điều kiện cho Ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo của các khoản nợ tồn đọng nhanh chóng và đúng pháp luật đồng thời còn tăng thêm thu nhập.
- Áp dụng biện pháp mạnh như khởi kiện đối với những khách hàng cố
tình không trả nợ.
4.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quá hoạt động huy động vốn và cho vay Để rõ hơn về thực trạng hoạt động và hiệu quả tín đụng của ngân hàng ta Để rõ hơn về thực trạng hoạt động và hiệu quả tín đụng của ngân hàng ta xem xét thêm các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng ở bảng sau đây:
BẢNG 14. CÁC CHỈ TIỂU VẺ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Năm Năm Năm 6 thắng
Chí tiêu ĐVT `
2007 2008 2009 | đầu2010 1. Doanh số cho vay triệu đồng 96.450 | 112.300| 134.560 72.300 2. Doanh số thu nợ triệu đông 68450| 99.070| 106.188 71.751
3. Dư nợ triệu đông | 46000| 59230| 87.602 88.151
4. Dư nợ bình quân triệu đồng 39844| 52615| 73.416 87.876
5. Nợxâu triệu đồng 400 469 370 275
6. Vốn huy động triệu đồng | 12510| 29034| 21637| 29421
7. Tông nguồn vốn triệu đồng 47.473 62.592 94.095 92.023 8. Dư nợ/Vốn huy động lần 3,68 2,04 4,05 3,00 8. Dư nợ/Vốn huy động lần 3,68 2,04 4,05 3,00
9. Hệ số thu nợ = (2)⁄/(1)| % 0,71 0,88 0,79 0,99
122 ng quay vốn — vòng 172 1,88 1,45 0,82
(2/@® ; ;
11. Nợ xâu/ dư nợ % 0,87 0,79 0,42 0,31
4.2.5.1 Dư nợ trên vốn huy động:
Chỉ tiêu thứ 8 trong bảng các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng qua 4 năm ở trên là chỉ tiêu đư nợ trên tổng vốn huy động, chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích tỷ lệ cho vay của Ngân hàng từ nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp và ngược lại, chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy, tình hình nguồn vốn mà cụ thê là vốn huy
động tại chỗ tương đối thấp, được thê hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ. Năm 2007, bình quân 3,68 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2008 giảm xuống còn 2,04 đồng dư nợ thì có sự đóng góp của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2009 thì tỷ lệ này tiếp tục tăng lên là 4,05 đồng dư nợ
tương ứng với 1 đồng vốn huy động, 6 tháng đầu năm 2010 bình quân là 3,00
đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động.
Ngân hàng huy động được nhiều vốn và sử dụng được nhiều vốn huy động
để cho vay thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy
tỷ lệ vốn huy động trong dư nợ có tăng lên nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, buộc Chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên. Vì
vậy, bên cạnh đầu tư vào hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng vào công tác huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao.
4.2.5.2 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó
phản ánh trong thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được
bao nhiêu đồng vốn (hệ số này đối với MHB chí nhánh Tiểu Cần trung bình
khoảng 84,25% qua 4 năm).
Qua bảng số liệu ở bảng các chỉ tiêu và biểu đồ minh họa cho thấy hệ số
thu nợ của MHB Tiểu Cần phần lớn luôn vượt mức trung bình, năm 2007 là
71%, năm 2008 tăng lên đạt 88%, sang 2009 giảm xuống nhưng không giảm
mạnh nên đạt là 79% và năm 2010 tăng trưởng trở lại đạt đến 99%, điều này cho
thấy uy tín của MHB Tiểu Cần rất cao. Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng đã cho vay đúng đối tượng,
làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra sau khi cho vay, nhắc nhở
khách hàng trả nợ khi nợ gần đến hạn nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy.
Điều kiện tự nhiên - xã hội cũng có vai trò quyết định không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ, cho thấy đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và ngành nghề khác phục vụ cho nông hộ là một giải pháp đúng của MHB Tiêu Cân.
