Triệu USD
Năm Hình2.7.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK giày dép
(Nguồn: GS,TS Võ Thanh Thu, 29/06/2010, Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, Nhà Xuất Bản Lao Động - Xã Hội và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 12/01/2012)
Từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực, các năm 2002 - 2005 các công ty xuất khẩu giày dép VN đã nổ lực sản xuất đẩy kim ngạch xuất khẩu giày dép vào thị trường Mỹ tăng như sau: 70,5% ,45,3%, 45,3% và 51,8%. Các năm 2006, 2008 và 2009 lần lượt có tốc độ tăng kim ngạch: 33,1%, 25,7% và 25%. Các năm 2010 và 2011 có tốc độ tăng kim ngạch: 15,2% và 17,4%. Các năm có tốc độ tăng thấp gồm: 2001 do Hiệp định Thương mại mới có hiệu lực, giày dép VN bước đầu làm quen với người tiêu dùng Mỹ và 2007 nước Mỹ xẩy ra khủng hoảng tài chính sức mua có giảm lần lượt: 6,1% và 9,4%.
2.2.5.Dầu Thô :
Mặc dù trong năm 1996, VN mới xuất khẩu dầu thô sang thị trường Mỹ nhưng ngay trong năm đầu tiên này đã đạt kim ngạch là 80,6 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu dầu thô trong những năm tiếp theo lại không ổn định. Trong năm 1997 dầu thô chỉ chiếm 8,9% trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Mỹ, tương đương con số 36,6 triệu USD giảm 54,4% so với năm 1996. Xuất khẩu dầu thô đạt
đỉnh cao vào năm tiếp theo ở mức 107,4 triệu USD, đứng thứ 3 về kim ngạch trong các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ. Trong năm 1999 tỷ trong dầu thô trong tổng kim ngạch hàng xuất khẩu lại giảm 4,5% còn 16,1%, tương đương 83,8triệu USD. Năm2000 xuất khẩu dầu thô tăng 8,2 % so với năm 1999, chiếm 10,9% trong tổng kim ngạch mà VN xuất khẩu sang Mỹ, tương đương 90,7 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô
181 278 349 349 605 1,060 1,215 1,225 1,235 1,260 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Triệu USD
Hình2.8.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK dầu thô
(Nguồn: Nguồn:GS,TS Võ Thanh Thu, 29/06/2010, Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, Nhà Xuất Bản Lao Động - Xã Hội và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 12/01/2012)
Sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực năm 2001 và năm 2006 đạt được tốc độ tăng trưởng 63,18% và 35,9%. Các năm có tốc độ tăng trưởng trên 20% gồm 2002, 2004 và 2005 lần lượt đạt 22,3%, 21,8%, 26,6%. Năm 2003 và 2007 có tốc độ tăng trưởng như sau: 18,2% và 17,3%. Riêng các năm từ 2008 đến 2011 có tốc độ tăng trưởng thấp lần lượt là: 0,9%, 0,63%, 2,1% và 2,38% do giá dầu thế giới liên tục biến động và lượng dự trử của Mỹ còn nhiều.
2.2.6.Thủy Hải Sản:
Mỹ là nước nhập khẩu thủy hải sản lớn thứ hai trên thế giới sau Nhật Bản, các loại hải sản nhập khẩu nhiều là: Tôm, Tôm Hùm, Sò, Cua, trong đó Tôm có
giá trị lớn nhất ( trên 2 tỷ USD/năm ). Năm 1992 Mỹ nhập 4,8 tỷ USD hải sản các loại. Năm 1998 con số này đã tăng lên 6,7 tỷ USD tăng 40% so với năm 1992. Năm 1999 nhập khẩu hải sản vào Mỹ tăng lên mức kỷ lục 9,3 tỷ USD.
VN bắt đầu xuất khẩu thủy sản vào Mỹ năm1994, nhưng với kim ngạch rất nhỏ bé là 6 triệu USD. Tuy nhiên, đây là mặt hàng có tốc độ xuất khẩu tăng nhanh nhất trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN sang Mỹ bởi vì VN chưa được hưởng quy chế PNTR của Mỹ nhưng mức chênh lệch giữa mức thuế phi PNTR và mức PNTR không lớn lắm.
