Giải pháp tài chính:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Mỹ đến các công ty của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 102)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY VN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ

3.3.1Giải pháp tài chính:

Thực tiễn cho thấy công ty nhập khẩu Mỹ thường không đặt hàng đơn lẻ, một đơn đặt hàng có thể lên tới hàng trăm triệu sản phẩm, thời gian cung cấp đáp ứng yêu cầu. Do vậy để đáp ứng thị trường Mỹ, công ty xuất khẩu phải có năng lực sản xuất lớn, nhưng trên thực tế hiện nay quy mô sản xuất của các công ty xuất khẩu VN còn quá nhỏ, sản xuất còn phân tán theo vùng, sản xuất thủ công là chính nên giá thành cao, chất lượng chưa đồng đều và sức cạnh tranh kém.

Để có năng lực sản xuất lớn, đòi hỏi có nguồn vốn, điều này có thể thực hiện được thông qua việc thành lập các tập đoàn công ty lớn, liên kết các công ty tập trung đầu tư cho khâu thu mua, chế biến từ đó nâng cao chất lượng sáu mặt hàng chủ lực như: dệt may, thủy sản, đồ gỗ, cà phê, giày dép, dầu thô. Nguồn vốn đầu tư trước tiên từ nguồn tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại, nên tìm quỹ hỗ trợ

dài hạn thì tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư liên doanh với nước ngoài. Trong đó hướng tới các nhà đầu tư Hoa Kỳ, nhất là sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng mặt hàng thành phẩm trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu. Ngoài ra tăng dần giá trị gia tăng, hàm lượng chất xám trong cơ cấu hàng hóa thành phẩm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

3.3.2.Giải pháp thị trường.

Theo chỉ đạo của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ,cũng như Hiệp hội sản xuất và các công ty sản xuất sáu mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam sẽ tập trung vào khâu sau đây:

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu: xây dựng các chợ đầu mối thu mua , trung tâm giao dịch. Ngoài ra nên xây dựng các kho tàng, hoàn thiện biến bãi để vận chuyển, dự trữ và bảo quản hàng hóa xuất khẩu. Đây chính là khâu quan trọng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Với khoản đầu tư có thể lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, mà nhiệm vụ trước mắt là xây dựng các trung tâm giao dịch tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẳng.

Đầu tư vào nguồn nhân lực làm công tác xuất khẩu, đặc biệt cán bộ kinh doanh hàng xuất khẩu qua mạng cũng là một khâu đầu tư quan trọng tiếp theo. Đầu tư nguồn nhân lực làm công tác kinh doanh xuất khẩu tránh gặp phải rủi ro trong quá trình giao dịch,kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực.

Đầu tư quảng bá thương hiệu, trước hết là đầu tư xây dựng thương hiệu chung cho hàng hóa Việt Nam, sau đó hỗ trợ cho từng công ty xuất khẩu VN xây dựng và quảng bá thương hiệu riêng cho từng sản phẩm.

Bên cạnh đó cũng quan tâm tới đầu tư vào khâu xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường.

Như đã đề cập ở phần trên, việc hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu VN còn mang tính tràn lan, dàn trải và không tập trung. Do đó không mang lại hiệu quả cao trong

