Các nghiên cứu tiên phong trƣớc đây

Một phần của tài liệu GIÁ VÀNG và CÁC GÓC NHÌN (Trang 25 - 27)

Nhắc lại tình hình biến động của giá vàng trong thời gian gần đây với một số cột mốc đáng chú ý sau. Từ năm 2001, giá vàng đã vọt lên từ 250 USD/ounce lên mức kỷ lục trong lịch sử là 1900 USD/ounce trong tháng 8/2011. Sau đó 30 ngày, rồi 60 ngày kế tiếp, giá vàng rơi xuống còn khoảng 1500USD/ounce (giảm hơn 400USD/ounce). Có thế tìm thấy những lí giải cho sự tăng vọt mạnh này qua bài nghiên cứu của Sjaastad và Scacciavillani (1996); Capie và cộng sự (2005); đã nhấn mạnh một cách có cơ sở vai trò ngày càng quan trọng của vàng nhƣ là một hàng rào chống lại đồng USD.

Hơn nữa, vàng còn đóng vai trò là hàng rào chống lạm phát ( trong nghiên cứu của Adrangi và cộng sự, 2003; Worthington và Pahlavani, 2007; Blose, 2010), là một phƣơng tiện đa dạng hóa danh mục đầu tƣ (Jaffe, 1989; Hillier và cộng sự, 2006) và đặc biệt vàng còn đƣợc xem là một nơi trú ẩn an toàn (Baur và Lucey, 2010; Baur và McDermott, 2010; Chan và cộng sự, 2011) trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu.

Vì sao vàng lại đƣợc tín nhiệm với vai trò to lớn nhƣ vậy? Có thể thấy rằng trong thời kì mà bầu không khí nợ nần bao trùm và chứng khoán tiếp tục sụt giảm ở châu Âu cũng nhƣ việc Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ở Mỹ không thỏa thuận nâng trần nợ đƣợc với nhau đã khiến bậc tín nhiệm của nƣớc Mỹ bị S&P hạ thấp dẫn đến việc giảm giá trị đồng USD. Trên đà biến động mạnh thì ngày 05/09/2011 là ngày giá vàng lên đến tột đỉnh 1.921 USD/ounce, trƣớc khi xuống chạm ngƣỡng 1.900 USD sáng hôm sau (6/09/2011) khiến mọi ngƣời nghĩ đến khả năng vàng bắt đầu chiếm vị thế của USD - đồng tiền đƣợc sử dụng nhiều nhất trong thƣơng mại quốc tế và trở thành tài sản đƣợc chú ý nhiều nhất trong danh mục đầu tƣ.

Từ năm 2007, nền kinh tế thế giới bắt đầu rung chuyển với một loạt khủng hoảng tài chính, đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers vào tháng 9 năm 2008. Tiếp sau đó việc các ngân hàng mất niềm tin và không dám cho ai vay ngoại trừ những ngƣời vay đáng tin cậy nhất. Khi sự sợ hãi gia tăng, các chính phủ buộc phải thực hiện một cuộc giải cứu khổng lồ, bơm vốn cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm, đồng thời gia tăng sự bảo đảm cho ngƣời gửi tiền. Tuy nhiên điều này không ngăn đƣợc quá trình giảm đòn bẩy tài chính (deleveraging), khi các ngân hàng, các quỹ đầu cơ và các nhà đầu tƣ đua nhau bán tài sản để trả nợ. Thị trƣờng chứng khoán đổ nhào và nền kinh tế thế giới đột ngột chậm lại trong nỗi lo sợ một đợt suy thoái lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ II đến nay và hình thành nên tâm lý muốn nắm giữ một tài sản an toàn hơn tất thảy trong dân chúng mà vàng có lẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Việc Mỹ muốn giữ cho đồng USD yếu hay lãi suất thấp là nhằm giúp kinh tế Mỹ hồi phục. Nếu kinh tế Mỹ khởi sắc, nhà đầu tƣ sẽ không quan tâm nhiều đến kênh đầu tƣ có tính bảo hiểm tài sản cao nhƣ vàng. Và khi đó, giá vàng sẽ giảm. Hơn nữa, chỉ số lạm phát và các chỉ báo kinh tế của các nền kinh tế đầu tàu là Mỹ, châu Âu, Nhật cũng tác động đến giá vàng. Nếu các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu hiện gặp khó khăn nhƣ Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha có thể thỏa thuận đƣợc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì vấn đề nợ công sẽ đƣợc giải quyết. Nếu xuất hiện dấu hiệu tích cực nhƣ vậy, nền kinh tế sẽ hồi phục và giá vàng sẽ giảm.

