Điều tra đánh giá tác động của mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm tại Quảng Ninh giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 28 - 29)

- Nguồn nhân lực

2.4.3.3. Điều tra đánh giá tác động của mô hình

- Nội dung đánh giá.

+ Đánh giá tác động của mô hình đến nhận thức của người dân: số lượng người dân được tham quan, tập huấn về mô hình khuyến lâm; thu thập số liệu liên quan đến nhận thức của người dân về loài cây trồng, giống, biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng; thực tiễn nhân rộng và xu thế của mô hình ra diện rộng.

+ Đánh giá tác động của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội: điều tra đánh giá khả năng thu hút của người dân tham gia mô hình; điều tra đánh giá về khả năng nâng cao thu nhập của các hộ gia đình tham gia mô hình; đánh giá xu thế, ảnh hưởng của mô hình đến phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và các chương trình lâm nghiệp khác.

- Phương pháp đánh giá.

+ Áp dụng phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) với một số công cụ sau:

+ Điều tra phỏng vấn cán bộ chuyển giao và các cơ quan có liên quan xây dựng mô hình bằng bảng câu hỏi đã chuẩn bị trước, phương pháp này thường được sử dụng để khuyến khích có sự tham gia của nhiều cá nhân và cơ quan có liên quan. Phương pháp trên có xu hướng độc lập và người trả lời phải có đủ kiến thức để trả lời chính xác các câu hỏi khảo sát.

+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Chọn 15 hộ phỏng vấn trên địa bàn 1 xã.

+ Công cụ SWOT để phân tích những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong phát triển mô hình khuyến lâm để phân tích tổng hợp những khó khăn và đề xuất các giải pháp cho các dạng mô hình khuyến lâm

+ Phương pháp khảo sát ngoài hiện trường, để kiểm chứng lại kết quả điều tra phỏng vấn các hộ và ghi hình minh họa.

+ Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia tư vấn thông qua họp nhóm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm tại Quảng Ninh giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 28 - 29)