Kim ngạch xuất thủy hải sản
616 732 732 568 630 653 752 1150 1360 1456 1510 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Triệu USD
Hình2.9.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK thủy hải sản
(Nguồn: GS.TS Võ Thanh Thu, 29/06/2010 , Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, Nhà Xuất Bản Lao Động-Xã Hội và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 12/01/2012)
Từ năm 2002 khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực, thủy hải sản do các công ty VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ có tốc độ tăng trưởng từ 29% đến 62% vào các năm 2002 đến 2006 riêng năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 52,9%. Các năm còn lại như 2007 đạt 15,2% do nước Mỹ xẩy ra khủng hoảng tài chính, năm 2009 đạt 18,2%,năm 2010 và 2011 chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 7,1% và 3,8%. Lẽ ra các công ty VN có thể xuất khẩu nhiều hơn nửa vào thị trường Mỹ nhưng Hiệp hội nghề cá, hải sản Mỹ kiện các công ty xuất khẩu VN bán phá giá vào năm
2005 và 2006, gần đây nhất năm 2012 Hiệp hội nghề cá, hải sản Mỹ kiện là thủy hải sản Việt Nam được trợ cấp.
2.2.7.Cà Phê:
Mặc dù châu Mỹ là nơi trồng cà phê nhiều nhất trên thế giới trong đó Brazil và Colombia chiếm vị trí hàng đầu, tiếp theo các là nước Nam Mỹ khác nhưng Mỹ cũng là nước nhập khẩu cà phê nhiều nhất trên thế giới ( chiếm 25-30% số lượng cà phê nhập khẩu trên thế giới ) cho nên ngoài nguồn từ Châu Mỹ, Mỹ còn nhập khẩu từ một số châu lục khác và nhiều nhất từ Châu Á, hàng năm kim ngạch nhập kh
USD.
Cà phê luôn là một trong sáu mặt hàng chủ lực do các công ty VN xuất khẩu sang thị trường Mỹ, có giá trị xuất khẩu khá cao. Sở dĩ là cà phê nằm trong nhóm hàng mang mã số: 09-0111 (cà phê, chè, gia vị) là nhóm được Mỹ khuyến khích nhập khẩu nên mức thuế nhập khẩu vào là 0% kể cả đối với hàng của VN ( chưa được hưởng MFN ). Năm 1994 VN bắt đầu xuất khẩu cà phê sang Mỹ và đạt ngay 30 triệu USD. Trong 2 năm sau khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận 1994 và 1995 cà phê luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của VN sang Mỹ. Năm 1994 chiếm 59,4% năm 1995 chiếm 72,6%.Năm 1996, tỷ trọng này không còn cao như 2 năm trước, chỉ còn 34,4% mà nguyên nhân một mặt là do giá cà phê trên thế giới trong năm 1996 giảm mạnh so với năm 1995, mặt khác là do trong năm 1996, tỷ trọng nhóm nhiên liệu khoáng và dầu thô của VN xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cà phê của VN sang Mỹ còn phụ thuộc nhiều vào giá cà phê. Năm 1999 giá cà phê giảm nhiều so với năm 1998, cùng với chè và một số gia vị, nhóm hàng này năm 1998 đạt 147,9triệuUSD, nhưng năm 1999 chỉ
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu cà phê của VN sang Mỹ còn phụ thuộc nhiều vào giá cà phê. Năm 1999 giá cà phê giảm nhiều so với năm 1998, cùng với chè và một số gia vị, nhóm hàng này năm 1998 đạt 147,9triệu USD, nhưng năm 1999 chỉ còn 117,7 triệu USD. Đến niên vụ 1999-2000 kim ngạch nhập khẩu cà phê VN của Mỹ là
khoảng 132,9 triệu USD, vươn lên vị trí hàng đầu trên 50 nước nhập khẩu cà phê từ VN.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê
53 76 114 157 204 364 650 730 920 1,100 0 200 400 600 800 1000 1200 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011Năm Triệu USD
Hình2.10.Biểu đồ tăng trưởng kim ngạch XK cà phê
(Nguồn: GS.TS Võ Thanh Thu, 29/06/2010 , Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế, Nhà Xuất Bản Lao Động-Xã Hội và Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 12/01/2012)
Từ năm 2001 đến năm 2006 kim ngạch do các công ty VN xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ tăng rất chậm, thậm chí năm 2001 có giảm 62,13% so với năm 2000. Các năm 2002 đến 2006 kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng không quá 10%, năm 2007 và 2009 tăng trưởng được trên 10%. Năm 2008 có thể do Bazil mất mùa cà phê các công ty VN xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ đã tăng trưởng 78,5% so với năm 2007. Tuy nhiên cà phê Việt Nam dần được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng nên đạt tốc độ tăng trưởng 26,1% và 19,5%.
