BẢO TỒN, LƯU GIỮ VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ sự ổn ĐỊNH của VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS SAU THỜI GIAN bảo tồn (Trang 58)

Sau khi tiến hành kiểm tra tính ổn định của vi khuẩn Bacillus subtilis,

chúng tôi tiếp tục bảo tồn, lưu giữ giống vi khuẩn Bacillus subtilis với 30 ống

giống ở môi trường TSB + Glyceril bảo quản ở nhiệt độ -20oC và 30 ống đông

khô (sữa tách bơ) bảo quản ở nhiệt độ 4-6oC.

* Tỷ lệ sống của vi khuẩn Bacillus subtilis sau khi đông khô

Vi khuẩn Bacillus subtilis sau khi nhân lên ở môi trường BHI ở 37oC/24h,

sau đó được mang đi đông khô tại phòng thí nghiệm Trọng điểm công nghệ sinh học Thú y- Khoa Thú y- Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi đã lấy ra 5 ống tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống của vi khuẩn sau khi đông khô và thu được kết quả ở bảng 4.5 :

Bảng 4.5. Tỷ lệ sống của vi khuẩn Bacillus subtilis sau khi đông khô Số lượng VK trước khi

đông khô (CFU/ml)

Sau khi đông khô

Ống giống Số lượng VK (CFU/ml) 9,1x107 1 7,1x107 78 2 6,9x107 70 3 7,2x107 80 4 6,8x107 75 5 7,3x107 81 Trung bình 7,06x107 77,6

Từ kết quả trên cho thấy tỷ lệ sống của vi khuẩn sau khi đông khô là khá

cao với số lượng vi khuẩn trung bình là 7,06x107 (CFU/ml), đạt tỷ lệ trung bình

77,6% . Như vậy, quá trình đông khô trên tương đối phù hợp, có nhiều ưu điểm và đáp ứng được yêu cầu của bảo tồn và lưu giữ giống, sản xuất chế phẩm.

Hình 4.10. Các ống đông khô vi khuẩn Bacillus subtilis

PHẦN V

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

1. Sau thời gian bảo tồn 12 tháng số lượng vi khuẩn Bacillus subtilis vẫn

giữ được tính ổn định về số lượng và không bị ô nhiễm nấm trong quá trình bảo tồn.

2. Các giống vi khuẩn Bacillus subtilis lưu giữ tại phòng thí nghiệm Bộ

môn Thú y cộng đồng mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của vi khuẩn

Bacillus subtilis như tài liệu kinh điển đã mô tả.

3. Sau khi kiểm tra sự ổn định của vi khuẩn Bacillus subtilis chúng tôi tiến

hành cấy chuyển 30 ống trong môi trường TSB+Glyceril và đông khô 30 ống. 4. Tỷ lệ sống của vi khuẩn sau khi đông khô là khá cao, đáp ứng được yêu cầu về bảo quản và lưu giữ giống.

5.2. ĐỀ NGHỊ

1. Tiếp tục bảo quản, lưu giữ giống của các chủng Bacillus subtilis trong

các điều kiện môi trường thích hợp để đảm bảo chủng vi khuẩn giữ được các đặc tính ổn định sau bảo quản.

2. Nghiên cứu các đặc tính sinh học phân tử của Bacillus subtilis.

3. Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen của các vi sinh vật khác để phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Tô Minh Châu, 2000. Giáo trình thực tập vi sinh vật học

2. Tô Minh Châu, Nguyễn Ngọc Hải, 2001. Giáo trình thực tập vi sinh

3. Nguyễn Lân Dũng, Hoàng Đức Nhuận, cs, 1976. Một số phương pháp nghiên

cứu vi sinh vật học tập I,II,III , nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật

4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty, 1998, Vi sinh vật

học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

5. Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Viết Không, Phạm Sơn Hổ, Phạm Thị Nga,

Lê Văn Hùng, Vũ Khắc Hùng, Hồ Văn Hiệp, Đỗ Văn Tấn, (2013), “Bảo

tồn và lưu giữ nguồn gen vi sinh vật thú y”. Báo cáo nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trang 23.

6. Vũ Khắc Hùng, Hồ Văn Hiệp, Lê Lập, Đào Hoài Thu, Nguyễn Thị Thu Hằng,

(2013). “Bảo tồn, lưu giữ giống vi khuẩn Listeria monocytogenes type

1/2a”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật thú y, Hội Thú Y Việt Nam, tập XX –

số 6, trang 53-60.

