Tiếp tục duy trì và tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Năm học 2013 – 2014 Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục đến các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường.
Ý kiến Đoàn đánh giá ngoài cần bổ sung: Công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương trong việc vận động phụ huynh học sinh cho trẻ học bán trú.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không. minh chứng: Không.
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Kết luận tiêu chuẩn 4:
+ Điểm mạnh cơ bản của nhà trường:
Nhà trường có đầy đủ Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường và hoạt động theo đúng quy định. Đồng thời thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, chủ động phối hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể của xã nhằm huy động các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục an toàn cho trẻ.
+ Điểm yếu cơ bản của nhà trường:
Bên cạnh những điểm mạnh, nhà trường vẫn còn một vài điểm yếu: Trong công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường chưa tuyên truyền sâu rộng đến các doanh nghiệp trên địa bàn và việc duy trì và phát triển lớp học bán trú đạt hiệu quả chưa cao.
+ Kiến nghị đối với nhà trường:
Lãnh đạo nhà trường tích cực tham mưu với chính quyền địa phương và các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh cho trẻ học bán trú nhằm duy trì và phát triển lớp học bán trú.
Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về kỹ năng tuyên truyền với phụ huynh học sinh trong công tác chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ nhằm thu hút trẻ học bán trú ngày càng nhiều hơn.
Tiêu chuẩn 4: Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2
Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0
Tiêu chuẩn 5 : Kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ.
Tiêu chí 1: Trẻ có sự phát triển về thể chất theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Chiều cao, cân nặng, phát triển bình thường theo độ tuổi;
b) Thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi;
c) Có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi;
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường. Có 100% trẻ được theo dõi bằng biểu đồ tăng trưởng. Tỷ lệ cân nặng chiều cao của trẻ phát triển bình thường cao. Trẻ thực hiện được các vận động cơ bản, có khả năng phối hợp các giác quan và vận động, có kỹ năng khéo léo phù hợp với độ tuổi; có khả năng làm được một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, có kỹ năng tốt trong ăn uống, giữ gìn sức khỏe phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường. Còn một số trẻ ở lớp Chồi 1 chưa thực hiện tốt những kỹ năng khéo léo của đôi tay trong một số vận động như ném trúng đích, tung và bắt bóng.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến của nhà trường. Cần duy trì những thói quen mà trẻ đã đạt được cũng như duy trì việc thực hiện những kỹ năng khéo léo
phù hợp, một số việc tự phục vụ trong ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. Năm học 2013- 2014, Phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên tiếp tục có biện pháp rèn những kỹ năng khéo léo của đôi tay trong các vận động cơ bản như ném trúng đích, tung và bắt bóng.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Tiêu chí 2: Trẻ có sự phát triển về nhận thức theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Thích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh;
b) Có sự nhạy cảm, có khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh, phán đoán, phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với độ tuổi;
c) Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường.Giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần, ngày tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá và có bổ sung điều chỉnh cụ thể để trẻ được tham gia các hoạt động có sự phát triển nhận thức theo mục tiêu giáo dục mầm non. Với lợi thế sân trường rộng, thoáng mát, có nhiều cây xanh tạo điều kiện cho trẻ tự tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường. Mức độ đạt được của một số trẻ không đều nhau do một số nội dung hoạt động chưa chú ý đến từng cá nhân trẻ, hình thức tổ chức của giáo viên còn mang tính đồng loạt, tập thể.
Thống nhất với kế hoạch cải tiến của nhà trường. Cần tiếp tục duy trì tốt những hoạt động giúp trẻ phát triển nhận thức mà nhà trường đã đạt được. Bên cạnh đó phó hiệu trưởng chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, kết hợp với tổ trưởng chuyên môn tham dự, theo dõi các hoạt của giáo viên, giúp giáo viên thực hiện tốt các hoạt động của trẻ, chú ý đến các hoạt động của cá nhân, hỗ trợ những trẻ chậm, đến kỳ đánh giá trẻ cuối cuối chủ đề phải có sự chuyển biến tích cực hơn.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Tiêu chí 3: Trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ theo mục tiêu của Chương trình Giáo dục mầm non.
a) Nghe và hiểu được các lời nói giao tiếp phù hợp với độ tuổi;
b) Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói hoặc cử chỉ phù hợp với độ tuổi;
c) Biết sử dụng lời nói để giao tiếp; có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Chưa thống nhất với điểm mạnh của nhà trường còn mâu thuẫn với điểm yếu. “100% trẻ nghe và hiểu lời nói, biết sử dụng lời nói để giao tiếp. Trẻ có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng lời nói, cử chỉ phù hợp với độ tuổi; biết sử dụng lời nói để giao tiếp, có một số kỹ năng ban đầu về đọc và viết phù hợp với độ tuổi”.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường tự đánh giá: Khả năng diễn đạt của một số trẻ còn hạn chế còn lúng túng khi giao tiếp.
Thống nhất với kế hoạch cải tiến: Tiếp tục duy trì tốt những hoạt động giúp
trẻ nghe, hiểu lời nói khi giao tiếp với moi người.
