Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng.

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH TTGiongRieng1-GR (Trang 31 - 35)

- Kiến nghị với nhà trường:

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng.

chứng.

Nội dung đảm bảo theo nội hàm của tiêu chí. Minh chứng cần phải bổ sung đầy đủ theo công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT về việc hướng dẫn xác định minh chứng.

Tiêu chí 2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.

a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;

c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.

1. Điểm mạnh:

Nhà trường xác định điểm mạnh khá phù hợp với hiện trạng cụ thể như: “đã tham mưu tốt với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể để phát triển nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và vận động được nguồn lực tự nguyện để hỗ trợ cho các mặt hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục”.

2. Điểm yếu:

Điểm yếu được xác định đúng với tình hình thực tế của nhà trường: “ Việc tham mưu đầu tư xây dựng bếp ăn bán trú và mở rộng thêm diện tích khuôn viên nhà trường đến nay vẫn chưa được đầu tư và mở rộng; sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội ngoài trường đôi khi chưa thường xuyên, chưa thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư cho nhà trường”.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường đã đưa ra được kế hoạch cải tiến ở điểm yếu thứ nhất:“Nhà trường tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua, tiếp tục vận động các tổ chức cá nhân ủng hộ nhà trường; Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo hỗ trợ nhà trường xây dựng bếp ăn và mở rộng thêm diện tích khuôn viên nhà trường”.

Điểm yếu thứ 2 “Sự phối hợp giữa trường với các tổ chức xã hội ngoài trường đôi khi chưa được thường xuyên, chưa thu hút được nhiều nguồn đầu tư cho nhà trường”.Ở điểm yếu này, nhà trường chưa đưa ra biện pháp khả thi để thu hút được nhiều nguồn đầu tư. Mà Nhà trường chỉ đề ra kế hoạch cải tiến là: “Từ năm học 2014-2015, tăng cường các buổi giao lưu; phối hợp với các tổ chức xã hội trên địa bàn để vận động nhân dân, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp ủng hộ nhiều hơn các nguồn kinh phí cho nhà trường”.

Ý kiến đề xuất: Nhà trường nên đưa ra được biện pháp để làm tốt việc xây dựng CSVC trong những năm tiếp theo, nhất là biện pháp phải nhanh chóng tìm được nguồn lực để xây dựng bếp ăn cho trẻ bán trú trong thời gian sớm nhất.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không có chứng: Không có

Nội dung đảm bảo theo nội hàm của tiêu chí. Minh chứng cần phải bổ sung đầy đủ như đã dề xuất ở tiêu chí 1, sắp xếp theo thứ tự để dễ tìm.

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiên mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Điểm mạnh:

Nhà trường đã xác định tốt điểm mạnh của mình như: “Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc thông qua hoạt động dạy trên lớp, sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa.Hằng năm nhà trường đều tổ chức cho các em học sinh chăm sóc di tích lịch sử tại đền thờ nữ anh hùng LLVT-Liệt sĩ Mai Thị Nương”.

2. Điểm yếu:

Nhà trường xác định điể yếu khá phù hợp với hiện trạng: “Chưa tổ chức cho học sinh thăm hỏi và tặng quà cho các gia đình thương binh, gia đình có công với nước trong địa bàn thị trấn.Các đoàn thể tuy có tuyên truyền về nội dung, cách đánh giá học sinh lớp 1 của BGD-ĐT nhưng chưa thường xuyên, liên tục để cộng đồng hiểu rõ hơn”.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nhà trường đã đưa ra được kế hoạch cải tiến như: “Từ năm học 2014-2015, nhà trường phối hợp tốt hơn với các đoàn thể ở địa phương như Hội cựu chiến binh thị trấn Giồng Riềng nhận đỡ đầu ít nhất 1 gia đình có công. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể để tổ chức tuyên truyền tốt hơn về cách đánh giá học sinh lớp 1 như phát tờ rơi, qua các lần họp cha mẹ học sinh,... ”. Nhà trường chưa có

biện pháp để làm tốt việc “ phối hợp giữa trường với các tổ chức xã hội ngoài trường” để viếng thăm gia đình chính sách vào những dịp lễ, tết.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng. chứng.

Nội dung đảm bảo theo nội hàm của tiêu chí. Minh chứng cần phải bổ sung đầy đủ theo công văn số 46/KTKĐCLGD-KĐPT, sắp xếp theo thứ tự để dễ tìm.

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Đánh giá chung tiêu chuẩn 4 : - Những điểm mạnh cơ bản:

Ban đại diện cha mẹ học sinh có quy chế, kế hoạch hoạt động theo đúng quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội được thực hiện thường xuyên nên các công tác giáo dục đạo đức, truyền thống lịch sử được thực hiện tốt. Nhà trường thường xuyên phối hợp với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội, cá nhân khi thực hiện tốt các hoạt động giáo dục đề ra như: Giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, nâng cao chất lương giáo dục. Ngoài ra, Ban ĐDCMHS còn hỗ trợ kinh phí để động viên khen thưởng học sinh đạt giải trong các hội thi và các hoạt động vui chơi.

- Những điểm yếu cơ bản:

Ban đại diện cha mẹ học sinh ở một số lớp đôi lúc còn giao phó cho giáo viên chủ nhiệm và nhà trường, chưa phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm, với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Việc tham mưu để mở rộng bếp ăn chưa thực hiện được, việc phối hợp với các ban ngành đoàn thể t uyên truyền sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá học sinh tiểu học chưa thường xuyên nên hiệu quả giáo dục chuyển biến chậm.

- Kiến nghị đối với nhà trường:

Tiếp tục thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng như đã nêu trong báo cáo:

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động Giáo dục và kết quả Giáo dục.

Tiêu chí 1: Thực hiên chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần; b) Dạy đủ các môn học, đúng chương trình, kế hoạch, đảm bảo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng, lựa chọn nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức phù hợp với từng đối tượng học sinh, đáp ứng khả năng nhận thức và yêu cầu phát triển bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương;

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường các điểm mạnh: nhà trường chủ động lập kế hoạch theo đúng nhiệm vụ năm học sát với tình hình thực tế của trường, nội dung cụ thể, chi tiết theo từng tuần, từng tháng và thực hiện có hiệu quả, dạy đúng, dạy đủ các môn học, lựa chọn phù hợp với nội dung, phương pháp dạy học. Tích cực thực hiện các hoạt động để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, giáo dục học sinh. Xây dựng đầy đủ các kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.

2. Điểm yếu:

Thống nhất việc xác định điểm yếu của nhà trường: một số giáo viên gần đến tuổi nghỉ hưu nên việc phối hợp, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt, vì vậy việc dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh chưa có hiệu quả cao; giải pháp bồi dưỡng, kèm cặp học sinh yếu đôi lúc chưa hiệu quả.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: tăng cường làm công tác tư tưởng đối với giáo viên tuổi đời cao mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới sao cho linh hoạt hơn; đôn đốc giáo viên tăng cường dự giờ các đồng nghiệp để học tập kinh nghiệm trong giảng dạy; chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tư vấn, giúp đỡ, hướng dẫn một số hình thức tổ chức, phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; kiểm tra thường xuyên công tác phụ đạo học sinh yếu của giáo viên; tăng cường phối hợp với PHHS về việc học của con em mình để có biện pháp giúp đỡ, phối hợp kịp thời.

Một phần của tài liệu GR BCDGN TH TTGiongRieng1-GR (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w