Xúc tiến thương mại:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Mỹ đến các công ty của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 98 - 102)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

3.2.10. Xúc tiến thương mại:

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ, vai trò hỗ trợ của chính phủ không thể thiếu, đặc biệt là công tác xúc tiến thương mại.Việc này cần phải làm vì lợi ích chung của các công ty xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận cụ thể, gồm các giải pháp sau:

Đưa vào các Website những thông tin có giá trị thương mại để quảng cáo cho các công ty và hàng hoá VN xuất khẩu sang Mỹ.

Tổ chức hội chợ triển lãm theo nhu cầu của các công ty xuất khẩu hàng hoá VN và Mỹ muốn thâm nhập thị trường của nhau và chuẩn bị các phương án làm ăn lâu dài đặc biệt sau khi VN được hưởng Quy chế PNTR.

Tổ chức mạng lưới du lịch VN - Mỹ để phục vụ nhu cầu của giới kinh doanh và của du khách,trong đó có tổ chức các chuyến đi khảo sát thị trường cho các công ty xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ.

Thành lập quỹ xúc tiến thương mại do cả nhà nước và công ty xuất khẩu hàng hoá cùng đóng góp. Quỹ này lập tài khoản riêng không nằm trong ngân sách Bộ tài chính, chuyên phục vụ xúc tiến thương mại.

Lập một số trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như NewYork, Los Angeles, San Francisco, Chicago... Để tạo cầu nối và giảm chi phí giao dịch cho các công ty VN. Các trung tâm này có thể do Nhà nước bảo trợ, kết hợp với các công ty

Mỹ và Việt Kiều, kết hợp giữa một số công ty xuất khẩu lớn trong nước mở các phòng trưng bày, giao dịch giới thiệu và ký hợp đồng tại Hoa Kỳ.

Về vai trò của đại diện thương mại ở nước ngoài, họ là đầu mối quan trọng tạo điều kiện cho các công ty xuất khẩu tiếp cận những thông tin thương mại. Chính phủ cần tăng cường hệ thống đó.Việc bố trí đội ngũ tùy viên thương mại tại các đại sứ quán VN tại các nước là một hình thức đầu tư tốn kém nhưng không thể không có và chúng ta cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho các Ban Đại Diện thương mại của mình tại Mỹ.

3.2.11.Hỗ trợ nguồn vốn xuất khẩu

Mục tiêu chính của quỹ HTXK là trợ giúp các công ty xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ có tiềm năng xuất khẩu nhưng không có điều kiện vay vốn của ngân hàng do không có tài sản thế chấp. Quỹ HTXK sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng cho các công ty xuất khẩu để các công ty xuất khẩu này đầu tư công nghệ hiện đại, đảm bảo vốn lưu động.

Khi đề cập đến quỹ hỗ trợ xuất khẩu, chúng ta nên bàn vai trò của hiệp hội ngành nghề trong vai trò bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng cho hội viên là các công ty xuất khẩu để các công ty này có đủ nguồn vốn đầu tư công nghệ hiện đại và đảm bảo vốn lưu động cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa vào thị trường Mỹ.

Hiệp hội sản xuất, xuất khẩu VN đang đề xuất Chính phủ giải pháp hỗ trợ nguồn vốn cho các công ty xuất khẩu hầu có đầy đủ vốn để thu mua, chế biến phục vụ xuất khẩu nói chung, đặc biệt các công ty hiện đang xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ một trong thị trường quan trọng của Việt Nam.

3.2.12.Đừng thêm rào cản.

Trước tình hình có một số công ty xuất khẩu đua nhau hạ giá khi bán vào thị

Hiệp hội xuất khẩu thủy sản VN quản lý việc đăng ký hợp đồngcông ty xuất khẩu và giá xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

Nhưng Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng: " khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên đáng kể trong các năm qua, là thành quả của các hiệp hội và các công ty hoạt động xuất khẩu . Tuy nhiên, việc có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu cùng một loại sản phẩm là tình trạng cần được khắc phục. Thiếu sự điều hành, phối hợp, do lợi ích cục bộ, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá, bất chấp chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp ".

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hoàng phát biểu: "việc đăng ký hợp đồng dễ quay lại cơ chế hành chính quan liêu, gây thêm khó khăn cho các công ty xuất khẩu. Mục đích cuối cùng là xây dựng những các công ty có uy tín với sản phẩm hàng hóa đảm bảo về chất lượng".

3.3.Giải pháp quản lý công ty xuất khẩu vào thị trường Mỹ:

Các công ty xuất khẩu Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ thì cần phải hiểu, biết rõ về thị trường và cách thức làm ăn của một thị trường rộng, lớn. Những đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ khi công ty xuất khẩu hợp tác làm ăn với Mỹ cần phải nắm vững:

Mỹ là một thị trường khổng lồ với sức mua lớn, nhu cầu đa dạng. Đây là một thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng đối với tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hàng hoá tiêu thụ tại thị trường Mỹ rất đa dạng về chủng loại, phù hợp với các tầng lớp người tiêu dùng theo kiểu: tiền nào, của ấy. Với những hệ thống cửa hàng phục vụ người giàu, trung lưu và người nghèo.

