BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ THEO CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA
Trong thế kỷ XXI, tình hình quốc tế có rất nhiều biến đổi ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước khác nhau cùng tham gia. Việt Nam cũng là một trong số các quốc gia chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của quá trình này lên mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì thế, để nền kinh tế Việt Nam ổn định và phát triển đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được chiến lược phát triển khoa học và công nghệ bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện hiện tại trong nước. Vì vậy cần thiết nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách chung trong các điều ước quốc tế và pháp luật các nước. Đây cũng chính là đòn bẩy quan trọng nhằm thực thi chính sách khoa học công nghệ nói chung trong đó có chính sách pháp luật đối với bảo vệ nhãn hiệu.
1.4.1. Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự theo các điều ước quốc tế biện pháp dân sự theo các điều ước quốc tế
Như chúng ta đã biết, hiện nay có khá nhiều các điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có các điều ước quốc tế về nhãn hiệu hoặc có các quy định liên quan đến nhãn hiệu nằm trong các điều ước này đã được ký kết và tham gia bởi nhiều nước khác nhau. Với tính đúng đắn và phù hợp với điều kiện hội nhập, sự tham gia của các nước ngày càng tăng, vì
thế các điều ước này đã trở thành nền tảng của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong lĩnh vực nhãn hiệu và liên quan đến các quy định về bảo vệ nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, có thể kể đến một số điều ước quốc tế dưới đây:
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883
Công ước Paris năm 1883 chủ yếu đề cập đến việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua các nguyên tắc chung về xác lập quyền, nguyên tắc đối xử quốc gia, về quyền ưu tiên yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải tuân thủ mà không có những quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm thực thi cũng như quy định về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Theo Công ước Paris đối với việc bảo hộ, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân nước thành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Công ước cũng quy định về chế độ đối xử quốc gia trong bảo hộ nhằm bảo đảm quyền của người nước ngoài được bảo hộ và bảo đảm không có sự phân biệt đối xử theo bất kỳ cách nào liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu. Mặc dù chưa có quy định cụ thể về biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng nhưng việc đưa ra gợi mở về sự hình thành trong pháp luật quốc gia những công cụ pháp lý bảo đảm cho công dân các nước thành viên của Công ước có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền cũng như việc nhắc đến các biện pháp cho phép kiện tại tòa án hay trước cơ quan hành chính trong Điều 10ter đã đặt ra vấn đề bảo đảm thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho điều ước quốc tế sau này, hình thành các biện pháp bảo đảm thực thi và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu một cách rõ ràng, cụ thể.
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1948
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) là tổ chức tiền thân của WTO được thành lập năm 1948 nhằm duy trì luật lệ chung về thương mại quốc tế. Trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại không có quy định nào rõ ràng về việc bảo hộ hay bảo vệ nhãn hiệu cũng như quyền sở
hữu trí tuệ nói chung nhưng GATT đã thừa nhận việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một ngoại lệ hợp pháp theo quy định của mình.
Mặc dù phải đến vòng đàm phán về luật chống hàng giả tại TOKYO năm 1978 của GATT, lần đầu tiên sở hữu trí tuệ mới được nhắc đến và GATT không có bất kỳ một yêu cầu nào về mức độ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung trong đó có nhãn hiệu. Nhưng đến vòng đàm phán URUGUAY 1994 của GATT, với việc thông qua Hiệp định TRIPS thì GATT được ghi nhận với vai trò nền tảng cơ sở cho việc hình thành các quy định của TRIPS sau này.
Nói chung, những nội dung quy định trong Công ước Paris 1883, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1948 có thể được đánh giá là yếu tố nền tảng, cơ sở cho sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) 1994, một hiệp định tiến bộ với những quy định về các biện pháp bảo đảm thực thi và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trên tinh thần hợp tác toàn cầu được các quốc gia tuân thủ.
