Nhƣ vậy, các kết quả hồi quy theo cả hai phƣơng pháp tính theo khung thời gian trƣợt và khung thời gian lũy tiến đều không đủ cơ sở để kết luận có sự tồn tại một bong bóng đầu cơ trong giá vàng và sự bùng nổ giá vàng trong hiện tại có nguyên nhân chính từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nổ ra tháng 9/2008 đang chồng chất lên vai các quốc gia, nguyên nhân từ những gánh nặng nợ nần do họ phải đi vay để chi tiêu và cứu nền kinh tế. Hy Lạp đứng trƣớc nguy cơ vỡ nợ, nhiều nƣớc trong khu vực đồng euro cũng nợ ở mức báo động, bị khủng hoảng và gặp khó khăn trong việc thanh toán. Thế giới đứng trƣớc nguy cơ Hy Lạp trở thành một Lehman Brothers thứ hai, tập đoàn đầu tƣ lớn thứ tƣ của Mỹ, phá sản tháng 9/2008, là mồi lửa gây "hoả hoạn" Phố Wall, lây lan ra hệ thống ngân hàng Mỹ và thế giới. Khủng hoảng nợ nhà nƣớc của Hy Lạp cũng có khả năng lây lan thành một đợt rối loạn tài chính toàn cầu mới.
Quốc hội Hy Lạp đã thông qua các giải pháp thắt lƣng buộc bụng mất lòng dân, nhƣ cắt giảm chi tiêu khu vực nhà nƣớc, hạn chế trả lƣơng, thƣởng và ngừng trợ cấp hƣu trí; tăng thuế giá trị gia tăng, tăng thuế nhiên liệu, thuốc lá, rƣợu và hàng xa xỉ. Hy Lạp, cũng nhƣ các nƣớc sử dụng đồng euro, đã từng thực hiện nhiều thủ thuật che giấu thực trạng tài chính và nhằm đạt đƣợc những chỉ tiêu đề ra cho các nƣớc thành viên, nhƣ tổng dƣ nợ không quá 60% GDP và thâm hụt ngân sách hàng năm không quá 3% GDP. Để đạt đƣợc những chỉ tiêu ấy, nhiều năm qua các chính phủ EU đã bán ra nhiều tài sản quốc gia và che giấu nhiều khoản chi. Hy Lạp che giấu một số khoản chi quốc phòng, với lý do "bí mật nhà nƣớc". Năm 2000, Hy Lạp báo cáo chi 828 triệu euro (1,13 tỉ USD) cho quân sự, chỉ bằng 1/4 con số 3,17 tỉ euro mà sau đó họ thừa nhận đã chi cho quốc phòng. Nay Hy Lạp thừa nhận đã báo cáo mức chi cho quốc phòng thấp hơn thực tế tới 8,7 tỉ euro trong giai đoạn 1997-2003. Từ năm 2007-2010, nợ công của toàn thế giới lên tới 15.300 tỉ USD, trong đó 8 phần là đến từ nhóm G-7. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, đến năm 2014, nợ công của các nền kinh tế nhóm G-20 có thể chiếm 118% GDP, cũng chẳng khác gì tình cảnh hiện tại của Hy Lạp.
Hiện nay Hy Lạp đang chìm trong những cuộc biểu tình, đình công và bạo loạn... Hy Lạp, một phần
tiền chung châu Âu. Một mình cuộc khủng hoảng này có lẽ là không đủ lớn để gây thiệt hại nghiêm trọng cho đồng tiền chung châu Âu những cũng gây ra một số tổn thƣơng nhất định, điều không bao giờ tốt cho những ngƣời muốn tìm kiếm sự ổn định trên thị trƣờng tiền tệ. Các quốc gia châu Âu khác liên tục bơm tiền giải cứu Hy Lạp với hy vọng nền kinh tế Hy Lạp sẽ hồi phục nhanh chóng nhƣng thật không may, hy vọng này vẫn chƣa thành hiện thực.
Khi nhận thấy những bất ổn trên thị trƣờng tệ châu Âu, nhà đầu tƣ toàn cầu sẽ rút tiền của họ ra khỏi trái phiếu đƣợc định danh bằng đồng euro và chuyển sang nắm giữ vàng nhƣ một nơi trú ẩn an toàn trƣớc nguy cơ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu ngày một lan rộng. Hơn nữa lo ngại từ vấn đề lạm phát cũng làm các nhà đầu tƣ tăng cƣờng nắm giữ vàng hơn là trái phiếu chính phủ và đầu tƣ vào chứng khoán. Theo cơ quan thống kê Liên minh châu Âu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại khu vực đồng tiền chung euro đã bất ngờ tăng lên 3% trong tháng 9/2011, so với 2,5% trong tháng 8. Đây là mức tăng trƣởng theo năm cao nhất của CPI kể từ tháng 10/2008.