Giáo viên chú ý việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, tạo điều kiện cho những trẻ còn lúng túng trong giao tiếp được tham gia các hoạt động tập thể.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Tiêu chí 4: Trẻ chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản và có khả năng cảm nhận, thể hiện cảm xúc về âm nhạc và tạo hình.
a) Chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động văn nghệ phù hợp với độ tuổi;
b) Có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi; c) Có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động âm nhạc và tạo hình phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh: Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường.Trẻ chủ động
tích cực tham gia vào các hoạt động văn nghệ, có một số kỹ năng cơ bản về âm nhạc và tạo hình, có khả năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc trong các hoạt động phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu: Thống nhất nhà trường không có điểm yếu.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng: Thống nhất với kế hoạch cải tiến của
nhà trường. Duy trì và phát huy tính chủ động và tích cực của trẻ khi tham gia các hoạt động văn nghệ. Trẻ có khả năng cảm nhận về âm nhạc và tạo hình.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không minh chứng: Không
Tiêu chí 5: Trẻ tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân, đoàn kết với bạn bè, mạnh dạn trong giao tiếp, lễ phép với người lớn.
a) Tự tin, biết bày tỏ cảm xúc và ý kiến cá nhân phù hợp với độ tuổi;
b) Thân thiện, chia sẻ, hợp tác với bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, học tập phù hợp với độ tuổi;
c) Mạnh dạn trong giao tiếp với những người xung quanh, lễ phép với người lớn phù hợp với độ tuổi.
1. Điểm mạnh:
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường.Trẻ tự tin, mạnh dạn bày tỏ cảm xúc, ý kiến trong các hoạt động sinh hoạt, vui chơi và học tập. Thân thiện trong giao tiếp với bạn bè, mọi người xung quanh. Trẻ lễ phép với thầy cô, người lớn.
2. Điểm yếu:
Thống nhất nhà trường không có điểm yếu
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến của nhà trường.Tiếp tục phát huy những điểm mạnh của trẻ giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp với mọi người.
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin vàminh chứng: Không minh chứng: Không
5. Đánh giá tiêu chí : Đạt
Tiêu chí 6: Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường; giữ gìn vệ sinh cá nhân; quan tâm chăm sóc, bảo vệ cây xanh, vật nuôi; có ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông.
a) Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi;
b) Quan tâm, thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi;
c) Có ý thức chấp hành những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
Thống nhất với điểm mạnh của nhà trường.Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, gia đình và những nơi công cộng, có nền nếp, thói quen vệ sinh cá nhân phù hợp với độ tuổi; quan tâm và thích được chăm sóc, bảo vệ cây xanh và vật nuôi; có ý thức chấp hành tốt những quy định về an toàn giao thông đã được hướng dẫn phù hợp với độ tuổi.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường.Một số trẻ vẫn còn vứt rác ra sân trường, chưa biết cách chăm sóc cây khi được giao nhiệm vụ.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Thống nhất với kế hoạch cải tiến của nhà trường.Tiếp tục duy trì các hoạt động giúp trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông.
Phó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ trồng và chăm sóc cây, nhằm hình thành kĩ năng khéo léo đôi bàn tay và biết chăm sóc cây xanh như tưới nước, xới đất. Chú ý nhắc trẻ biết bỏ rác vào thùng theo quy định, …
4. Những điểm chưa rõ cần kiểm tra hoặc cần bổ sung thông tin và
minh chứng: Kiểm tra lại minh chứng tiêu chí 6 chưa thuyết phục. 5. Đánh giá tiêu chí : Không đạt
Tiêu chí 7: Trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và trẻ khuyết tật được chú trọng chăm sóc và có kết quả tiến bộ rõ rệt.
a) Phục hồi dinh dưỡng ít nhất 80% trẻ bị suy dinh dưỡng; có biện pháp hạn chế tốc độ tăng cân và bảo đảm sức khỏe cho trẻ béo phì;
b) Tỷ lệ trẻ mầm non bị suy dinh dưỡng dưới 10%;
c) Có ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ.
Nhà trường nêu được điểm mạnh: Nhà trường có nhiều biện pháp đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, béo phì không đáng kể.
Đoàn đánh giá ngoài chưa hoàn toàn thống nhất với điểm mạnh của nhà trường, cần bổ sung số liệu cụ thể về phục hồi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì hằng năm.
2. Điểm yếu:
Thống nhất với điểm yếu của nhà trường. Tỉ lệ học sinh ăn tại trường còn ít, giáo viên tuyên truyền đến phụ huynh về sức khỏe trẻ chưa đạt hiệu quả cao.
3. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Kế hoạch cải tiến của nhà trường chưa thật phù hợp còn chung chung.
Bên cạnh đó, nhà trường tham mưu với cấp lãnh đạo chính quyền địa phương tiếp tục vận động phụ huynh cho trẻ tham gia lớp bán trú. Nhà trường có kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể về công tác bán trú đến tất cà phụ huynh trong nhà trường.