- Kiến nghị với nhà trường:
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng: không
chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường.
a) Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;
b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;
c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường các điểm mạnh: các hoạt động đều được lập kế hoạch một cách chủ động, chi tiết, cụ thể, được chuẩn bị chu đáo cả về vật chất, con người; tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp với các hình thức phù hợp, đa dạng. Từ đó góp phần lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường;
2. Điểm yếu:
Thống nhất việc xác định điểm yếu của nhà trường: kinh phí chi cho các hoạt động còn hạn chế, nên quy mô tổ chức các hoạt động còn bó gọn trong khuôn viên nhà trường là chủ yếu; chưa có những hoạt động giao lưu trên phạm vi rộng trong cụm trường hoặc trong huyện.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: trong những năm học tiếp theo nhà trường lập kế hoạch phối hợp với các trường bạn hỗ trợ về nhân lực và vật chất nhằm tổ chức những hoạt động tập thể với quy mô lớn để nâng cao sự giao lưu, học tập cho các em học sinh.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 3: Tham gia thực hiên mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường các điểm mạnh: trường đạt chuẩn về công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi mức độ 2 với chỉ tiêu huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100% và đạt chuẩn chống mù chữ hàng năm; nhà trường thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh qua các năm học không có tình trạng học sinh bỏ học; nhà trường làm tốt công tác vận động, giáo dục cho học sinh tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau tạo điều kiện tốt nhất để các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường.
2. Điểm yếu:
Thống nhất việc xác định điểm yếu của nhà trường: thị trấn Giồng Riềng vừa hoàn thiện quy hoạch chợ và khu dân cư từ đó các hộ dân từ địa bàn khác đến để sinh
sống và buôn bán. Do vậy việc nắm bắt, thu thập số liệu để báo cáo rất khó cập nhật và mức độ chính xác không cao.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể của địa phương, các cơ quan đơn vị trên địa bàn và khu nội ô để trao đổi thông tin và điều tra nắm bắt số liệu kịp thời, chính xác.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài đồng ý với việc xác định điểm mạnh của nhà trường: trong các năm gần đây, chất lượng học sinh của trường ngày một nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên hàng năm; tỉ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên hàng năm trên 99%.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với đánh giá của nhà trường: tỷ lệ học sinh giỏi giữa các khối lớp thường không đều nhau; chất lượng giáo dục ở khối 4 thường không cao bằng các khối khác.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: trong năm học 2014-2015 lập kế hoạch phân công giáo viên phù hợp với năng lực và trình độ của từng người; chọn cử giáo viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ để phân công làm tổ trường chuyên môn của khối; tổ trưởng tăng cường bồi dưỡng tay nghề cho tổ viên, thường xuyên kiểm tra, dự giờ, mở chuyên đề, qua các buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng học sinh của khối mình; tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để các đồng chí giáo viên nghiên cứu tư liệu và kiến thức dạy bồi dưỡng, phụ đạo học sinh nhiều hơn; tích cực động viên khen thưởng giáo viên và học sinh có tiến bộ.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vê môi trường.
a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh;
b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường: đa số học sinh trong nhà trường có ý thức tự chăm sóc sức khỏe, từ đó kết quả việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm có trên 95% học sinh được đánh giá rèn luyện sức khỏe từ trung bình trở lên; không có học sinh bị cận thị, bị cong vẹo cột sống, bướu cổ; học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
2. Điểm yếu:
Đồng ý với việc xác định điểm yếu của nhà trường: phòng Y tế học đường chưa được đầu tư xây dựng chuẩn; nhân viên phụ trách công tác Y tế học đường chỉ có trình độ Trung cấp nha, do vậy ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: tham mưu tích cực với cấp trên và địa phương để hỗ trợ kinh phí xây dựng phòng Y tế cho học sinh; trong những năm tiếp theo lập kế hoạch để đưa nhân viên Nha học đường đi bồi dưỡng về kiến thức y tế học đường.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 6: Hiêu quả hoạt động giáo dục của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;
c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với việc xác định điểm mạnh của nhà trường: tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi cao nhất huyện; hiệu quả đào tạo đạt cao; trong từng năm học, trường luôn đi đầu trong huyện có học sinh dự thi các cấp và có giải học sinh cấp huyện và giải học sinh viết chữ đẹp cấp huyện, cấp tỉnh và nhiều phong trào khác.
