Phương hướng phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý quy hoạch đất đông anh hà nội (Trang 36 - 41)

3. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm

3.1. Phương hướng phát triển kinh tế.

Trong những năm tới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã thì cần phải phát triển đồng bộ cuả các ngành nghề trong xã, căn cứ vào điều kiện thực tế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, căn cứ vào hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố Hà Nội và huyện Đông Anh, dựa vào kinh nghiệm của các điển hình kinh tế trong vùng, chúng tôi xây dựng định hướng phát triển cho từng ngành kinh tế của xã Mai Lâm như sau:

* Ngành trồng trọt.

Trong tương lai do ảnh hưởng của sự đô thị hoá mà dẫn tới tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp. Sự phát triển đô thị hoá sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng và đất ở. Để khắc phục tình trạng mất diện tích đất nông nghiệp thì phương pháp tối ưu nhất là cải tạo, khai hoang, phục hoá đất hoang chưa sử dụng có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho trên một đơn vị diện tích đất canh tác đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất. Như vậy để ổn định và phát triển ngành sản xuất nông nghiệp cần:

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đối với ngành trồng trọt thì trong tương lai lúa vẫn là cây trồng chính của xã Mai Lâm.

Tiến hành chuyển đổi giống từ loại tẻ thường 203 và các loại giống thoái hóa, năng suất kém sang các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao như các loại lúa siêu thuần chủng C70, C71, Tám, Chi hương, Nếp hoa vàng… phấn đấu đạt giá trị tương đương 4,5- 5,5 tấn/ha. Đẩy mạnh đầu tư vốn, lao động, kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp.

* ổn định và sản xuất cây vụ đông.

Cùng với việc đưa các giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp cần phải tiến hành sản xuất cây vụ đông. Đối với vùng trồng lúa Miền Bắc, cây vụ đông có ưu thế sinh trưởng trong điều kiện thời tiết thích hợp đem lại năng suất cao, phục vụ cho chương trình xuất khẩu. Ngoài việc trồng ngô, khoai lang, lạc và một số cây trồng khác trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi đưa 1,58 ha đất hoang bằng chưa sử dụng có khả năng cải tạo để đưa vào trồng màu, song song với nó cần trú trọng phát triển các cây trồng cho năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: Lạc, khoai tây… trong những năm gần đây việc nhập khẩu các loại khoai tây của Trung Quốc vào thị trường đã làm ảnh hưởng tới đầu ra của nhân dân, do vậy việc trồng khoai tây đã giảm rõ rệt trong một vài năm gần đây. Phấn đấu đến năm 2010 cây trồng vụ đông của xã sẽ phát triển mạnh và đạt hiệu quả năng suất cao 6- 9 tấn/ha bình quân lương thực 300 kg.

Nhằm tận dụng triệt để tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp và trong trồng trọt, ngoài việc trồng lúa và cây vụ đông, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi sẽ đưa 3,16 ha đất hoang chưa sử dụng khác có khả năng cải tạo để đưa vào trồng rau các loại như: xà lách, rau thơm, cà rốt, xu hào…

phục vụ nhu cầu của nhân dân và các vùng lân cận, tăng thêm giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất.

* Nhập một số ngành trồng trọt chính.

Trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến sẽ đưa kết hợp trồng cây ăn quả ngắn ngày trong diện tích đất vườn tạp ở các khu dân cư trong xã như: táo, hồng xiêm, bưởi… diện tích tối đa có thể sử dụng được là 4,05 ha.

Để thực hiện các chuyển đổi trên một cách có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của các ngành nông nghiệp và sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến nông về kinh nghiệm và tổ chức giống, kỹ thuật cho các hộ gia đình và cá nhân có nguyện vọng sản xuất.

Trong giai đoạn từ năm 2000- 2010 xã cần mạnh dạn tổ chức cho thực hiện mô hình trang trại cùng với mô hình tổ chức nông nghiệp, xã sẽ khuyến khích đấu thầu khu cực đất hoang hoá để tổ chức sản xuất theo mô hình VAC với các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, kết hợp với chăn nuôi.

*Ngành chăn nuôi.

Trong tương lai xã cần chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Tạo điều kiện giống, vốn, kỹ thuật và khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô và cơ cấu đàn tuỳ theo khả năng kinh tế của từng hộ. Cơ cấu vật nuôi trong các hộ gia đình là chăn nuôi lợn- gà, gà công nghiệp.

Bên cạnh đó là việc tổ chức cho việc đấu thầu hoặc giao khoán những diện tích đất mặt nông nghiệp để nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách xã, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân và tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước hoang chưa sử dụng của xã. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có chính sách ưu đãi cho những đối tượng tham gia sản xuất trên những diện tích đất này.

Trong tương lai thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh cạnh tranh với sự phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sẽ mất vai trò chỉ đạo trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay. Mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lao động đang dư thừa, nhàn rỗi trong nông thôn, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mang lại thu nhập cho mỗi hộ gia đình, tăng thu nhập cho nhân sách xã.

Với nghề trạm trổ và điêu khắc, trong tương lai xã cần khôi phục bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, cho công nhân học thêm để nâng cao tay nghề, có như vậy thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường bên ngoài. Đây là thế mạnh phát triển kinh tế của xã trong những năm tới cần đầu tư các trang thiết bị máy móc kỹ thuật và xây dựng nhà xưởng kho hàng.

Ngoài ra trong xã còn có một số ngành phụ khác như nuôi cá, làm chổi tre, trẻ lạt và đan quạt nan. Đây là một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nhân dân trong xã, mức thu nhập của ngành này chỉ trung bình nhưng tạo thêm cho người dân có việc làm.

Ngành thương nghiệp dịch vụ của xã cần chú trọng phát triển hơn nữa về dịch vụ ăn uống, giải trí công cộng, thăm viếng lễ hội, phát triển ngành thông tin bưu điện và các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp . Trong tương lai cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính nhưng giảm so với trước, công nghiệp- thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thời đại.

Đến năm 2010 cơ cấu phát triển kinh tế của xã sẽ là: nông nghiệp chiếm 40,7% tổng giá trị sản phẩm của xã, thương mại và dịch vụ chiếm 32,4%, công nghiệp- thủ công nghiệp chiếm 26,9%.

Sự phát triển của kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khi đời sống của nhân dân được ổn định và nâng cao kéo theo đời sống xã hội, nhu cầu văn hoá cũng vì thế mà được nâng cao. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lâu đời của cha ông là việc thừa hưởng học hỏi nền văn hoá tiến bộ của các nơi khác góp phần làm cho xã hội ổn định, công bằng, văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội của chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm từ nay cho đến năm 2010.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua xã Mai Lâm coi việc giảm dân số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số của xã thấp chỉ có 1,2% đồng thời đưa ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,92%. Về vấn đề dân số hợp lý và không cần phải quan tâm trong những năm tiếp theo, không phải cứ như vậy là không để ý đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3, năm 2000 xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới cố gắng không còn phụ nữ sinh con thứ 3, phấn đấu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con và thực hiện chính sách đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dạy con cái tốt, xoá bỏ tình trạng phân biệt con trai, con gái trong các hộ gia đình ở xã.

Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống du nhập những ngành nghề mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách.

Hoàn chỉnh hệ thống các cơ sở văn hoá, phúc lợi công cộng như đường xá, sân vận động, trường học, trạm xá, câu lạc bộ văn hoá… để nhân dân có điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân một cách thuận lợi và đầy đủ.

Củng cố tăng cường hiệu quả QLNN bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu Quản lý quy hoạch đất đông anh hà nội (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w