Xử lý yêu cầu áp dụng biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm Đây là biện pháp được yêu cầu xử lý nhiều nhất trong hầu hết các vụ

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 85 - 88)

phạm. Đây là biện pháp được yêu cầu xử lý nhiều nhất trong hầu hết các vụ

kiện đến tòa án trong thời gian qua. Trên thực tế, có một số vụ việc đã được tòa án giải quyết áp dụng biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, ví dụ:

Vụ tranh chấp về nhãn hiệu giữa ông Bùi Minh H và ông Phan Thành T ở Tây Ninh về nhãn hiệu "Quán Thanh Tùng" cho dịch vụ nhà hàng ăn uống: Ông Bùi Minh H được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa "Quán Thanh Tùng" số 25564 ngày 18 tháng 11 năm 1997 theo Quyết định số 2054/QĐNH, có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn là ngày 10 tháng 9 năm 1996. Ông H sử dụng nhãn hiệu nói trên để kinh doanh dịch vụ ăn uống (mở quán bán cháo lòng).

Năm 1995, ông Phan Thanh T mở quán bán cháo lòng cũng sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng". ông H yêu cầu ông T phải dỡ biển hiệu "Thanh Tùng". ông T không thực hiện nên ông H kiện ông T tại Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh.

Bản án sơ thẩm số 12 ngày 25 tháng 9 năm 1998 của Tòa án nhân dân tỉnh Tây Ninh và bản án phúc thẩm số 05 ngày 26 tháng 2 năm 1999 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã xử:

- Ông Bùi Minh H chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng" thuộc danh mục nhóm 42 - dịch vụ ăn uống.

- Ông Phan Thanh T phải tháo dỡ, không được sử dụng biển hiệu "Thanh Tùng" cho quán ăn của mình.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa giữa công ty ROTHMANS OF PALL MALL LIMITED của Liechtenstein và Nhà máy thuốc lá Bến Tre có trụ

sở tại thị xã Bến Tre: Công ty ROTHMANS được Cục Sở hữu trí tuệ cấp

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho các nhãn hiệu "ROTHMANS và hình" năm 1992. Năm 1994 công ty ROTHMANS phát hiện trên thị trường Việt Nam thuốc lá Samson do nhà máy thuốc lá Bến Tre sản xuất có hình trang trí trên bao bì gói thuốc giống hệt phần hình của nhãn hiệu hàng hóa của công ty ROTHMANS. Công ty đã yêu cầu nhà máy thuốc lá Bến Tre đình chỉ việc sử dụng nhãn hiệu Samson và hình giống với nhãn hiệu của Công ty nhưng không có kết quả. Công ty khởi kiện ra Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre yêu cầu xử lý buộc nhà máy thuốc lá Bến Tre chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng.

Tại bản án sơ thẩm số 84 ngày 31 tháng 10 năm 1998, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử:

- Buộc nhà máy thuốc lá Bến Tre chấm dứt sử dụng nhãn hiệu Samson và hình trên vỏ bao thuốc lá do nhà máy thuốc lá Bến Tre sản xuất ngay khi án có hiệu lực pháp luật.

- Nhà máy thuốc lá Bến Tre có trách nhiệm thu hồi lại tất cả các bao thuốc lá có nhãn hiệu Samson và hình do nhà máy sản xuất.

- Bác yêu cầu của công ty ROTHMANS đòi nhà máy thuốc lá Bến Tre bồi thường thiệt hại 50 triệu đồng

- Ghi nhận tự nguyện của nhà máy thuốc lá Bến Tre bồi thường cho công ty ROTHMANS OF PALL MALL LIMITED 1.000.000 đồng.

Vụ tranh chấp nhãn hiệu "Trường sinh" giữa công ty sữa trách nhiệm hữu hạn Việt Nam Foremost, trụ sở tại Hà Nội và công ty trách nhiệm

hữu hạn công nghiệp Trường Sinh, trụ sở tại Hà Nội: Công ty FOREMOST

nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ vào ngày 11 tháng 12 năm 1996 và được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Trường Sinh" số 27280 ngày 15 tháng 6 năm 1998 cho sản phẩm sữa đặc có đường, sữa bột nhóm 29. Cuối năm 1998, công ty FOREMOST phát hiện trên thị trường sản phẩm sữa đậu nành do xưởng sản xuất Trung Thực (nay đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Sinh) sản xuất, lưu thông cũng mang nhãn hiệu "Trường Sinh". Công ty FOREMOST đã yêu cầu công ty Trường Sinh chấm dứt ngay hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu"Trường Sinh" và bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra. Công ty Trường Sinh (trước đây là xưởng sản xuất Trung Thực) cho rằng mình không vi phạm vì sản phẩm sữa đậu nành cao cấp Trường Sinh đă được lưu thông trên thị trường từ cuối năm 1998. Ngày 04 tháng 11 năm 1998, công ty Trường Sinh nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ đăng ký bảo hộ cho sản phẩm "sữa đậu nành" nhưng cho đến thời điểm tranh chấp thì chưa có kết quả. Công ty Trường Sinh lý giải việc sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành của mình là vì: sản phẩm của công ty FOREMOST là sản phẩm sữa đặc có đường thuộc nhóm 29. Sản phẩm của công ty Trường Sinh là sản phẩm sữa đậu nành thuộc nhóm 32. Do đó, việc sử dụng nhãn hiệu của công ty Trường Sinh chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng, không gây thiệt hại cho công ty FOREMOST.

Bản án sơ thẩm số 08 ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và bản án phúc thẩm số 115 ngày 18 tháng 9 năm 2000 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã xử buộc công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp Trường Sinh chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu "Trường Sinh" cho sản phẩm sữa đậu nành của công ty Trường Sinh; bác yêu

cầu đòi bồi thường thiệt hại của công ty sữa trách nhiệm hữu hạn Việt Nam FOREMOST.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)