Phân tích thuận lợi, khó khăn trong xây dựng các mô hình khuyến lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm tại Quảng Ninh giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 79 - 87)

- Nguồn nhân lực

9 Trồng rừng thâm canh Keo ta

4.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong xây dựng các mô hình khuyến lâm

khuyến lâm

Từ những thống kê, tổng hợp 37 mô hình và khảo sát hiện trạng 10 mô hình, cùng với kết quả điều tra, phỏng vấn những người dân, đơn vị triển khai,

đơn vị chủ quản. Kết quả về thuận lợi khó khăn trong xây dựng mô hình khuyến lâm tại khu vực nghiên cứu được thể hiện như sau:

4.4.1. Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên

+ Diện tích đất rừng về cơ bản đã được giao cho các chủ quản lý, vì vậy họ có ý thức trách nhiệm trong sản xuất, thuận tiện cho việc quản lý. Đây là cơ sở cho việc lựa chọn các hộ gia đình tham gia và triển khai xây dựng mô hình khuyến lâm.

+ Hầu hết đất còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng Lâm nghiệp.

- Tổ chức sản xuất.

+ Được sự quan tâm của các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc phát triển lâm nghiệp nói chung và xây dựng các mô hình khuyến lâm nói riêng (thông qua hợp đồng, quy chế phối kết hợp thực hiện, đã xác định rõ quyền và trách nhiệm của các bên tham gia). Thường các mô hình mới, triển khai năm đầu các đơn vị đều dựa vào đội ngũ cán bộ xã, trưởng thôn, bản hoặc Đảng viên gương mẫu tham gia mô hình trước, từ đó tuyên truyền vận động bà con làm theo.

+ Xây dựng mô hình khuyến lâm đã phân rõ trách nhiệm cho các cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình, mỗi người phụ trách 25- 30 ha với diện tích như vậy là phù hợp cho sự theo dõi, giám sát, đánh giá cũng như khuyến cáo.

+ Trong công tác triển khai, các đơn vị đã tuân thủ đầy đủ các nội dung như: khảo sát, chọn hộ, lập kế hoạch, tập huấn, tổ chức thăm quan, thực hiện kế hoạch, giám sát đánh giá và khuyến cáo.

+ Hầu hết các đơn vị nhận triển khai mô hình khuyến lâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (đơn vị ký hợp đồng chuyển giao mô hình với Trung tâm Khuyến nông tỉnh) đều là các đơn vị đóng trên địa bàn huyện, điều đó tạo thuận lợi cho việc xây dựng, chuyển giao, giám sát kỹ thuật.

+ Các mô hình khuyến lâm đều do các đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực chuyển giao tiến bộ khoa học nông lâm nghiệp trong tỉnh triển khai, đây là một lợi thế vì đơn vị có đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm thực tế, am hiểu phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số nên dễ truyền tải kiến thức đến bà con tham gia xây dựng mô hình.

+ Các giống cây tốt đã được công nhận, được chuyển giao xây dựng mô hình cho các vùng sinh thái khác nhau.

+ Các loài cây rừng trong mô hình đều nằm trong danh mục các loài cây đã được phê duyệt theo định hướng của Bộ, ngành chuyên môn phục vụ cho mô hình khuyến lâm và có quy trình kỹ thuật gây trồng.

- Chính sách

+ Chính sánh của Nhà nước về giao đất giao rừng và hưởng lợi từ rừng đang hướng tới xã hội hóa nghề rừng Nghị định 163/CP năm 1999, nghị định 181/CP năm 2000, hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003; Quyết định 661/QĐ/TTg ngày 29/7/1998; về trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định 178/2001/QĐ/TTg, về quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ rừng kinh doanh sản xuất lâm nghiệp.

+ Đối với địa phương đã có những chính sách sử dụng ngân sách địa phương để xây dựng mô hình khuyến lâm: Quyết định 1602/QĐ-UBND, Công văn số 2490/UBND-NLN2 ngày 12 tháng 6 của UBND tỉnh Quảng Ninh V/v đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho xây dựng mô hình khuyến lâm ở các xã, huyện miền núi.