4.2.5.3 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả của đồng vốn tín dụng qua tính luân chuyển của nó. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Vòng quay vốn tín đụng có sự ổn định và
luôn đạt tiêu chuẩn đặt ra của chi nhánh là trên 1 vòng để đo lường tốc độ luân
chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm
Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua có sự tăng giảm. Năm 2007 là 1,72 vòng, năm 2008 do đây mạnh công tác thu nợ nên vòng quay vốn tín dụng tăng lên là 1,88 vòng và năm 2009 và 6 tháng 2010 giảm xuống còn 1,45 và 0,82 vòng do đoanh số thu nợ giảm xuống trong khi dư nợ bình quân lại tăng lên. Đây là những tỷ số tương đối tốt nhưng Ngân hàng cũng cần phải có biện pháp làm vòng quay vốn tín đụng tăng lên và ồn định nhằm làm cho khả năng sinh lợi từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn.
Nguyên nhân là do MHB Tiểu Cần cho vay chủ yếu là ngắn hạn, vay đài hạn và cho vay trung hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nên vòng quay vốn tín dụng vẫn
giữ được tốc độ tăng đều. Mặt khác, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của Ngân hàng
tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên góp phần giữ ổn định vòng quay vốn tín dụng.
4.2.5.4 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Đây là chỉ số cần có sự quan tâm đúng mức vì nếu không kiểm soát được tỷ lệ này thì thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu là không hè nhỏ. Tại MHB Tiểu Cần con số cụ thể của tỷ lệ này đang có xu hướng giảm, năm 2007 là
0,87%, năm 2008 là 0,79%, năm 2009 là 0,42%, sang 6 tháng đầu năm 2010 con
số này là 0,31% chưa đến 1% chứng tỏ công tác quản lý nợ của ngân hàng rất tốt. Từ đó cho ta thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, tỷ trọng của nợ xấu ngày càng thấp so với tông dư nợ. Trong tương lai để hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả hơn nữa thì ngân hàng phải đề cao quyết tâm khắc
phục nợ xấu, trong đó phải thực hiện tốt công tác thấm định đối với khách hàng
Vay vôn.
4.2.6 Nhận xét chung về tình hình tín dụng
Đi đôi với công tác huy động vốn thì hoạt động tín dụng đang là nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng. Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của việc cho vay tín dụng nên MHB Tiểu Cần đã chủ động mở rộng địa bàn và tăng thêm vốn để cho vay một cách hợp lý. Qua phần phân tích thực trạng cho vay ở trên ta thấy doanh số cho vay và dư nợ đều tăng lên và có những chuyển biến tích cực qua các năm, vốn tín dụng của MHB Tiểu Cần đã cung cấp kịp thời cho các hộ nông dân, những doanh nghiệp vừa và nhỏ... trên địa bàn để mua máy móc, thiết bị cũng như giống và phân bón...Tuy nhiên do Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn với tỷ trọng cao trên tổng doanh số cho vay ,vì với cho vay ngắn hạn thì Ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro và quay đồng vốn nhanh, thì Ngân hàng cũng cần chú trọng cho vay trung dài hạn kết hợp
với công tác thâm định chặt chế hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao.
Ngân hàng cần tiếp tục giữ vững nhịp độ này đồng thời quan tâm đến công tác phòng chống rủi ro tín dụng khi các khoản nợ xấu đang có xu hướng gia
tăng mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tông dư nợ rất thấp. Xác định đối tượng khách hàng
truyền thống là các cá nhân, hộ kinh tế gia đình và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên ngân hàng cần tập trung phát triển chiều sâu hơn vào khách hàng này, đây mạnh các phương thức ưu đãi và nâng cao chất lượng dịch vụ. Đây là những đối tượng rất có tiềm năng ở hiện tại và tương lai bởi sự phát triển cả về số lượng cũng như hiệu quả kinh doanh.
CHƯƠNG 5
MỘTT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIÊN NHÀ ĐÔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TIỂU CN TỈNH TRÀ VINH
5.1 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ HUY ĐỘNG VỐN
Bên cạnh những thành công trong qua trình hoạt động của MHB Tiểu Cần đã đạt được trong thời gian qua, thì hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng còn những nhược điểm cần sớm được khắc phục trong thời gian tới.