Tuy nhiên, điểm mạnh nêu còn ngắn gọn, trong khi nhà trường có khá nhiều điểm mạnh trong tiêu chí này
2. Điểm yếu:
Thống nhất với việc xác định điểm yếu của nhà trường: vẫn còn một số trường hợp học sinh yếu, lưu ban trong vài năm gần đây.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Nhà trường đã đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điểm yếu: chọn giáo viên có tay nghề chuyên môn vững vàng làm công tác chủ nhiệm và dạy các môn Toán hoặc Tiếng Việt; chọn giáo viên có năng khiếu để luyện viết chữ đẹp cho học sinh; chọn giáo viên có chuyên môn giỏi để bồi dưỡng học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của trường, chuẩn bị tốt cho các em tham gia dự thi nhằm đạt giải các cấp; tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để các đồng chí giáo viên nghiên cứu tư liệu và kiến thức để nâng cao tay nghề; tích cực động viên khen thưởng giáo viên và học sinh có thành tích trong các kỳ thi các cấp.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Tiêu chí 7. Giáo dục kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.
a) Giáo dục rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh;
b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;
c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
1. Điểm mạnh:
Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường: tất cả giáo viên đều được tập huấn tích hợp kỹ năng sống, GV có vốn kiến thức để lồng ghép vào quá trình giảng dạy; tất cả học sinh của trường đều ngoan, có vốn hiểu biết về kỹ
năng sống, các em nhanh nhẹn, tự tin, hoạt bát trước mọi người; biết hợp tác với nhau, cùng nhau tiến bộ.
2. Điểm yếu:
Đồng ý với việc xác định điểm yếu của nhà trường: tuy vậy vẫn còn học sinh nhút nhát, chưa tự tin, chưa mạnh dạn trước đông người.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: thường xuyên mở các đợt bồi dưỡng vốn kiến thức, kinh nghiệm lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho GV và HS; tổ chức các phong trào thi đua, đợt thi đua giữa các lớp để các em nhút nhát có dịp tham gia, nâng cao tự tin, tính nhanh nhẹn hoạt bát của các em.
4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: Không có chứng: Không có
5. Đánh giá tiêu chí: Đạt
Đánh giá chung tiêu chuẩn 5: - Những điểm mạnh cơ bản:
Nhìn chung qua báo cáo tự đánh giá và kiểm tra thực tế tại đơn vị kết quả đơn vị đã thể hiện được kết quả thực hiện, đúng đủ chương trình giáo dục tiểu học theo kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường đã xây dựng tương đối đủ các kế hoạch hoạt động của nhà trường và tổ chức triển khai thực hiện đạt yêu cầu các mục tiêu đề ra, các chỉ tiêu huy động học sinh hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, chất lượng đào tạo dảm bảo yêu cầu, không có học sinh bỏ học; tỉ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học; học sinh khá, giỏi đều vượt kế hoạch; có học sinh tham gia và đạt giải trong các hội thi do cấp huyện, tỉnh tổ chức. Các hoạt động giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và giáo dục môi trường luôn được nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện.
- Những điểm yếu cơ bản:
Đa số các kế hoạch của trường xây dựng chưa khoa học, chưa thể hiện hết nhiệm vụ của từng bộ phận, trình bay văn bản thường sai thể thức.
Một số chỉ số rong báo cáo chưa bám sát nội dung theo thông tư 42/2012/TT- BGDĐT, ngày 23 tháng 11 năm 2012, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Việc lưu trữ hồ sơ minh chứng cho công tác phổ cập giáo dục chưa đầy đủ (hồ sơ toàn thị trấn do trường Tiểu học thị trấn thứ Ba 1 lưu trữ, đơn vị không có lưu trữ hồ sơ hàng năm).
Các hoạt động giáo dục bảo vệ mội trường chưa được phong phú đa dạng, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh chưa được tốt.
Việc sưu tầm cũng như kỹ năng tự làm đồ dùng của học sinh còn nhiều hạn chế.
Một vài tiêu chí chưa mô tả được đầy đủ điểm mạnh, điểm yếu của chỉ số (tiêu chí 3 và 5)
Có một số minh chứng đưa ra là các báo cáo của đơn vị, tuy nhiên nội dung của báo cáo thì không phản ánh vấn đề cần minh chứng.