việc khuyến khích xuất khẩu sản phẩm Việt Nam sang Mỹ. Trong thời gian tới nên tập trung vào trọng điểm hơn, đầu tư hỗ trợ cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, dầu thô, cà phê…giảm dần hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu những mặt hàng chưa qua chế biến. Ngoài ra Nhà nước cần hỗ trợ cho các công ty xuất khẩu mặt hàng công nghiệp có hàm lượng khoa học - công nghệ, giá trị gia tăng cao như: Cơ khí, điện tử, điện thoại di động, công nghệ thông tin, hóa dược, cao su, tinh lương thực, thực phẩm. Lựa chọn một số công đoạn các sản phẩm có giá trị gia tăng cao trong các ngành khác đủ năng lực tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ sản xuất, xuất khẩu, thông qua hỗ trợ về thông tin, xúc tiến và thưởng cho các hỗ trợ khác…Bên cạnh đó Chính phủ cũng nên thưởng, hỗ trợ thích đáng cho các công ty có thành tích xuất khẩu. Cho vay vốn ưu đãi để đầu tư máy móc trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa được chế biến, sản xuất tại VN. Thưởng, khích lệ về vật chất (tiền), danh hiệu cho các công ty đã chủ động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật quản trị chất lượng quốc tế trong sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu. Có như thế mới khuyến khích các công ty nỗ lực để tự nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, qua đó nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tạo uy tín, hình ảnh sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và thế giới, trong con mắt khách hàng.

3.3.3.Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu:

Một trong những điểm yếu của hàng hoá VN hiện nay là hàm lượng chế biến thấp, chẳng hạn như hàng nông sản dưới dạng thô chiếm 70-80% hàng xuất khẩu, trong khi đó tỉ lệ này ở các nước ASEAN là 50%. Chính vì vậy, đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ chế biến là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó chẳng những làm giá trị gia tăng, thuận tiện vận chuyển đường xa đáp ứng nhu cầu khách hàng mà còn góp phần tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu vào Mỹ vốn đa phần được sản xuất, chế biến tốt.

Mỹ là một thị trường rộng lớn nhưng có vị thế đại lý xa VN, do vậy muốn đưa hàng VN vào Mỹ, đặc biệt là hàng nông, lâm, thuỷ sản thì cần đầu tư vào công tác bảo

quản và vận chuyển như: Các loại tàu và kho lạnh, container chuyên dùng...Các giải pháp để giảm cước phí vận chuyễn để sơ chế, xây dựng cảng trung chuyễn...

Bên cạnh hàng hóa xuất khẩu VN cần những giải pháp như: Đa dạng mẫu mã, cải tiến bao bì cũng không kém phần quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá VN khi xuất khẩu vào Mỹ.

Chiến lược kinh doanh đúng đắn: chiến lược kinh doanh là một kế hoạch tổng hợp toàn diện, được thống nhất của đa số công ty xuất khẩu. Nó định hướng phát triển của công ty xuất khẩu trong tương lai, chỉ ra các mục tiêu đi tới, lựa chọn các phương án hành động, triển khai việc phân bổ nguồn lực sao cho đạt mục tiêu đã đề ra. Chiến lược kinh doanh giúp công ty xuất khẩu định hướng cho tương lai, nhận biết được cơ hội hay nguy cơ sẽ xảy ra trong kinh doanh đồng thời giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định để đối phó với từng trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả. Chiến lược kinh doanh là cần thiết và không thể thiếu đối với mỗi công ty xuất khẩu, xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào khách hàng, bản thân công ty và các đối thủ cạnh tranh. Chiến lược phải được xây dựng theo cách mà từ đó công ty có thể phân biệt mình với đối thủ cạnh tranh, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một chiến lược kinh doanh thành công đảm bảo mức độ tương xứng với đối thủ cạnh tranh. Vì vậy một chiến lược kinh doanh đúng đắn và hợp lý sẽ là một lợi thế rất lớn để nâng cao hơn khả năng cạnh tranh.

Bên cạnh các chiến lược kinh doanh là chính sách sản phẩm và thị trường …có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của công ty.Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh của công ty.Cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò của chính sách sản phẩm càng trở nên quan trọng. Nó là nhân tố quyết định thành công các chiến lược kinh doanh vì nó là sự đảm bảo thoả mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Vấn đề quan trọng của chính sách sản phẩm là công ty xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, theo dõi chặt chẽ chu kỳ sống của sản phẩm và việc phát triển sản phẩm mới cung cấp cho thị trường Mỹ.