Hiệp định TRIPS 1994
Được đánh giá là một thành công trong quan hệ thương mại quốc tế khi các nước đã kết thúc tốt đẹp quá trình đàm phán để đi đến thống nhất về sự ra đời của Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung, sở hữu công nghiệp và nhãn hiệu nói riêng. Hiệp định là sự nối tiếp của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT khi giải quyết các vấn đề mà GATT đặt ra bằng các quy định cụ thể, rõ ràng cho các nước thành viên tuân thủ, áp dụng. Với mục tiêu tổng quát nhằm giảm sai lệch thương mại và các rào cản đối với thương mại quốc tế,… thúc đẩy việc bảo hộ hiệu quả và thỏa đáng quyền sở hữu trí tuệ, và… bảo đảm rằng bản thân các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ không trở thành rào cản đối với thương mại hợp pháp. Điều này cũng có nghĩaHiệp định TRIPS mong muốn đồng nhất hóa về pháp luật, tiến tới loại bỏ các quy
định về hành chính, thủ tục bất lợi cho hoạt động sở hữu trí tuệ quốc tế. Có thể nói, Hiệp định TRIPS là điều ước quốc tế đầu tiên chính thức quy định hệ thống hình phạt, lần đầu tiên đề cập đến khả năng áp dụng các biện pháp trừng phạt hữu hiệu đối với những vi phạm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cũng như quyền sở hữu trí tuệ nói chung thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Nội dung về thực thi và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu được đặt ra tại phần III của Hiệp định theo các mục từ Mục 2 đến Mục 5 với các biện pháp trừng phạt hình sự, biện pháp hành chính và biện pháp dân sự. Hiệp định đưa ra các lựa chọn cho chủ sở hữu quyền, trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu thì có thể thông qua các cơ quan xét xử, cơ quan hành chính hay cơ quan hải quan để áp dụng các biện pháp như lệnh và các biện pháp trừng phạt hoặc tịch thu, tiêu hủy hàng giả nhãn hiệu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời như đình chỉ việc lưu thông hàng hóa. Trong khi quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì các quy phạm điều chỉnh về thủ tục và biện pháp dân sự, hành chính cũng như những biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được Hiệp định TRIPS quy định áp dụng trong bảo vệ nhãn hiệu đã và đang nhằm chống lại một cách hiệu quả việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Hiệp định TRIPS đưa ra các nguyên tắc tổng quát về thủ tục bảo vệ một cách thỏa đáng và hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp tại các nước thành viên. Để thực hiện điều đó các nước thành viên phải xác lập trong luật pháp quốc gia mình những thủ tục cho phép áp dụng các biện pháp có hiệu quả đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu. Các quốc gia cũng phải quy định một cơ chế nhằm ngăn chặn các hành vi tái vi phạm các quyền đó và có nghĩa vụ phải áp dụng cả hai biện pháp nói trên để tránh các rào cản gây trở ngại cho thương mại hợp pháp và các biện pháp an toàn đối với việc bảo vệ quyền phải hợp lý và công bằng.
Hiệp định TRIPS quy định luật nhãn hiệu quốc gia của các nước thành viên phải xác lập một số thủ tục và các thủ tục này phải được công khai đối với chủ sở hữu quyền, trong đó có thủ tục dân sự. Điều 41 Mục 1, phần III Hiệp định quy định như sau: "Các thành viên phải bảo đảm rằng các thủ tục thực thi quyền nêu tại Phần này phải được quy định trong luật quốc gia của mình để tạo khả năng khiếu kiện có hiệu quả tốt đối với mọi hành vi xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong Hiệp định này". Trong Mục 2, Điều 42: "Các thành viên phải quy định cho chủ thể quyền được tham gia các thủ tục tố tụng dân sự liên quan đến việc thực thi bất kỳ loại quyền sở hữu trí tuệ nào quy định trong Hiệp định này". Đây là những quy định mang tính định hướng cơ bản cho các quốc gia thành viên Trên cơ sở đó, các thành viên xây dựng pháp luật nước mình cho phù hợp. Nội dung biện pháp dân sự đã được Hiệp định đề ra với những yêu cầu mang tính nguyên tắc về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Chủ thể quyền được phép lựa chọn biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình. Khi biện pháp dân sự được áp dụng thông qua yêu cầu của chủ thể quyền thì bên bị đơn trong quan hệ này cũng phải được thông báo cụ thể về nội dung vụ việc bằng văn bản. TRIPS thừa nhận việc các bên có quyền sử dụng người đại diện cho mình (trong tư vấn pháp luật và tiến hành các thủ tục liên quan). Trong quá trình tố tụng này, các bên có quyền đưa ra những chứng cứ, lập luận để biện minh và bảo vệ mình. Hiệp định quy định khá chi tiết vấn đề chứng cứ và việc cung cấp chứng cứ trong quá trình tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp bằng biện pháp dân sự.
