- Nguồn nhân lực
3.3.3.2. Giá trị của ngành lâm nghiệp
- Về môi trường.
Với hệ sinh thái của 3 loại rừng: phòng hộ, đặc dụng, sản xuất có cấu trúc ổn định sẽ hạn chế xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan, cung cấp gỗ trụ mỏ cho vùng than Đông Bắc.
- An ninh quốc phòng.
Với hệ thống rừng và đất lâm nghiệp nơi biên giới, hải đảo, đã góp phần đáng kể, đưa cuộc sống của đồng bào nơi biên giới, hải đảo từng bước ổn định. Kinh tế xã hội phát triển đã góp phần để củng cố giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội cho vùng biên cương, hải đảo vùng Đông Bắc tổ quốc nói chung và tỉnh nói riêng.
- Giá trị kinh tế.
Năm 2011 tổng giá trị đầu tư cho chương trình bảo vệ và phát triển rừng là 210.971 triệu đồng, tổng giá trị sản xuất đối với các doanh nghiệp
lâm nghiệp được hơn 760.200 triệu đồng, tăng 30% so với cùng kỳ; trong đó doanh số xuất khẩu được hơn 20 triệu USD. Các đơn vị đã nộp ngân sách trên 35 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp gần 3 triệu đồng/người/tháng.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp trong những năm qua đã không ngừng tăng lên rõ rệt, được thể hiện như sau:
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo ngành lâm nghiệp
Đơn vị: triệu đồng Hạng mục Bình quân 2005-2008 Năm 2010 Năm 2011 Cộng toàn tỉnh 267.502 679.819 971.171 1. Trồng và nuôi rừng 94.382 185.725 210.971 2. Khai thác gỗ và lâm sản 122.638 358.143 420.067 3. Dịch vụ LN + S. phẩm khác 50.482 135.951 340.133
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011)
Từ những số liệu trên cho thấy: vai trò của ngành lâm nghiệp rất lớn, đã góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là phát triển kinh tế xã hội của đồng bào vùng đất lâm nghiệp, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo.
PHẦN 4