3.3.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

Nguồn nhân lực: trong công ty từ nhà quản trị tới mỗi nhân viên đều phải thể hiện bộ mặt của công ty. Muốn biết một công ty có mạnh hay không có thể đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị, trình độ của nhân viên và khả năng thích ứng với công nghệ mới. Mỗi cá nhân trong công ty đều có nhu cầu và lợi ích khác nhau cũng như có khả năng và năng lực. Vì vậy nhà quản trị cần phải biết kết hợp hài hoà lợi ích của cá nhân với lợi ích công ty cũng như biến sức mạnh của mỗi cá nhân thành sức mạnh chung của tập thể. Có như vậy mới phát huy được hết lợi thế vê nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vốn là nguồn lực vô cùng quan trọng đối với mỗi công ty. Nếu quản lý tồi và thiếu vốn là hai nguyên nhân dẫn đến phá sản.

Vốn là biểu hiện bằng tiền của công ty nhằm để tổ chức thực hiện quá trình chế biến, sản xuất và kinh doanh. Có đủ vốn mới có thể đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản, thuê lao động và thu mua nguyên vật liệu.

Vốn gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay hoặc vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân khác. Một công ty có tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh cao thì khả năng tự chủ về tài chính tốt. Công ty sẽ có lợi thế trong đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực kinh doanh có tỉ xuất lợi nhuận cao. Hoặc khả năng huy động vốn tốt sẽ đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh.

3.3.5.Ứng dụng công nghệ khoa học tiên tiến

Cùng với việc phát triển các hoạt động của công ty, áp dụng kỹ thuật hiện đại và đổi mới hệ thống điều hành là phương pháp gia tăng sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ. Công nghệ tiên tiến giúp cho việc sản xuất đồng bộ, tiết kiệm thời gian, tăng năng suất lao động và giảm thiểu sản phẩm lỗi. Tuy nhiên áp dụng công nghệ hiện đại không có nghĩa là công nghệ nào mới nhất thì sử dụng.Nên lựa chọn công nghệ hiện đại, phù hợp với nguồn vốn của công ty, trình độ của người lao động. Có như vậy mới tiết kiệm được chi phí kinh doanh và phát huy được lợi thế của công nghệ tạo ra lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Các yếu tố đầu vào cũng là một lợi thế so sánh của công ty. Khi cùng kinh doanh một mặt hàng như nhau, nếu mỗi công ty có nguồn cung ứng tốt, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cũng như thời gian thì công ty sẽ có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh của các quốc gia khác tại thị trường Mỹ

Giữ gìn và quảng bá uy tín, hình ảnh của công ty: bất cứ công ty nào muốn có được chỗ đứng trên thị trường đã khó, nhưng việc có được hình ảnh tốt đẹp trên thị trường, quảng bá lại càng khó khăn hơn. Việc duy trì và quảng bá hình ảnh của công ty là một quá trình lâu dài, tốn nhiều công sức. Khi công ty xuất khẩu đã có uy tín trên thị trường Mỹ, tạo cho công ty khả năng cạnh tranh nhất định so với các đối thủ. Do vậy mổi công ty xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ cần phải giữ gìn, quảng bá uy tín vả hình ảnh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Các công ty nên chủ động tiếp thị, phân tích, tiếp cận và khai thác thông tin thị trường. Trực tiếp tiếp xúc với thị trường Mỹ thông qua hội thảo khoa học, hội chợ triển lãm, đẩy mạnh tiếp thị để kịp thời nắm bắt nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ.