2.3 ích -
:
Tổng kết sau hơn 12 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực (2001 - 2012), chúng ta dễ dàng nhận thấy Hiệp định có ảnh hưởng tích cực đến
các công ty Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sản xuất từ VN vào thị trường Mỹ trên một số mặt sau:
2.3.1.HĐTM Việt-Mỹ tạo điều kiện cho các công ty XK VN phát triển sản lượng:
Ngày 09/12/2006 và 20/12/2006 được Quốc hội và Tổng thống Mỹ ký luật thiết lập Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn ( PNTR ) dành cho Việt Nam. Việc bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại hai nước dẫn đến sự tăng nhanh về sản lượng xuất khẩu hàng hóa VN sang thị trường Mỹ trước khi có PNTR ( giai đoạn 2001-2006 ) và sau khi có PNTR ( giai đoạn 2006-2011 ).
2.3.1.1.Công ty VN tăng sản lượng xuất khẩu vào thị trường Mỹ Giai đoạn 2001-2006
Theo kết quả khảo sát 29 công ty chuyên xuất khẩu ngành dệt may, 18 công ty chuyên xuất khẩu ngành đồ gỗ, 19 công ty chuyên xuất khẩu ngành giày dép, 15 công ty chuyên xuất khẩu cà phê, 14 công ty chuyên xuất khẩu dầu thô và 17 công ty chuyên xuất khẩu thủy sản. Các công ty 6 ngành hàng chủ lực, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã phản hồi ý kiến về tình hình tăng sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2006 được thể hiện qua hình 2.11.
Hình2.11.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty xuất khẩu VN tăng sản lượng giai
Ngành dệt may: 51% các công ty dệt may công nhận mức độ tăng sản lượng trên 100%., 24% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 13% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 12% quyết định chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Đồ gỗ: 51% các công ty đồ gỗ cho rằng mức độ tăng sản lượng trên 100%., 22% quyết định chọn mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 16% công ty cho rằng mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 6% công nhận mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Ngành giày dép: 58% các công ty giày dép lựa chọn mức độ tăng sản lượng trên 100%., 21% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 11% công ty quyết định mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 10% công nhận mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Cà phê: 46% các công ty Cà phê quyết định chọn mức độ tăng sản lượng trên 100%., 27% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 51-70%., 20% công ty công nhận mức độ tăng sản lượng: 71-100% và 7% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Ngành dầu thô: 43% công ty dầu thô cho rằng trong giai đoạn 2001-2006 mức độ tăng sản lượng trên 100%., 28% công nhận mức độ tăng sản lượng: 71- 100%.,22% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 7% công ty quyết định chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Thủy sản: 45% công ty thủy sản công nhận mức độ tăng sản lượng: 71-100% ., 35% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 51-70%.,12% lựa chọn mức độ tăng sản lượng trên 100% và 12% công ty quyết định mức độ tăng sản lượng trên 20-50%.
Giai đoạn 2006-2011
Các công ty 6 ngành hàng chủ lực, xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã phản hồi ý kiến về tình hình tăng sản lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2011 được thể hiện qua hình2.12:
Hình2.12.Biểu đồ thể hiện khảo sát các công ty xuất khẩu Việt Nam tăng sản
lượng trong giai đoạn 2006 - 2011: (Nguồn: Kết quả khảo sát bảng 2, phụ lục 3)
Ngành dệt may: 51% các công ty dệt may cho rằng mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 24% quyết định chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%, 13% công nhận mức độ tăng sản lượng: 51-70%, 51% chọn mức độ tăng sản lượng: 71-100% và 12% công ty lựa chọn mức độ tăng sản lượng trên 100%.
