Do là một huyện nhỏ, hầu hết người dân sống bằng nghề nông nên về doanh số thì MHB Tiểu Cần cho vay vào ngành nông nghiệp khá cao như cho vay trồng
trọt, chăn nuôi, mua máy móc, vật tư nông nghiệp,... Qua bảng số liệu ta thấy doanh
số cho vay ngành nông nghiệp ngày càng tăng, cụ thể năm 2007 doanh số đạt 29.899 triệu đồng chiếm 31% trong tổng doanh số cho vay. Sang năm 2008, doanh số này tiếp tục tăng lên đạt mức 32.567 triệu đồng hay chiếm 29% trên tổng doanh
số, tăng 2.668 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,92% so với năm 2007 . Nguyên nhân
một phần là do chí phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,... trong những năm sau này không ngừng tăng lên, đồng thời người dân có xu hướng mở rộng quy mô sản xuât nên nhu câu vôn ngày càng tăng. Đên năm 2009, doanh
số giảm do đời sống kinh tế khó khăn, người dân lo ngại làm ăn không đạt hiệu quả nên ít vay hơn 2008, doanh số 2009 chậm hơn 2008 là 7.539 triệu đồng, chiếm 18,6% tổng doanh số cho vay , đạt 25.028 triệu đồng với giảm tỷ lệ là 23,15% so với 2008. Sang 2010 kinh tế đã khả quan hơn, người dân có nhu cầu vay vốn làm
ăn, sản xuất nên doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2010 là 15.689 triệu đồng chiếm 21,70% trên tổng doanh số, tăng 1.564 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009 với tỷ lệ tăng là 11,07%.
Tuy doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng về số lượng nhưng xét về tỷ trọng thì lại giảm qua các năm, cụ thê năm 2007 cho vay nông nghiệp đạt 31% trên tổng doanh số, sang 2008 giảm sút đạt 29%, 2009 tỷ trọng của ngành này tiếp tục giảm chỉ đạt 18,60% và có tăng lên ở 2010 với 21,70%. Nguyên nhân là ngày càng
có nhiều đối thủ trên địa bàn, khách hàng bị chia nhỏ ra mà đối thủ cạnh tranh lớn
nhất trong lĩnh vực này tại Tiểu Cần là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó thì nguyên nhân là quy mô tín dụng của chi nhánh đang có khuynh hướng giảm bớt hoạt động cho vay nông nghiệp vì nó chứa quá nhiều rủi ro
như phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, sâu bệnh, giá cả thị trường.