Việc tham gia các hội chợ triển lãm, nhất là tại Mỹ có thể gặp khó khăn về chi phí do giá thuê gian hàng đắt nhưng các công ty có thể chủ động nắm bắt thông tin của Thương vụ VN tại Mỹ, hoặc Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại VN, hoặc mạng internet để từ đó có thể có được các thông tin cập nhật và cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.6.Đẩy mạnh marketing trên thị trường Mỹ

Thị trường Mỹ mang đặc trưng của một thị trường khổng lồ đa chủng tộc, các công tyxuất khẩu Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu vào thị trường Mỹ nên nghiên cứu kỷ nhu cầu thị trường hàng. Thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ nói chung rất phong phú do có nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Sự đa dạng, phong phú đó còn thể hiện trong tính cách của người dân Mỹ. Tất cả mọi loại hàng hóa từ bình dân cho đến cao cấp. Một điều cần lưu ý nữa là Mỹ không có xu hướng phụ thuộc vào bất cứ một thị trường nào, đây vốn là đặc trưng của người tiêu dùng Mỹ. Nếu cần họ nhanh chóng thay đổi đối tượng nhập khẩu.

Các công ty xuất khẩu của Việt Nam cần hết sức chú ý khai thác thị trường Mỹ bởi mức độ khó tính của thị trường này không quá căng thẳng như thị trường , EU. Khi thâm nhập vào , các công ty xuất khẩu của Việt Nam đã có những thành công nhất định.

Các công ty xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ: khi hàng hóa VN được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận, nói một cách khác muốn thâm nhập thành công thị trường cần đạt được ba yếu tố sau:

Trước hết mặt hàng đó phải được chấp nhận bởi các siêu thị lớn, nổi tiếng tại Mỹ. Hiện nay, các công ty siêu thị có năng lực chi phối mạnh đời sống tiêu dùng ở Mỹ là Wal MarK, K- Mark, JC Penney Sear, Marry, Target... Bất kỳ tăng trưởng hay sụt giảm trong kinh doanh của các công ty này đều được phản ánh trên các kỳ báo lớn của Mỹ.

Thứ hai, mặt hàng đó phải được nhập khẩu trong một thời gian ổn định, số lượng ổn định hàng năm và liên tục trong nhiều năm.

Thứ ba, công ty sản xuất, xuất khẩu mặt hàng đó phải có mối quan hệ chặt chẽ với công ty Mỹ, chẳng hạn cùng nhau tham gia chia sẻ kế hoạch kinh doanh như thị trường, thị hiếu, giá cả và về sự hiểu biết tường tận các đối thủ cạnh tranh tại thị trường Mỹ.

Các công ty sản xuất, xuất khẩu Việt Nam nên thực hiện một số việc sau để có thể marketing thành công trên thị trường Mỹ:

Tìm hiểu thị hiếu về mẫu mã, đặc tính, quy cách... của sản phẩm trên thị trường Mỹ thông qua các tín hiệu thị trường, thu thập thông tin, tránh những nhận định chủ quan.

Cần phải tìm hiểu cách thức hoạt động kinh doanh của các đổi thủ cạnh tranh, đặc biệt là Trung Quốc, Thái lan, các nước ASEAN... các nước có đặc điểm nhiều mặt gần giống VN để có thể sản xuất những sản phẩm phù hợp. Đặc điểm của đối thủ cạnh tranh chào những đơn hàng có số lượng lớn, giá rẻ. Các công ty sản xuất, xuất

khẩu Việt Nam nên lưu ý phần này bởi vì đôi khi giá xuất khẩu hàng hóa VN còn cao hơn họ.

Đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thị hiếu, nắm được tâm lý tiêu dùng và nhu cầu của người Mỹ, từ đó xác định chủng loại hàng xuất, lợi thế và có thể cạnh tranh được.

Hệ thống bán buôn, bán lẻ ở Mỹ rất phát triển và đa dạng, có rất nhiều loại công ty bán buôn, bán lẻ đang rất cơ động Họ chủ động tìm các nguồn hàng mới cho thị trường. Các công ty xuất khẩu VN chủ động sử dụng công nghệ thông tin , Internet như một lợi thế trong tiếp cận thị trường Mỹ.

Bên cạnh đó các công ty xuất khẩu Việt Nam phải

, kinh doanh tại thị trường Mỹ. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và Quy chế PNTR thực thi là cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Mỹ đến các công ty của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ (Trang 102)