+ Những chính sách, chế độ của Nhà nước về hướng dẫn và triển khai hoạt động khuyến lâm: Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/4/2005 về khuyến nông, khuyến ngư. Thông tư 30/2006/TTLT - BTC - BNN&PTNT - BTS ngày 26/4/2006 về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Thông tư 50/2007/TTLT-BTC-BNN- BTS ngày 21/7/2007 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2006/TTLT-BTC- BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí

sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. Quyết định 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 13/12/2007 về việc phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các Chương trình, Dự án khuyến lâm. Quyết định 37/QĐ-BNN ngày 22/2/2008 ban hành quy chế quản lý chương trình, dự án khuyến nông, khuyến ngư quốc gia. Quyết định 832/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/3/2008 phê duyệt đề án phát triển khuyến lâm giai đoạn 2008-2010 và định hướng đến 2020. Quyết định số 162/2008/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến nông, khuyến ngư ở địa bàn khó khăn.

- Nguồn lực.

+ Mạng lưới cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm phát triển đến thôn, bản. Cán bộ làm công tác khuyến nông chuyên trách tại địa phương, đã được đào tạo có trình độ và phương pháp làm việc với cộng đồng.

+ Quảng Ninh là tỉnh nhận được nhiều dự án, chương trình khuyến lâm triển khai như 661, 327, 30a…, nên nhận thức của người dân trong sản xuất Lâm nghiệp nói chung và xây dựng mô hình khuyến lâm nói riêng đã phần nào được cải thiện.

- Thị trường

+ Nhu cầu lâm sản trong nước lớn, sản xuất mới đáp ứng được >50% nhu cầu gỗ trong nước, đặc biệt là gỗ lớn nhập khẩu >80%.

+ Cơ chế thị trường phát triển, giao thông thuận tiện, người sản xuất không lo đầu ra cho một số loại cây rừng như Keo tai tượng, tre Điềm trúc, mây nếp, tư thương vào mua tại chân vườn rừng.

4.4.2. Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên

+ Quảng Ninh là tỉnh miền núi biên giới, hải đảo nên có địa hình phức tạp, chia cắt, đi lại khó khăn ảnh hưởng đến việc vận chuyển giống, vật tư cũng như là sản phẩm thu hoạch từ rừng. Điều này thể hiện rõ tại báo cáo tổng kết của Trung tâm Khuyến nông Quảng Ninh khi triển khai mô hình

Trồng rừng thâm canh Mây nếp + Trám ghép tại huyện Ba Chẽ, Hoành bồ, do đường vận chuyển cây giống khó khăn nên trong quá trình vận chuyển cành ghép bị ảnh hưởng, nên hiện tại khảo sát cho thấy khoảng 30% cây trám trong mô hình phát triển từ cây thực sinh (mắt ghép đã chết). Tương tự, các mô hình thâm canh keo tai tượng tại xã Bản Sen (Vân Đồn) là xã đảo, có địa hình chia cắt, nên người dân thiếu giám sát của cán bộ kỹ thuật và sự chăm sóc của chủ hộ nên cây rừng trong mô hình phát triển kém hơn.

+ Đất đai xói mòn rửa trôi mạnh, sức sản xuất kém ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng.

+ Trên địa bàn Quảng Ninh có nhiều dự án, chương trình lâm nghiệp trước đây đã triển khai như 661, 327, 30a… đã huy động hết các diện tích đất rừng tập trung, việc chọn được diện tích đủ lớn liền khoảnh (20-30ha) không đơn giản, bên cạnh đó do đất rừng đã giao cho hộ dân, nên về cơ bản trên diện tích được giao người dân đang trồng cây ngắn ngày, vườn tạp khó hưởng ứng tham gia mô hình. Hoặc khi tham gia mô hình, đến thời điểm trồng rừng nhưng trên diện tích đất rừng tham gia mô hình có cây nông nghiệp ngắn ngày chuẩn bị thu hoạch thì người dân chờ thu hoạch xong cây ngắn ngày mới trồng rừng do đó ảnh hưởng đến chất lượng rừng sau này do cây rừng giống được lưu giữ không đúng kỹ thuật.

