thiết kế sao cho gọn nhẹ, linh hoạt, hoạt động hiệu quả, đúng chức năng phần hành kế toán của mình. Tránh tình trạng một kế toán phải đảm nhiệm nhiều phần hành khác nhau làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kế toán.
Công ty nên tổ chức nhiều hơn các lớp đào tạo, hướng dẫn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên kế toán vì công ty đã sử dụng phần mềm kế toán, tránh tình trạng các nhân viên kế toán còn gặp một số khó khăn trong việc nhập dữ liệu và xử lý trên phần mềm kế toán máy.
Ngoài ra để nâng cao trình độ, mỗi kế toán viên phải không ngừng học hỏi kinh nghiệm của những người có kinh nghiệm trong Công ty. Tự giác tìm tòi, tìm hiểu các quy định, chế độ kế toán mới ban hành để áp dụng vào công việc của mình một cách tốt nhất.
Trên đây là một số ý kiến, đề xuất của em nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm An Đông. Hy vọng rằng những ý
kiến này sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán chi phí sản xuất nói riêng, công tác kế toán nói chung tại Công ty.