giáo dục ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm, TPT Đội.
5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 3:Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương.
a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;
b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;
c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.
1. Điểm mạnh:
Nhà trường đã nêu khá đầy đủ yêu cầu của tiêu chí như: “Hàng năm đều đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1. Hồ sơ phổ cập đầy đủ theo quy định”. Tuy nhiên, nhà trường nêu điểm mạnh trong báo cáo chỉ là kết quả việc thực hiện công tác phổ cập, không phải là điểm mạnh theo yêu cầu của tiêu chí vì vậy cần trình bày rõ thêm: Công tác tham mưu, phối hợp của Hiệu trưởng, năng lực của cán bộ phổ cập. Công tác huy động học sinh. Hồ sơ, sổ sách của công tác phổ cập. Công tác tuyên truyền? Sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh…
2. Điểm yếu
Nêu được những khó khăn khách quan của trường như: “Hồ sơ hỗ trợ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật lưu trữ chưa đầy đủ”. Nguyên nhân, do văn phòng di chuyển nhiều lần nên bị thất lạc.Tuy nhiên, nhà trường cần nêu rõ tỷ lệ bỏ học hàng năm, tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, tỷ lệ huy động học sinh hàng năm so với chỉ tiêu giao trong quá trình thực hiện còn những gì hạn chế?
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường trình bày kế hoạch cải tiến chất lượng đầy đủ rõ ràng như: “Từ năm học 2014 – 2015 hiệu trưởng chỉ đạo cho Tổng phụ trách đội cập nhật thường xuyên danh sách hỗ trợ học sinh lưu vào hồ sơ đánh giá trường tiểu học theo mã hoá”. Tuy nhiên, cần trình bày rõ thêm, nhà trường tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng về công tác phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 . Tích cực tham mưu với các cấp và vận động các tổ chức, cá nhân để có thêm kinh phí hỗ trợ cho học sinh khó khăn…
5. Đánh giá tiêu chí:Đạt
Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục.
a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;
b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;
c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.
1. Điểm mạnh
Nhà trường trình bày điểm mạnh khá rõ ràng đúng với yêu cầu của tiêu chí cụ thể như: “Tỷ lệ học sinh giỏi và học khá đạt cao so với quy định”. Tuy nhiên cách trình bày của trường đây không phải là điểm mạnh mà chỉ là kết quả. Vì vậy, cần phải làm rõ thêm: Nêu rõ các giải pháp đồng bộ trong chỉ đạo để có kết quả cao? Sự tham gia của đội ngũ thầy cô giáo trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. So sánh với các chỉ tiêu trên giao và chỉ tiêu hàng năm của đơn vị để làm nổi bật điểm mạnh của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
2. Điểm yếu
Nhà trường trình bày không có điểm yếu là không phù hợp. Nhà trường cần trình bày rõ: Chất lượng học sinh dân tộc, nhất là học sinh dân tộc chưa qua mẫu giáo vào học lớp 1, việc quan tâm của gia đình, tinh thần trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ...
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Nhà trường không trình bày kế hoạch cải tiến chất lượng là không phù hợp. Nhà trường cần bổ sung: Công tác tổ chức tuyên truyền, vận động phụ huynh có con em học yếu cần quan tâm hơn và phối hợp tốt với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Nhà trường xây dựng kế hoạch dài hạn và có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng cường hoạt động kiểm tra thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu đạt hiệu quả. Quan tâm công tác chỉ đạo chuyên môn trong việc dạy học phân hoá đối tượng học sinh.
4. Những nội dung chưa rõ: Không.