Mỹ có nhiều quy định pháp luật chặt chẽ, chi tiết trong buôn bán và các quy định về chất lượng, kỹ thuật... Vì thế khi các công ty xuất khẩu chưa nắm rõ hệ thống các quy định, luật lệ ở Mỹ thường cảm thấy khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Luật pháp Mỹ quy định các nhãn hiệu hàng hoá phải được đăng ký tại Cục hải quan Mỹ. Hàng hoá mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ hay công ty nước ngoài đã đăng ký bản

quyền bị cấm nhập khẩu vào Mỹ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải nộp cho Cục hải quan Mỹ và được lưu giữ theo quy định. Hàng nhập khẩu vào Mỹ có nhãn hiệu giả sẽ bị tịch thu sung công. Theo "Copyright Revision Act" của Mỹ, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ theo các bản sao chép các thương hiệu đã đăng ký mà không được phép của công ty xuất khẩu có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, sẽ bị bắt giữ và tịch thu. Bản sao các thương hiệu đó sẽ bị hủy. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được Cục hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi phải đăng ký khiếu nại bản quyền tại văn phòng bản quyền.

Đi đôi với những luật, lệ về nhập khẩu hàng hóa, ở Mỹ còn áp dụng hạn ngạch để kiểm soát về khối lượng hàng nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Phần lớn hạn ngạch nhập khẩu do Cục hải quan quản lý và chia làm hai loại: hạn ngạch thuế quan và hạn ngạch tuyệt đối. Hạn ngạch thuế quan quy định số lượng đối với loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ được hưởng mức thuế giảm trong một thời gian nhất định, nếu quá sẽ bị đánh thuế cao. Hạn ngạch tuyệt đối là hạn ngạch về số lượng cho một chủng loại hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào Mỹ trong một thời gian nhất định, nếu vượt sẽ không được phép nhập khẩu. Có hạn ngạch tuyệt đối mang tính toàn cầu, lại có hạn ngạch tuyệt đối chỉ áp dụng đối với từng nước riêng biệt.

Tại thị trường Mỹ, yếu tố giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn cả chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng Mỹ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết. Hàng hoá bán tại Mỹ thường phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng. Số lượng và chất lượng của dịch vụ này là điểm mấu chốt cho uy tín. Các công ty kinh doanh tại thị trường Mỹ phải chấp nhận cạnh tranh rất gay gắt. Cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn, người tiêu dùng Mỹ thường nôn nóng nhưng lại mau chán, vì thế công ty xuất khẩu phải sáng tạo và thay đổi nhanh sản phẩm của mình, thậm chí phải tiên đoán trước.

Có hai cách tiếp cận thị trường Mỹ: bán hàng trực tiếp cho người mua hoặc bán hàng thông qua đại lý. Lựa chọn cách nào là tuỳ thuộc ở mỗi công ty xuất khẩu VN. Các công ty nhập khẩu Mỹ thường mua hàng với số lượng lớn, có khi họ mua

toàn bộ sản phẩm liên tục vài năm. Họ không chỉ mua hàng đắt tiền mà còn mua nhiều loại hàng phục vụ nhiều đối tượng tiêu dùng khác.

Công ty xuất khẩu VN khi muốn vào thị trường Mỹ trước hết phải có quyết tâm thực hiện mục tiêu xuất khẩu của mình. Tiếp đến là phải có nguồn nhân lực cần thiết đáp ứng đòi hỏi kinh doanh như: Thông thạo Anh ngữ, hiểu nghiệp vụ buôn bán quốc tế, có năng lực tài chính, có khả năng lớn về sản xuất hàng hoá và phương pháp Maketing xuất khẩu… Đồng thời, công ty xuất khẩu nên nghiên cứu thị trường Mỹ thông qua các phương tiện, sách báo, khảo sát thực tiễn, tham dự hội thảo, hội chợ, triển lãm… Thông tin về thương mại ở Mỹ rất tự do. Nên tiếp cận Internet sẽ dễ dàng tìm kiếm thông tin. Có hai địa chỉ đáng tin cậy ở Mỹ cho các công ty xuất khẩuViệt Nam liên lạc: US - Viet Nam Business Committee (Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam) và Viet Nam Trade Council (Hội đồng Thương mại Việt Nam).

Trên là những đặc điểm rất cơ bản của thị trường Mỹ mà các công ty xuất khẩu Việt Nam cần phải biết rõ để đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ nói chung nhằm duy trì quan hệ lâu dài giữa các công ty xuất khẩu Việt Nam với các thương nhân Mỹ nói riêng.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Mỹ đến các công ty của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)