Ngành đồ gỗ: 39% công ty đồ gỗ quyết định chọn mức độ tăng sản lượng trên
100%., 28% cho rằng trong giai đoạn 2006-2011 mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 22% công nhận mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 11% công ty lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%.
Ngành giày dép: 47% công ty sản xuất giày dép công nhận mức độ tăng sản lượng trên 100%., 26% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 24% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 51-70% và 26% công ty quyết định mức độ tăng sản lượng chỉ đạt: 20-50%.
Cà phê: 54% công ty xuất khẩu cà phê lựa chọn mức độ tăng sản lượng trên 100%., 27% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 71-100%., 9% chọn mức độ tăng sản lượng: 51-70% và không có công ty cà phê nào chọn mức độ tăng sản lượng: 20-50%,
Ngành dầu thô: Các công ty xuất khẩu dầu thô có 35% công nhận mức độ tăng sản lượng: 51-70%., 28% cho rằng mức độ tăng sản lượng: 20-50%., 22% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 71-100% và 15% công ty quyết định chọn mức độ tăng sản lượng trên 100%.
Thủy sản: 47% các công ty xuất khẩu Thủy sản cho rằng mức độ tăng sản lượng trên 100%., 23% quyết định chọn mức độ tăng sản lượng: 51-70%., 18% lựa chọn mức độ tăng sản lượng: 71-100% và 12% công ty công nhận mức độ tăng sản lượng trong giai đoạn 2006 - 2011 đạt: 20-50%.
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi đã tạo ra một hành lang pháp lý, bước đi thuận lợi cho các công ty xuất khẩu VN tiến hành tăng tốc, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa được sản xuất tại VN xuất khẩu vào thị trường Mỹ và rõ ràng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ tính từ năm 2001 đạt: 1,065 tỉ USD thì năm 2012 con số này đã lên đến:19,6 tỉ USD.
( Nguồn:Phóng viên Q.N, 10 và 17 tháng 01 năm 2013, Năm 2012 Việt Nam xuất siêu 780 triệu USD và Các thị trường xuất-nhập khẩu lớn nhất của VN, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, trang ).
Điều này càng chứng minh rõ Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ là cơ hội thúc đẩy các công ty xuất khẩu VN gồm cả công ty quốc doanh lẫn công ty tư nhân đều có cơ hội, điều kiện thuận lợi phát triển nhanh, mạnh theo hướng kinh tế thị trường để sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
2.3.1.2.Số lượng các công ty xuất khẩu mới thành lập tăng nhanh:
Sau khi Chính phủ Mỹ tuyên bố bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam, đặc biệt sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ có hiệu lực, số lượng các công ty xuất khẩu mới thành lập tăng nhanh. Con số thống kê từ Sở Kế hoạch đầu tư và Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh từ năm 2001 đến 2009 đã có hơn 4.800 xin thành lập
và đăng ký nhận mã số thuế. Trung bình mổi tháng có 40 công ty mới thành lập, trong đó đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu 30 công ty chiếm tỉ lệ 75-80% (Nguồn tài liệu thống kê Sở Kế Hoạch & Đầu Tư TP.HCM tháng 06/2011). Tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ được thực thi, trong 10 năm từ 2001 đến 2010 đã có 3.600 công ty xuất nhập khẩu đăng ký thành lập và nhận mã số thuế (Nguồn tài liệu thống kê Cục Thuế TP.HCM tháng 06/2011).
Theo kết quả thăm dò, điều tra 300 công ty xuất khẩu VN và FDI do phóng viên Đậu Anh Tuấn thực hiện, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn phát hành ngày 17/03/2001 cho biết có 77% các công ty mới thành lập chuyên hoạt động xuất nhập khẩu sau khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết và có hiệu lực.
2.3.1.3.Kim ngạch XK hàng hóa VN vào thị trường Mỹ tăng nhanh: Thị trường Mỹ là một
. Đây là một thị trường cung cấp các sản phẩm máy móc, công nghệ phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở VN. Do đó việc ký kết và thông qua Hiệp định thương mại giữa hai nước là điều kiện cần thiết cho cả VN và Mỹ thúc đẩy mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại song phương. Với sự nổ lực cúa