- Kỹ thuật

+ Một số mô hình cây rừng sinh trưởng chậm, một phần do điều kiện lập địa khó khăn như thổ nhưỡng, địa hình, một phần do công tác chăm sóc bảo vệ chưa thường xuyên, đại diện như mô hình Trồng thâm canh cây lát Mexico, hay mô hình Mây nếp xem Trám ghép tại xã Nam Sơn (Ba Chẽ), Sơn Dương (Hoành Bồ) do thiếu sự chăm sóc nên trong mô hình có tới 35% cây bị sâu đục ngọn, dẫn tới phân nhánh. Bên cạnh đó, phân bón được cấp theo mô hình nhiều khi người dân sử dụng không đúng mục đích - dùng bón cho cây trồng khác, thường là cây nông nghiệp ngắn ngày trồng trong mô hình, hoặc

bón không đúng kỹ thuật nhưng không đúng định lượng, một phần do ngại vận chuyển xa.

+ Trong quá trình chuẩn bị đất, người dân tự đào hố, do diện tích triển khai rộng, manh mún nên rất khó giám sát kỹ thuật. Theo yêu cầu kỹ thuật, hố trồng thường có kích cỡ 30x30x30cm, và phải chuẩn bị hố trồng trước khi nhận cây giống. Nhưng trên thực tế nhiều khi các hộ khi nhận cây giống và lúc đem trồng mới cuốc hố, và hố trồng cũng không đúng kích cỡ. Nguyên nhân từ ý thức của người dân còn hạn chế, nên chưa thực sự tự giác áp dụng đúng những khâu kỹ thuật đã được hướng dẫn qua lớp tập huấn nếu không có cán bộ kỹ thuật giám sát kiểm tra.

+ Công tác giống chưa thực sự quản lý được (Trám, Keo tai tượng) ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai do công tác kế hoạch chậm nên đến thời điểm ký hợp đồng thì đã quá thời vụ gieo giống, do đó đơn vị do không chủ động được nguồn cây giống nên mua cây giống trên thương trường, khó quản lý chất lượng giống. Bên cạnh đó do địa bàn miền núi khó giám sát nên người dân sau khi nhận cây giống có thể không trồng ngay, và điều kiện bảo quản cây giống cũng chưa được người dân thực sự quan tâm nên ảnh hưởng đến chất lượng rừng sau này.

+ Công tác kiểm tra, chăm sóc sau khi trồng chưa được chú ý, nhiều mô hình không tiến hành trồng dặm đúng quy định (sau 10 ngày) mà chờ tới vụ sau mới trồng dặm nên dẫn tới cây rừng phân ly cao trong mô hình. Điển hình như mô hình trồng thâm canh keo tai tượng tại xã Đồng lâm huyện Hoành Bồ (2009), do trồng dặm chậm nên cây trong mô hình phân ly mạnh về chiều cao từ 0.5-1,3m.

- Tổ chức thực hiện

+ Hệ thống tổ chức khuyến nông của tỉnh Quảng Ninh chưa được kiện toàn thống nhất từ huyện tới xã. Có huyện có trạm khuyến nông, có huyện không có trạm khuyến nông mà cán bộ của phòng nông nghiệp huyện làm công tác khuyến nông. Mặt khác, chính sách đãi ngộ đối với người làm công

tác khuyến nông chưa được quan tâm đúng mức, nhất là khuyến nông viên cơ sở . Có huyện phụ cấp khuyến nông viên cơ sở được 150.000đồng/ người/tháng và phải làm kiêm nghiệm nhiều việc khác.

+ Cán bộ khuyến nông cơ sở còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. + Các mô hình khuyến lâm thường xây dựng ở những nơi có địa hình phức tạp (vùng 2, vùng 3). Vì vậy người dân không có điều kiện đi đến học tập (đã kém lại càng kém hơn).

+ Các thông tin mang tính một chiều, đã số chỉ thông tin về ưu điểm, thành tựu, ít thông tin về tồn tại, bất cập trong sản xuất để rút kinh nghiệm.

+ Thực tế, các cơ quan chủ quản thường phê duyệt kế hoạch muộn dẫn tới ảnh hưởng đến thời vụ và tiến độ sản xuất. Điển hình thấy tại mô hình trồng Lát Mexico được triển khai năm 2007 tại xã Đồng lâm huyện Hoành Bồ và xã Bản Sen huyện Ba Chẽ.