Theo bài nghiên cứu của Evans (1991), kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết thông thƣờng không cho phép phát hiện đƣợc những phân loại quan trọng của những bong bóng vỡ theo chu kỳ. Biết đƣợc vấn đề này, Pindyck (1993) tiếp tục việc tiếp cận lợi ích của việc giữ tài sản vật chất và tính toán giá trị cơ sở dựa trên mô hình hiện giá dành cho hàng hóa. Chạy các kiểm định có khả năng dự báo, mô hình nhân quả Granger và mô hình tự hồi quy vectơ (VAR), Pindyck (1993) tìm thấy bằng chứng ủng hộ giả thiết tồn tại bong bóng giá vàng trong giai đoạn 1975 – 1990. Cuối cùng, dựa trên mô hình các nhân tố động, Bertus và Stanhouse (2001) tập trung vào thị trƣờng vàng trong tƣơng lai và đƣa ra những bằng chứng chủ yếu về bong bóng giá vàng trong suốt các sự kiện kinh tế -xã hội đáng chú ý trong giai đoạn 1975 – 1998.

Liên quan đến sự bùng nổ giá vàng hiện tại, chỉ có hai nghiên cứu cung cấp những bằng chứng thực nghiệm bƣớc đầu. Went và các cộng sự (2009) xây dựng một mô hình về lợi ích nắm giữ tài sản vật chất, và tiến hành kiểm định sự phụ thuộc khoảng thời gian tồn tại mà trong đó chỉ ra đƣợc bong bóng giá vàng trong khoảng thời gian từ 1976 đến 2005. Không may, cách tiếp cận của họ phải đối mặt với sự thật là không thể kết luận chính xác khi nào thì bong bóng đầu cơ ảnh hƣởng giá vàng. Ngoài ra,

Homm và Breitung (2011) sử dụng kiểm định ADF bổ sung , và tìm thấy bằng chứng về bong bóng giá vàng giữa năm 1968 và 1980 (ở mức ý nghĩa 1%) và giữa năm 1984 và 2010 (ở mức 10%). Tuy nhiên, phƣơng pháp của họ chỉ kiểm định cho sự bùng nổ trong giá vàng dựa trên bộ dữ liệu, và không quan tâm đến các yếu tố căn bản của vàng. Do đó không thể kết luận đƣợc liệu phát hiện của họ có xuất phát từ một sự kiện kinh tế lớn nhƣ khủng hoảng nợ công châu Âu hiện nay hay là do sự đầu cơ quá mức. Đến năm 2010, qua bài nghiên cứu của Phillips và Yu đã tìm thấy bằng chứng về một bong bong đầu cơ đang di chuyển từ thị trƣờng vốn chủ sở hữu (đến năm 2000) qua thị trƣờng địa ốc Mỹ (đến năm 2007) đến thị trƣờng dầu thô (đến giữa năm 2008), đồng thời dựa trên bản khảo sát của Gurkaynak (2008) về phƣơng pháp kinh tế lƣợng đƣợc sử dụng cho việc phát hiện bong bóng giá tài sản, các nhà nghiên cứu (Jedrzej P. Bialkowski, Martin T. Bohly, Patrick M. Stephan và Tomasz P. Wisniewski) đã đề nghị xây dựng giá trị cơ bản của vàng. Sử dụng vai trò của nó là hàng rào USD, lạm phát, phƣơng tiện đa dạng hóa danh mục đầu tƣ và nơi trú ẩn an toàn, dựa trên độ lệch giữa giá vàng thực tế với giá trị điều chỉnh của nó, áp dụng kiểm định Switching Regime Markov có khả năng chắc chắn trong việc phát hiện những hành động mang tính bộc phát nhằm mục đích xác định các giai đoạn có sự bùng nổ. Dựa trên ƣớc lƣợng xác suất của việc có tồn tại bong bóng hay không tồn tại bong bóng, phƣơng pháp này cho phép phát hiện bong bóng đầu cơ trong những khoảng thời gian gần đây nhất. Từ đó, còn đƣa ra kết luận rằng cuộc khủng hoảng nợ châu Âu có thể đƣợc xem nhƣ nguyên nhân chính cho sự bùng nổ giá vàng hiện tại.

Một phần của tài liệu GIÁ VÀNG và CÁC GÓC NHÌN (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)