7. Lý Kim Hữu, 2005. Khảo sát đặc điểm của vi khuẩn Bacillus subtilis và tìm

hiểu điều kiện nuôi cấy thích hợp sản xuất thử nghiệm chế phẩm

Probiotic. LVTN, khoa CNTY, trường ĐH Nông lâm TP. HCM

8. Nguyễn Duy Khánh, 2006. Khảo sát điều kiện nuôi cấy và sinh bào tử vi

khuẩn Bacillus subtilis. LVTN, khoa CNSH, trường ĐH Nông lâm TP.

HCM

9. Tạ Hoàng Long, Nguyễn Trung Tiến (2013), “Bảo tồn và lưu giữ nguồn gen

vi sinh vật thú y”. Báo cáo nhiệm vụ bảo tồn quỹ gen, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trang 35

10. Lê Đỗ Mai Phương, 2004. Phân lập và giám định vi khuẩn Bacillus subtilis

trong tự nhiên, bước đầu khảo sát khả năng sinh enzyme amylase và

11. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), giáo trình Vi sinh vật thú y, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội

12. Vũ Thị Thứ, 1996. “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả năng ứng dụng

của một số chủng vi khuẩn thuộc chi Bacillus subtilis”. Luận án phó tiến sĩ khoa học, sinh học, Viện sinh học nhiệt đới.

13. Hồ Thị Trường Thy, Nguyễn Trang Thùy, Võ Minh Sơn, 2011, “Khảo sát

một số đặc tính chủng Bacillus subtilis B20.1 làm cơ sở cho việc sản xuất probiotic phòng bệnh gan thận mũ do Edwardseilla octaluti trên cá”

14. Nguyễn Ngọc Thanh Xuân, 2006. “Phân lập vi khuẩn Bacillus subtilis từ

đất và khảo sát khả năng sử dụng các chủng phân lập được trong xử lý

nhiễm Aflatoxintreen nguyên liệu bắp”. LVTN, khoa CNTY, trường Đại

học Nông lâm TP.HCM.

Tài liệu tiếng Anh

15. Bergey’s Manual of Systematic Bacteriology, 2nd ed., Springer- Verlag, New

York (2001). Pp. 465-466

16. Edberg, S.C. (1991). US EPA human health assessment: Bacillus subtilis.

Unpublished, U.S. Environmental Protection Agency, Washington, D.C 17. Gupta, D.K. and M. Vyas. 1989. Efficacy of Bacillus subtilis against

mosquito larvae (Anophelis culicfacies). Zeitschrift fuer Angewandte Zoologie 76(1):85-91.

18. Green D.H., Wakeley P.R., Pace A., Barnes A, Baccigalupi L., Ricca E., and

Cutting S.M (1999), “Characterization of two Bacillus subtilis probiotic”,

Appl. Environ Microbiol, pp.4288-4291

19. Holt, J.G., Krieg, N, R., Sneath, P. H. A., Staley, J.T & Wiliam, S. T.(1994). “Bergey’s manual of Determinative Bacteriology”, 9th edn. Baltimore: Wiliams & Wilkins.

21. Klier, A., C. Bourgouin, and G. Rapoport. 1983. “Mating between Bacillus subtilis and Bacillus thuringiensis and transfer of cloned crystal genes”. Mol. Gen. Genet. 191:257-262.

22. Li, G, H., K.Q. Zhang, et al. (2006). “The fermentation of 50 kinds of TCMs

by Bacillus subtilis and the assay of antibacterial activities of fermented

products.” Zhong Yao Cai 29; 154-157

23. O'Donnell, A.G., J.R. Norris, R.C.W. Berkeley, D. Claus, T. Kanero, N.A.

Logan, and R. Nozaki. (1980). Characterization of Bacillus

subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, and Bacillus

amyloliquefaciens by pyrolysis gas-liquid chromatography,

deoxyribonucleic acid-deoxyribonucleic acid hybridization, biochemical

tests, and API systems. Internat. J. Syst. Bacteriol. 30:448-459.

http://www.epa.gov/biotech_rule/pubs/fra/fra009.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Bacillus_subtilis

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ sự ổn ĐỊNH của VI KHUẨN BACILLUS SUBTILIS SAU THỜI GIAN bảo tồn (Trang 58)