+ Theo dõi và giám sát đánh giá mô hình chưa thường xuyên, chưa đánh giá và sử lý kịp thời những tồn tại phát sinh trong quá trình triển khai như sâu bệnh, kỹ thuật… Nguyên nhân một phần do cán bộ chỉ đạo đều là kiêm nhiệm, một cán bộ chỉ đạo phụ trách một điểm trình diễn từ 20-30 ha địa bàn miền núi khó di chuyển nên khâu giám sát nhiều khi bị bỏ ngỏ. Dẫn tới nhiều mô hình người dân thường tự ý trồng xen các cây nông nghiệp ngắn ngày như sắn, đậu, đỗ.

+ Các đơn vị triển khai mô hình khuyến lâm chỉ mới tập trung vào trồng rừng, chưa hướng tới xây dựng các mô hình lâm nghiệp tổng hợp, giữa trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

+ Khả năng tự nhân rộng các mô hình thành công còn hạn chế.

- Chính Sách

+ Các chính sách áp dụng cho hoạt động khuyến lâm còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó các chính sách không nhất quán và thiếu tính khả thi.

+ Chế độ phụ cấp cho cán bộ khuyến nông cơ sở còn thấp chưa khuyến khích được cán bộ cơ sở làm công tác khuyến nông.

+ Kinh phí hoạt động còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay. Nhất là Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, diện tích đất lâm nghiệp (427nghìn ha/607 ha nghìn ha) chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Trên cùng địa bàn còn tồn tại 02 mức đầu tư khác nhau, khó triển khai thực hiện. Ví dụ xây dựng mô hình khuyến lâm từ nguồn kinh phí của Trung tâm KNQG hỗ trợ 60% giống và 40% phân bón (giai đoạn 2006-2008) hỗ trợ 100% giống và phân bón (giai đoạn 2009-2010). Xây dựng mô hình khuyên lâm do dự án 661 lại hỗ trợ 100% giống, phân bón và một phần nhân công.

Khi tham gia mô hình, người dân phải có đối ứng (giai đoạn 2006- 2008), điều này vô hình dung loại những hộ nghèo ra khỏi mô hình. Đến giai đoạn 2009-2010, tuy kinh phí hỗ trợ 100% chi phí giống và phân bón nhưng định mức giá thấp, chỉ tương đương 80% giá thực tế nên đã gây khó khăn cho công tác triển khai.

+ Các mô hình triển khai giai đoạn 2006-2008, Nhà nước chỉ hỗ trợ kinh phí năm thứ nhất, sau khi thực hiện xong bàn giao cho địa phương và hộ gia đình, nếu các hộ thiếu quan tâm, chăm sóc bảo vệ thì hiệu quả mô hình thấp. Qua một số mô hình sau khi nghiệm thu mô hình người dân đã thay đổi kết cấu mô hình, trồng xen các loài cây khác. Từ giai đoạn 2009-2010 đã có thay đổi về chính sách, người dân được hỗ trợ kinh phí 3 năm, tuy nhiên những năm thứ 2 và 3 được hỗ trợ kinh phí rất thấp, nên người dân chưa thực sự hào hứng tham gia mô hình.

- Nhân lực, xã hội

+ Đa số các vùng triển khai mô hình đều có tỷ lệ người dân tộc thiểu số vùng cao, nền dân trí không đồng đều, cùng với thói quen canh tác nương rẫy, thói quen chăn thả dông trâu bò, vì vậy việc chuyển tải khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Người dân chưa hiểu vai trò của rừng cũng như những hiệu quả đem lại từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật.

+ Trâu bò thả dông nên khó khăn cho công tác bảo vệ. + Nhiều hộ nghèo không có đủ điều kiện tham gia mô hình.

- Thị trường

Các sản phẩm từ mô hình thường bị tư thương ép giá, người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm chưa có sự liên kết, thiếu sự dẫn rắt, bảo trợ của cơ quan chuyên môn cũng nhưng đơn vị triển khai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả các mô hình khuyến lâm tại Quảng Ninh giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)