Cũng nhằm tạo điều kiện cho chủ thể quyền khi lựa chọn biện pháp dân sự bảo vệ quyền lợi của mình, TRIPS yêu cầu pháp luật quốc gia phải xây dựng quy định pháp luật trong đó trao quyền cho các cơ quan xét xử của mình được ra lệnh buộc bên xâm phạm phải đền bù một khoản bồi thường cho chủ thể quyền do hành vi mà bên xâm phạm gây ra. Các khoản đền bù này phải được tính toán dựa trên cơ sở chặt chẽ và có thể bao gồm các phí tổn, trong đó
có chi phí đại diện hợp lý. Những yêu cầu về các biện pháp chế tài kèm theo xử lý hàng hóa, công cụ, phương tiện vi phạm quyền khi giải quyết theo con đường tố tụng dân sự được TRIPS quy định mang tính gợi mở cho pháp luật quốc gia xây dựng và lựa chọn những biện pháp phù hợp nhưng phải đáp ứng tiêu chí "ngoài các kênh thương mại", tức là không nhằm mục đích thương mại, cũng như "tránh gây bất cứ thiệt hại nào cho chủ thể quyền".
Hiệp định dành riêng một mục quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó nêu rõ mục đích của việc áp dụng nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm, ngăn chặn hàng hóa vi phạm quyền hay nhằm bảo đảm chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm quyền. Hiệp định đề ra các trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp tạm thời, quyền và nghĩa vụ của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm thời…
Trong quá trình tiến hành bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, cũng tương tự các quy định về áp dụng biện pháp dân sự đối với sở hữu trí tuệ nói chung, Hiệp định TRIPS yêu cầu các phán quyết của tòa án đưa ra phải được thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và được thông báo kịp thời cho các bên.
Nhìn chung, Hiệp định TRIPS chỉ đưa ra các chuẩn mực tối thiểu trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, các điều khoản chi tiết được phân định cho pháp luật quốc gia trên cơ sở không được trái với các quy định chung mang tính nguyên tắc của Hiệp định. Có thể nói, đây là một hiệp định có phạm vi điều chỉnh rộng so với các điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ khác bao gồm cả vấn đề mang tính nguyên tắc chung, các vấn đề về điều kiện bảo hộ, các vấn đề về thực thi và bảo vệ quyền, các thủ tục để đạt được và duy trì quyền, yêu cầu về giải quyết tranh chấp, các điều khoản chuyển tiếp, các quy định về cơ chế. Điểm khác biệt nữa giữa Hiệp định TRIPS và điều ước quốc tế đa phương khác về sở hữu trí tuệ thể hiện ở chỗ các quy định về sở hữu trí tuệ trong
TRIPS điều chỉnh dưới góc độ các quan hệ thương mại là chủ yếu dựa trên nền tảng cơ sở từ các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước đây. Hiệp định TRIPS đã thiết lập một cơ chế mới và quan trọng nhằm bảo hộ sở hữu trí tuệ theo trật tự quốc tế trong đó vấn đề bảo vệ quyền đã đóng góp một phần không nhỏ.
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 2000
Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước và thể hiện một bước tiến mới của Việt Nam trong tiến trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định đã dành chương II điều chỉnh về sở hữu trí tuệ với hai nội dung chính là các quy định về quyền nội dung và trình tự thủ tục thực hiện các quyền đó, bao gồm các vấn đề bồi thường cho chủ sở hữu và các biện pháp chế tài đối với hành vi vi phạm. Các quy định về bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ nói chung cũng như thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở nền tảng là các quy định của Hiệp định TRIPS.
Cũng giống với TRIPS, Hiệp định đưa ra những chuẩn mực chung trên cơ sở đó yêu cầu mỗi nước xây dựng pháp luật về thực thi và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tương ứng nhằm đạt hiệu quả cao trong ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền và đảm bảo lợi ích cho chủ thể quyền, lợi ích xã hội. Những quy định chung khi biện pháp dân sự được áp dụng trong điều chỉnh hành vi xâm phạm được đặt ra là: bên bị đơn phải được thông báo bằng văn bản những nội dung bị khiếu kiện; các bên nguyên đơn và bị đơn đều có quyền được đại diện thông qua việc thuê luật sư; khi giải quyết vụ việc trong