- Nguồn nhân lực
9 Trồng rừng thâm canh Keo ta
4.3.3. Đánh giá tác động của mô hình khuyến lâm đến phát triển kinh tế xã hộ
- xã hội
4.3.3.1. Tác động đến kinh tế hộ
Về mặt phát triển kinh tế, do đa phần các mô hình khuyến lâm chỉ hỗ trợ một năm (2006-2008) hoặc 3 năm (2009-2010) thời gian chưa đủ một chu kỳ khai thác nên khó định lượng được giá trị kinh tế. Tuy vậy, trong quá trình tham gia vào mô hình, các chủ hộ đã thu được những sản phẩm phụ từ rừng cũng góp phần nâng cao đời sống chủ hộ, giảm phá rừng như cung cấp chất đốt tại chỗ.
- Đối với các mô hình Trám ghép + mây Nếp; thâm canh cây mây Nếp do chưa có thu nhập và cũng chưa có phương pháp xác định năng xuất cho 01 chu kỳ kinh doanh vì thế không tính được hiệu quả kinh tế.
- Đối với mô hình tre Điềm trúc, hiện tại mật độ còn khoảng 400 bụi/ha với sản lượng bình quân năm 30kg măng/bụi với giá thời điểm khảo sát 10.000đ/kg; người dân có thể thu được 120 triệu đồng/ha/năm.
Ảnh 7: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng tre Điềm trúc.
- Đối với các mô hình keo tai tượng chưa đến chu kỳ khai thác. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh người dân đang khai thác rừng non (4-5 tuổi) bán với giá 1.386.000 đồng/m3 gỗ keo tươi.
4.3.3.2. Tạo công ăn việc làm
Các mô hình đã tạo công ăn việc làm cho người lao động cụ thể:
- Đối với mô hình trồng Keo tai tượng bình quân cần 291,99 công cho cả chu kỳ kinh doanh rừng là 7 năm để trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác. Trong đó 103,53 công cho năm thứ nhất, 38,38 công cho mỗi năm thứ 2, thứ 3 và 111,7 công cho các năm còn lại.
Khi triển khai các mô hình khuyến nông trên địa bàn đã tạo điều kiện cho người dân địa phương có việc làm đúng tập quán của mình là làm nghề rừng, bên cạnh đó góp phần ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.